Vệ Lạc dẫm lên chỗ đất cứng nổi lên trên hồ, chân cân nhắc mà đi đến gần vũng nước kia, đầu duỗi ra, vội vã nhìn vào mặt nước.
Trên mặt nước hiện ra một thiếu nữ cao gầy, khoảng chừng mười bốn mười lãm tuổi, trắng nõn thanh lệ. Nàng có một đôi mắt hạnh dài, con ngươi rất đen, dường như không lẫn một tạp chất nào cả. Mũi thẳng, làn môi không phải anh đào nhỏ nhắn truyền thống mà nở nang, tiếc là không có chút huyết sắc. Người trong nước mày liễu mắt thanh, trong ôn nhu hàm xúc còn uyển chuyển cất dấu lạnh lùng thản nhiên, cũng có phần ngây ngô của đứa bé chưa trưởng thành.
Thấp thoáng dưới mái tóc đen nhánh xoã trên vai, da thịt của nàng đặc biệt trắng nõn, đáng tiếc thiếu một ít hồng nhuận, có phần không khoẻ mạnh.
Vệ Lạc nghiêng đầu đánh giá hình ảnh trong nước, càng nhìn càng vừa lòng. Trước kia nàng cũng có diện mạo thanh lệ, nhưng hiện tại khuôn mặt còn chưa trưởng thành hết này lại còn hơn diện mạo trước.
Nhìn nhìn, chợt Vệ Lạc phát hiện, trang sức trên đầu của mình đã không thấy đâu, đoán là trước khi đại hán áo gai mang mình rời đi đã rớt xuống tại chỗ đó.
Vệ Lạc thưởng thức một hồi lâu. lại mở hộp gỗ, lấy ra cuộn thẻ tre. Trên mỗi phiến trúc ước chừng có mười hai chữ, tám phiến trúc ghép lại cũng chỉ được chừng trăm chữ. Vệ Lạc âm thầm nghĩ: thuật dịch dung? Thần bí biết bao, nhưng nội dung cũng quá là ít đi?
Một trãm chữ thì hơn hai mươi chữ đầu là quy tắc chung, còn lại bảy tám chục chữ sau là tường giải(giải thích rõ ràng). Gọi là tường giải, Vệ Lạc xem ra đó cũng chỉ là giới thiệu vắn tắt đã làm gọn không thể gọn nữa mà thôi.
Trong một trăm chữ thì xuất hiện mười danh từ rất kỳ lạ. Nhưng Vệ Lạc cũng chỉ nhìn thoáng qua đã biết được ý nghĩa của chúng. Hoá ra ý thức còn lại của thân thể này đang ảnh hưởng đến mình đây.
Vệ Lạc nhìn mấy lần rồi học thuộc làu mấy nội dung trên cuộn thẻ tre. Nàng cất cuộn thẻ tre vào hộp gỗ, xoay người đi vào sâu trong rừng cây.
Cũng không biết có phải không bị hoảng sợ hay không, Vệ Lạc dù không ăn gì cũng không thấy đói bụng. Lúc này nàng thầm nghĩ, trước hết cứ dịch dung khuôn mặt mình đã, rồi sau sẽ tìm đồ ãn, gặp mặt người.
Theo như những lời trên cuộn thẻ tre, thuật dịch dung này tuyệt đối không thể thiếu một thứ, đó là mật ong. Đang lúc gấp gáp thế này, Vệ Lạc đào đâu ra mật ong? Bây giờ nàng chuẩn bị dùng thuật dịch dung chỉ có tác dụng duy nhất là thay đổi màu làn da.
Nàng thu gom ba thứ lá cây gì đó cần dùng xong xuôi, lại một lần nữa đi vào hồ nước.
Sau khi điều phối mấy thứ kia hoàn hảo, Vệ Lạc ngồi đối diện hồ nước chậm rãi xoa chúng lên mặt. Lại nói tiếp chuyện này cũng rất thú vị, thoạt nhìn thì không thấy được gì, sau khi xoa lên chẳng những màu sắc rất đều, nàng lấy tay lau đi cũng rất khó.
Xuất phát từ cẩn thận, Vệ Lạc cũng xoa lên cả cổ, sau tai, xương quai xanh và hơn phân nửa cánh tay, chỉ chốc lát, trên mặt nước đã xuất hiện một khuôn mặt nhỏ thanh tú, làn da vừa đen vừa thô ráp. Nhờ làn da thô đen này, cả người nàng càng có vẻ gầy hơn. Phối hợp với đôi mắt sáng đen lạnh của nàng, cậu thiếu niên dáng vẻ quê mùa thôn dã trong nước kia lại thêm vài phần thanh khí.
Vệ Lạc cúi đầu nhìn bóng mình, thầm nghĩ: xem ra phải chú ý phơi nắng nhiều hơn. Chẳng trách tục ngữ nói: một cái trắng che ba cái xấu, bộ dạng hiện nay so với vừa rồi thật khác xa.
Ngắm nghía khuôn mặt một hồi, Vệ Lạc mặc nam bào vào. Nam bào màu xanh, vừa lớn vừa dài, rõ ràng là áo của đại hán áo gai. Sau khi Vệ Lạc mặc vào, tựa như là một đứa bé mặc áo người lớn.
Tìm một lúc trong rừng cây, Vệ Lạc kiếm được một thanh kiếm gãy nửa. Dùng nó cắt ngắn áo bào đi một ít, vạt áo bên dưới cũng làm như thế, trên lại dùng nút thắt buộc chặt. Mặc dù cắt tới cắt lui khiến bào phục đẹp đẽ trở thành quần áo tên ăn mày, nhưng cuối cùng cũng vừa người nàng. Vệ Lạc thay xong, xem trên mặt nước đã iện rõ một thiếu niên mười ba mười bốn tuổi. Chỉ là mặt mày ngũ quan nhìn kỹ lại có vài phần xinh đẹp nho nhã, hàm xúc động lòng người.
Vệ Lạc nhìn nhìn, mày chậm rãi nhướng lên, nàng thầm nghĩ: nay ở thời đại hỗn loạn, tuyệt đối không thể để người khác biết mình là nữ tử. Không được, dọc đường mình phải lĩnh hội thuật dịch dung này nhiều hơn, tìm thêm tài liệu, cần phải che giấu cho tốt khuôn mặt cũ mới được.
Trời sinh tính Vệ Lạc cẩn thận, ngay khi nàng thay bộ nam bào cũng đã đem ngoại bào và trung y đang mặc trên người cởi ra xé bỏ. Chỉ là chân nàng vẫn còn mang đôi giày thêu cũ đẹp đẽ quý giá, có khảm cả ngọc. Đôi giày này kì thực nhìn rất được, dù sao Vệ Lạc cũng không biết cách làm giày rơm, muốn đổi cũng không đổi được.
Song cái áo khoác ngoài cũng đủ dài để che hoàn toàn hai chân. Từ hình ảnh trên mặt nước nhìn ở góc độ nào cũng rõ là một thiếu niên nghèo khổ mà thôi.
Vệ Lạc mang lại giày khảm ngọc, đồng thời cất kỹ tiền, xoay người đi lên quan đạo.
Nàng đi theo hướng tới nơi mà đoàn sứ bị cướp giết. Thân thể này rất yếu, lại còn được nuông chiều từ bé, nên chỉ ba dặm ( 1 dặm=1/2 km) đường mà Vệ Lạc phải mất hơn nửa canh giờ.
Hiện trường sớm đã bị người Sở dọn dẹp, ngay cả thi thể xe ngựa cũng mang đi. Thảo nguyên rộng lớn, nếu không có vết máu trên mấy tảng đá lớn, còn có các đoạn kiếm bị gãy thì chắc cũng không có người nào nhận ra được hôm nay có một vụ thảm án xảy ra ở đây.
Vệ Lạc lẳng lặng đi qua bụi cỏ loang lổ vết máu, một luồng đau khổ chua xót không biết làm sao quẩn quanh lòng nàng. Đi không tới năm mươi bước, Vệ Lạc bị mùi máu tươi hun sặc mà phải xoay người rời khỏi. Vốn dĩ nàng còn trông cậy nơi này còn rơi lại vàng bạc ngọc sức gì đó, nhưng giờ hết thảy đã được quét tước quá mức sạch sẽ, nàng cũng không phí công nữa.
Trước mắt quan trọng hơn là kiếm một đôi giày rơm mang vào. Sau đó thì sao nhỉ? Lời của đại hán áo gai nàng cũng hiểu, lần xuất giá này quả có ẩn tình khác, nước Việt không thể quay về. Vả lại cho dù có quay về thì nàng cũng chỉ là hàng giả.
Hiện tại đã qua buổi chiều khoảng hai giờ, mặt trời dần dần chìm về Tây. Trên con đường cổ đầy bụi vàng đằng đẵng, nhìn một cái ngoại trừ rừng cây nguyên thuỷ kéo dài ra thì cũng chỉ là thảo nguyên rộng lớn, lấy đâu ra người đi đường?
Mặc dù là quan đạo nhưng mặt đường đất vàng vẫn rất gồ ghề, chỗ thấp chỗ cao. Vệ Lạc đã quyết định sẽ không đi nước Việt nữa. Nước Việt, hình như là vùng Giang Tô, Chiết Giang thì phải? Vậy là nằm về phía Đông Nam. Xem ra mình chỉ có thể đi về hướng Tây Bắc.
Cũng không biết nơi này là ở đâu? Thuộc lãnh thổ của chư hầu nước nào? Ừ, có nước Tấn, nước Việt, chắc là mình đã xuyên tới thời Xuân Thu Chiến quốc rồi?
Vệ Lạc nhìn về phía Tây, có chút lo lắng nghĩ: với cái thân thể yếu ớt này, chỉ sợ đi tới chạng vạng cũng không được bảy tám dặm đường.
Nàng một bước rồi một bước đi tới, cái bóng đong đưa đong đưa, dưới trời chiều kéo dài mãi thành một vệt sẫm.
Trên mặt nước hiện ra một thiếu nữ cao gầy, khoảng chừng mười bốn mười lãm tuổi, trắng nõn thanh lệ. Nàng có một đôi mắt hạnh dài, con ngươi rất đen, dường như không lẫn một tạp chất nào cả. Mũi thẳng, làn môi không phải anh đào nhỏ nhắn truyền thống mà nở nang, tiếc là không có chút huyết sắc. Người trong nước mày liễu mắt thanh, trong ôn nhu hàm xúc còn uyển chuyển cất dấu lạnh lùng thản nhiên, cũng có phần ngây ngô của đứa bé chưa trưởng thành.
Thấp thoáng dưới mái tóc đen nhánh xoã trên vai, da thịt của nàng đặc biệt trắng nõn, đáng tiếc thiếu một ít hồng nhuận, có phần không khoẻ mạnh.
Vệ Lạc nghiêng đầu đánh giá hình ảnh trong nước, càng nhìn càng vừa lòng. Trước kia nàng cũng có diện mạo thanh lệ, nhưng hiện tại khuôn mặt còn chưa trưởng thành hết này lại còn hơn diện mạo trước.
Nhìn nhìn, chợt Vệ Lạc phát hiện, trang sức trên đầu của mình đã không thấy đâu, đoán là trước khi đại hán áo gai mang mình rời đi đã rớt xuống tại chỗ đó.
Vệ Lạc thưởng thức một hồi lâu. lại mở hộp gỗ, lấy ra cuộn thẻ tre. Trên mỗi phiến trúc ước chừng có mười hai chữ, tám phiến trúc ghép lại cũng chỉ được chừng trăm chữ. Vệ Lạc âm thầm nghĩ: thuật dịch dung? Thần bí biết bao, nhưng nội dung cũng quá là ít đi?
Một trãm chữ thì hơn hai mươi chữ đầu là quy tắc chung, còn lại bảy tám chục chữ sau là tường giải(giải thích rõ ràng). Gọi là tường giải, Vệ Lạc xem ra đó cũng chỉ là giới thiệu vắn tắt đã làm gọn không thể gọn nữa mà thôi.
Trong một trăm chữ thì xuất hiện mười danh từ rất kỳ lạ. Nhưng Vệ Lạc cũng chỉ nhìn thoáng qua đã biết được ý nghĩa của chúng. Hoá ra ý thức còn lại của thân thể này đang ảnh hưởng đến mình đây.
Vệ Lạc nhìn mấy lần rồi học thuộc làu mấy nội dung trên cuộn thẻ tre. Nàng cất cuộn thẻ tre vào hộp gỗ, xoay người đi vào sâu trong rừng cây.
Cũng không biết có phải không bị hoảng sợ hay không, Vệ Lạc dù không ăn gì cũng không thấy đói bụng. Lúc này nàng thầm nghĩ, trước hết cứ dịch dung khuôn mặt mình đã, rồi sau sẽ tìm đồ ãn, gặp mặt người.
Theo như những lời trên cuộn thẻ tre, thuật dịch dung này tuyệt đối không thể thiếu một thứ, đó là mật ong. Đang lúc gấp gáp thế này, Vệ Lạc đào đâu ra mật ong? Bây giờ nàng chuẩn bị dùng thuật dịch dung chỉ có tác dụng duy nhất là thay đổi màu làn da.
Nàng thu gom ba thứ lá cây gì đó cần dùng xong xuôi, lại một lần nữa đi vào hồ nước.
Sau khi điều phối mấy thứ kia hoàn hảo, Vệ Lạc ngồi đối diện hồ nước chậm rãi xoa chúng lên mặt. Lại nói tiếp chuyện này cũng rất thú vị, thoạt nhìn thì không thấy được gì, sau khi xoa lên chẳng những màu sắc rất đều, nàng lấy tay lau đi cũng rất khó.
Xuất phát từ cẩn thận, Vệ Lạc cũng xoa lên cả cổ, sau tai, xương quai xanh và hơn phân nửa cánh tay, chỉ chốc lát, trên mặt nước đã xuất hiện một khuôn mặt nhỏ thanh tú, làn da vừa đen vừa thô ráp. Nhờ làn da thô đen này, cả người nàng càng có vẻ gầy hơn. Phối hợp với đôi mắt sáng đen lạnh của nàng, cậu thiếu niên dáng vẻ quê mùa thôn dã trong nước kia lại thêm vài phần thanh khí.
Vệ Lạc cúi đầu nhìn bóng mình, thầm nghĩ: xem ra phải chú ý phơi nắng nhiều hơn. Chẳng trách tục ngữ nói: một cái trắng che ba cái xấu, bộ dạng hiện nay so với vừa rồi thật khác xa.
Ngắm nghía khuôn mặt một hồi, Vệ Lạc mặc nam bào vào. Nam bào màu xanh, vừa lớn vừa dài, rõ ràng là áo của đại hán áo gai. Sau khi Vệ Lạc mặc vào, tựa như là một đứa bé mặc áo người lớn.
Tìm một lúc trong rừng cây, Vệ Lạc kiếm được một thanh kiếm gãy nửa. Dùng nó cắt ngắn áo bào đi một ít, vạt áo bên dưới cũng làm như thế, trên lại dùng nút thắt buộc chặt. Mặc dù cắt tới cắt lui khiến bào phục đẹp đẽ trở thành quần áo tên ăn mày, nhưng cuối cùng cũng vừa người nàng. Vệ Lạc thay xong, xem trên mặt nước đã iện rõ một thiếu niên mười ba mười bốn tuổi. Chỉ là mặt mày ngũ quan nhìn kỹ lại có vài phần xinh đẹp nho nhã, hàm xúc động lòng người.
Vệ Lạc nhìn nhìn, mày chậm rãi nhướng lên, nàng thầm nghĩ: nay ở thời đại hỗn loạn, tuyệt đối không thể để người khác biết mình là nữ tử. Không được, dọc đường mình phải lĩnh hội thuật dịch dung này nhiều hơn, tìm thêm tài liệu, cần phải che giấu cho tốt khuôn mặt cũ mới được.
Trời sinh tính Vệ Lạc cẩn thận, ngay khi nàng thay bộ nam bào cũng đã đem ngoại bào và trung y đang mặc trên người cởi ra xé bỏ. Chỉ là chân nàng vẫn còn mang đôi giày thêu cũ đẹp đẽ quý giá, có khảm cả ngọc. Đôi giày này kì thực nhìn rất được, dù sao Vệ Lạc cũng không biết cách làm giày rơm, muốn đổi cũng không đổi được.
Song cái áo khoác ngoài cũng đủ dài để che hoàn toàn hai chân. Từ hình ảnh trên mặt nước nhìn ở góc độ nào cũng rõ là một thiếu niên nghèo khổ mà thôi.
Vệ Lạc mang lại giày khảm ngọc, đồng thời cất kỹ tiền, xoay người đi lên quan đạo.
Nàng đi theo hướng tới nơi mà đoàn sứ bị cướp giết. Thân thể này rất yếu, lại còn được nuông chiều từ bé, nên chỉ ba dặm ( 1 dặm=1/2 km) đường mà Vệ Lạc phải mất hơn nửa canh giờ.
Hiện trường sớm đã bị người Sở dọn dẹp, ngay cả thi thể xe ngựa cũng mang đi. Thảo nguyên rộng lớn, nếu không có vết máu trên mấy tảng đá lớn, còn có các đoạn kiếm bị gãy thì chắc cũng không có người nào nhận ra được hôm nay có một vụ thảm án xảy ra ở đây.
Vệ Lạc lẳng lặng đi qua bụi cỏ loang lổ vết máu, một luồng đau khổ chua xót không biết làm sao quẩn quanh lòng nàng. Đi không tới năm mươi bước, Vệ Lạc bị mùi máu tươi hun sặc mà phải xoay người rời khỏi. Vốn dĩ nàng còn trông cậy nơi này còn rơi lại vàng bạc ngọc sức gì đó, nhưng giờ hết thảy đã được quét tước quá mức sạch sẽ, nàng cũng không phí công nữa.
Trước mắt quan trọng hơn là kiếm một đôi giày rơm mang vào. Sau đó thì sao nhỉ? Lời của đại hán áo gai nàng cũng hiểu, lần xuất giá này quả có ẩn tình khác, nước Việt không thể quay về. Vả lại cho dù có quay về thì nàng cũng chỉ là hàng giả.
Hiện tại đã qua buổi chiều khoảng hai giờ, mặt trời dần dần chìm về Tây. Trên con đường cổ đầy bụi vàng đằng đẵng, nhìn một cái ngoại trừ rừng cây nguyên thuỷ kéo dài ra thì cũng chỉ là thảo nguyên rộng lớn, lấy đâu ra người đi đường?
Mặc dù là quan đạo nhưng mặt đường đất vàng vẫn rất gồ ghề, chỗ thấp chỗ cao. Vệ Lạc đã quyết định sẽ không đi nước Việt nữa. Nước Việt, hình như là vùng Giang Tô, Chiết Giang thì phải? Vậy là nằm về phía Đông Nam. Xem ra mình chỉ có thể đi về hướng Tây Bắc.
Cũng không biết nơi này là ở đâu? Thuộc lãnh thổ của chư hầu nước nào? Ừ, có nước Tấn, nước Việt, chắc là mình đã xuyên tới thời Xuân Thu Chiến quốc rồi?
Vệ Lạc nhìn về phía Tây, có chút lo lắng nghĩ: với cái thân thể yếu ớt này, chỉ sợ đi tới chạng vạng cũng không được bảy tám dặm đường.
Nàng một bước rồi một bước đi tới, cái bóng đong đưa đong đưa, dưới trời chiều kéo dài mãi thành một vệt sẫm.