*Chương này có nội dung ảnh, nếu bạn không thấy nội dung chương, vui lòng bật chế độ hiện hình ảnh của trình duyệt để đọc.
Dịch: Trâu Lười
Lúc làm con gái thì để tóc mái, bây giờ lấy chồng rồi nên A Kiều kẹp hết mái lên lộ ra cái trán trơn bóng. Phần tóc đen nhánh hớt lên ở phần trán tạo thành hình giống phần đỉnh nhọn của quả đào. Tú bà nói đây kiểu tóc góc nhọn của mỹ nhân, có một số người không nhọn và dài lắm nên họ còn cố ý vẽ cho có.
Nói cũng buồn cười, từ nhỏ A Kiều đã mất mẹ, trước khi xảy ra chuyện mợ cũng đối xử lạnh nhạt với cô, những thứ A Kiều được học nhiều nhất trong mấy năm qua đều xuất phát từ chỗ tú bà ở lầu Hoa Nguyệt. Mặc dù phần lớn là do tú bà chỉ dạy những thứ nhỏ nhặt.
Thanh âm của tú bà ở bên tai phai nhạt đi, lực chú ý cửa của A Kiểu quay lại trong gương, cô búi tóc lên rồi cài một cây trâm mộc mạc kèm theo một đóa hoa hải đường làm bằng lụa sống động như thật. Mặc dù cây trâm rẻ tiền nhưng nó lại tạo điểm nhấn cho gương mặt, làm gương mặt A Kiều vừa dịu dàng vừa mềm xinh đẹp.
Cưới vợ phải cưới vợ hiền, nạp thiếp phải nạp thiếp xinh đẹp, A Kiều nghĩ bà Triệu mong chờ một người thiếp xinh đẹp như cô đi.
Thu dọn bàn trang điểm, A Kiều bước ra ngoài.
Mọi người trong nhà họ Triệu đã ngồi đủ trên bàn vuông. Bà Triệu ngồi phía bắc, Liễu thị và Thẩm Anh ngồi phía tây, Triệu Yến Bình ngồi phía đông, bên cạnh hắn còn một cái ghế trống giữ cho A Kiều.
Trên bàn ngoại trừ đồ ăn sáng còn có nước trà.
Bốn người đều quay sang nhìn cô, A Kiều thân quen với Triệu Yến Bình nhất, cô ngại ngùng nhìn về phía hắn.
Triệu Yến Bình đứng dậy, chờ A Kiều đi đến cạnh hắn, Triệu Yến Bình nói: “Kính trà cho bà nội trước.”
Bởi vì A Kiều là thiếp nên cô chỉ có thể gọi Lão thái thái, phu nhân và cô Thẩm. Cô không thể gọi bà nội như Triệu Yến Bình được.
A Kiều kính trà theo thứ tự cho ba người.
“Được rồi, ngồi xuống ăn cơm đi, chúng là nhà bình thường, không có nhiều quy củ như vậy đâu.” Bà Triệu mở miệng nói.
A Kiều ngồi xuống cạnh Triệu Yến Bình.
Bát của mọi người đều trống không, mà nồi cháo ở ngay bên cạnh A Kiều. A Kiều mỉm cười cầm muôi chủ động múc cháo cho từng người một, động tác nhanh nhẹn, sạch sẽ, cháo không bị bắn ra ngoài hay chảy dọc theo bát, nhỏ xuống bàn.
Bà Triệu im lặng nhìn cô.
Triệu Yến Bình nhận bát liền bắt đầu ăn, không nhìn ai cả.
A Kiều cụp mắt yên lặng ăn cháo, cháo khoai lang ngọt lịm, đây là mùi vị cô rất thích. Lúc ở nhà cậu, bởi vì mợ không thích ăn đồ ngọt nên rất ít khi làm.
Không biết có phải thay đổi nơi ở hay không mà A Kiều cảm thấy ăn một bát cháo bình thường thôi cũng thoải mái.
Ăn một lúc thì nhận ra Thẩm Anh vẫn luôn quan sát mình, A Kiều ngước mắt nhìn sang.
Nhhìn trộm bị bắt, Thẩm Anh ngượng ngùng cười nói: “Chị dâu nhỏ, chị thật là đẹp!”
Thẩm Anh muốn bắt chuyện với A Kiều, nhưng thân thế và chuyện lúc trước của cô rất phức tạp, Thẩm Yến không tìm được chủ đề thích hợp để mở miệng. Mà không nói lời nào thì lại sợ A Kiều hiểu nhầm bọn họ xem thường cô, cuối cùng Thẩm Anh quyết định khen gương mặt trước.
A Kiều thận trọng nhìn Thẩm Anh, cô cười nói: “Không bằng cô Thẩm được, cô Thẩm rất xinh, vừa nhìn liền biết là tiểu thư khuê các.”
Thẩm Anh đỏ mặt chột dạ.
Rốt cuộc Liễu Anh cũng tìm được cơ hội nói chuyện, bà bất đắc dĩ giải thích: “A Kiều khen Tiểu Anh xinh thì coi như xong, nhưng tiểu thư khuê các thì con bé không nhận nổi đâu. Từ nhỏ con bé đã không thích thêu hoa các kiểu rồi, lúc nào cũng thích gảy bàn tính. Bây giờ con bé cũng một lòng xử lý chuyện ở cửa hàng son phấn mà cô con bé chuyển nhượng lại cho con bé. Con bé thích người khác gọi nó là bà chủ cơ.”
A Kiều thật sự không ngờ người đoan trang như Thẩm Anh lại khác như vậy.
Thẩm Anh rất kiêu ngạo vì bản lĩnh của mình, nhắc đến cửa hàng son phấn của cô, Thẩm Anh tháo hầu bao ở trên người xuống đưa cho A Kiều: “Chị dâu nhỏ, đây là quà tân hôn của em tặng chị, bên trong có hai hộp son phấn, một hộp là son môi, một hộp là phấn trang điểm. Chị dâu nhỏ dùng trước đi, nếu chị cảm thấy tốt thì lần sau em lại đưa thêm cho chị.”
A Kiều vội vàng đặt bát xuống, cô nhận hầu bao của Thẩm Anh bằng hai tay rồi nói cảm ơn: “Cảm ơn cô Thẩm, làm cô tốn kém rồi.”
Thẩm Anh nở nụ cười ngọt ngào: “Chút quà đó tính là gì, chị dâu nhỏ thích là tốt rồi.”
A Kiều rất thích, cô chỉ là một người thiếp ở nhà họ Triệu nhưng em gái của quan gia lại đối xử nhiệt tình với cô như thế, thật sự là niềm vui ngoài ý muốn mà.
Bà Triệu cảm thấy Thẩm Anh đối xử quá khách khí với A Kiều, nhưng Thẩm Anh là người nhà họ Thẩm, bà không có tư cách gì trách con gái nhà họ Thẩm cả.
Sau bữa ăn, A Kiều muốn thua dọn bát đũa, bà Triệu nhìn bàn tay trắng nõn mềm mại kia thì ngăn cô lại: “Những việc lao động chân tay này giao cho Thúy Nương làm là được, không cần cháu làm đâu. Lúc đi hỏi cưới bà cũng nói trước rồi, cháu gả tới để chăm sóc quan gia, mọi chuyện trong phòng quan gia đều thuộc về cháu, còn cái khác thì không cần cháu động tay vào.”
Bà Triệu lo lắng A Kiều làm việc, bàn tay sẽ thô ráp, lúc đó cháu trai bà không thích nó nữa thì phải làm sao bây giờ?
Đang nói chuyện, Thúy Nương đã đi đến cười hì hì dọn bát đũa.
“Mọi người ngồi chơi đi, cháu đi trả bàn cho hàng xóm đã.”
Triệu Yến Bình không lưu luyến chút nào, hắn dẫn Quách Hưng đi trả đồ.
Cháu trai vừa đi, bà Triệu không cố kỵ gì nữa, bà lập tức gọi A Kiều về phòng phía đông.
Bà Triệu vừa vào phòng liền đi thẳng đến chỗ giá treo ở phía bắc giường ngủ, bà thấy trên giường có hai cái chăn thì nhíu mày hỏi A Kiều: “Làm sao vậy? Mỗi đứa ngủ một chăn à?”
Trong lòng A Kiều lộp bộp, nhưng may mà Triệu Yến Bình đã dạy cô trả lời vấn đề này thế nào rồi. A Kiều tìm từ rồi cúi đầu nói dối: “Dạ, lúc đầu ngủ chung một chăn, về sau quan gia thấy hai người đắp chung một chăn không được thoải mái nên lấy thêm một cái nữa ra, ngài nói về sau cứ ngủ như thế.”
Bà Triệu híp mắt.
Về sau cứ ngủ như thế là sao? Là trước thì làm chuyện đó, làm xong thì lại phân ra hả? Hay là cháu trai không thích A Kiều khóc sướt mướt nên chỉ ngủ chung với cô một đêm, về sau không ngủ cùng nữa?
Tạm thời bỏ qua chuyện này, bà Triệu đi kiểm tra khăn trắng dưới gối trước đã. Thấy bên trên có máu, tảng đá trong lòng bà Triệu cũng rơi xuống. Bà sợ mình tốn 10 lượng bạc mà nạp phải người không còn trong trắng về nhà thì lỗ lớn.
Chuyện quan trọng nhất đã kiểm tra xong, bà Triệu lại đi đến chỗ bàn trang điểm tham lam sờ cái gương Tây Dương tri huyện tặng. Bà còn muốn nhìn nhiều hơn nhưng bỗng nhiên trong gương xuất hiện cái mặt mo của mình, mấy chục năm phơi nắng làm ruộng nên làn da vừa đen vừa vàng, gương mặt thì nhăn nheo không thể so sánh với mấy cô gái trẻ trắng nõn mịn màng được. Bà Triệu lập tức ném ý định chuyển bàn trang điểm về phòng của mình đi.
Bà Triệu ngồi trên ghế quay lưng về phía bàn trang điểm, bà vẫy tay gọi A Kiều đến gần rồi nhỏ giọng hỏi: “Tối hôm qua quan gia đối xử với cháu như thế nào?”
A Kiều hoảng hốt, lông mi chớp chớp, cô đỏ mặt nói: “Rất, rất tốt.”
Bà Triệu bĩu môi: “Cái gì gọi là rất tốt chứ? Ngoại trừ đi ngủ, thằng bé có dỗ ngon dỗ ngọt, hay hỏi qua chuyện của cháu không? Hay là làm xong liền phân chăn ngủ luôn?”
A Kiều cảm thấy nói nhiều sẽ bị hớ, cô dứt khoát tỏ vẻ tủi thân, nắm chặt tay nói: “Hình như quan gia không thích nói chuyện, làm… làm xong liền phân chăn luôn.”
Bà Triệu cũng đoán như thế, đam mê đặc thù lâu như vậy làm sao có thể từ bỏ sau một đêm được.
“Thằng bé không nói chuyện với cháu có nghĩa là cháu còn chưa tiến vào trong lòng nó. Thằng bé càng lạnh lùng thì cháu càng phải nóng hầm hập. Cháu từng ở trong lầu Hoa Nguyệt, trong đó nhất định dạy cách quấn chặt đàn ông như thế nào.” Bà Triệu nói một nửa thì thấy sắc mặt A Kiều đột nhiên trắng bệch, dáng vẻ không thích nghe chuyện này. Bà Triệu ho khan một tiếng rồi giải thích: “Cháu đừng nghĩ nhiều, bà không có ý xem thường cháu đâu, bà chỉ hy vọng cháu có thể mau chóng làm quan gia thích cháu thôi. Cháu có thủ đoạn gì dùng hết lên người quan gia đi, không cần cố kỵ cái gì hết, ngày cháu chốt được thằng bé, bà còn muốn thưởng cho cháu đấy.”
Cuối cùng A Kiều cũng hiểu tâm tư của hai bà cháu nhà này. Một người muốn cô diễn kịch lừa bà nội, một người lại muốn cô làm hồ ly tinh câu dẫn cháu trai.
“Lão thái thái yên tâm, cháu hiểu rồi ạ.” A Kiều nghĩ một đằng nói một nẻo.
Bà Triệu càng nhìn càng thấy A Kiều đẹp, nhưng bà không thấy cô quyến rũ như người từ trong thanh lâu ra gì cả.
Nhìn tới nhìn lui, bà Triệu chỉ điểm: “Cách ăn mặc của cháu quá bình thường, không phải tri huyện tặng một rương tơ lụa sao, cháu mau làm mấy bộ váy bằng tơ lụa cho mình đi. Làm thế nào để đến lúc mặc vào có thể hấp dẫn quan gia, làm quan gia không thể dời mắt khỏi cháu được ý.”
Mặt A Kiều lại đỏ lên.
Bà Triệu nhớ tới cái gì đó, bà nhắc nhở cô: “Quan gia không thích người quá yếu ớt mỏng manh, tối hôm qua cháu khóc nên thằng bé không vui đâu. Bà biết cháu vừa gả tới còn chưa quen thuộc, nhưng có thể nhẫn thì nhẫn, ít khóc lại, cháu cũng không muốn ngày nào thằng bé cũng chia chăn ngủ riêng đúng không?”
A Kiều nghĩ một lát mới đoán được quan gia đang nói đến cái gì, cô mơ mơ hồ hồ gật đầu.
Bà Triệu đi ra ngoài.
Thẩm Anh nhiệt tình kéo tay bà Triệu: “Lão thái thái, hiếm khi cháu được đến huyện thành, bà dẫn cháu ra ngoài chơi đi, buổi chiều anh trai phải đưa chúng cháu về rồi.”
Bà Triệu biết trên người Thẩm Anh lúc nào cũng mang theo bạc, con gái nhà giàu luôn tiêu tiền đến mức vung tay quá trán, có khi bà còn chiếm được ít lời đó chứ. Bà Triệu cười tủm tỉm đồng ý, bà còn hỏi Liễu thị: “Con muốn đi cùng không?”
Liễu thị dịu dàng nói: “Con ở nhà thôi, đợilát nữa Yến Bình về, con muốn nói chuyện với thằng bé.”
Nhắc đến cháu trai, bà Triệu nói: “Đồ con lừa bướng bỉnh, nói cái gì cũng không chịu cưới vợ, mẹ không còn cách nào rồi, con cố gắng khuyên nó đi.”
Liễu thị cười đáp ứng.
Lúc này bà Triệu mới dẫn Thẩm Anh đi. Thẩm Anh vừa đi đến cửa liền quay đầu nháy mắt với mẹ.
Liễu thị cười nhìn con gái.
Đoán bà Triệu đã đi ra xa, Liễu thị lập tức gõ cửa phòng phía đông: “A Kiều, mẹ có thể vào không?”
A Kiều nghe tiếng mẹ của quan gia thì lập tức ra mở cửa.
Liêu thị dịu dàng đẩy A Kiều vào bên trong phòng, bà đi vào sau rồi đóng cửa lại.
A Kiễu nghĩ thầm, chẳng lẽ Liễu thị cũng có suy nghĩ như bà Triệu, bà muốn dặn dò cô lấy hết tất cả vốn liếng ra để câu dẫn quan gia sao?
Liễu thị vốn dĩ không biết nguyên nhân mẹ chồng nạp thiếp cho con trai, bà chỉ lo A Kiều vào thanh lâu có phải là người tốt hay không. Bây giờ gặp được A Kiều, cả người cô không có tý long đong lẳng lơ nào, ngược lại cô còn ngoan ngoãn trung thực làm người thương tiếc, lúc này Liễu thị thật sự yên tâm rồi.
Liễu thị tìm A Kiều là vì bà có đồ muốn đưa cho cô.
Bà lấy một cái hầu bao từ trong tay áo ra, bên trong hầu bao có 10 lượng bạc, bà đặt vào tay A Kiều rồi nói: “Đây là quà mà cha Thẩm Anh dặn mẹ đưa cho con. Những năm này ông rất muốn chiếu cố, chăm sóc quan gia nhưng quan gia không muốn nhận. Nếu đưa bạc cho thẳng bé thì chắc chắn thằng bé không thu, thôi thì giao cho con giữ, con dùng cũng được mà để tương lai quan gia cần bạc gấp thì con giữ lại rồi đưa cho thằng bé cũng được. Dù sao đây cũng là tấm lòng của người làm trưởng bối như chúng ta.”
A Kiều không thể từ chối tấm lòng như thế này được, cô bảo đảm nói: “Phu nhân yên tâm đi ạ, con sẽ giữ gìn kỹ thay quan gia.”
Liễu thị tin cô, bà lại lấy một đôi vòng tay làm bằng phỉ thúy ở trên tay đứa cho A Kiều: “Bạc để con và quan gia cùng nhau tiêu, còn đây là quà mẹ tăng riêng cho con. Con còn trẻ như vậy, đây chính là lúc nên ăn mặc đẹp.”
A Kiều vừa thấy vòng tay phỉ thúy xanh mơn mởn thì biết nó rất đắt, cô vội vàng từ chối: “Phu nhân, thứ này quá quý giá…”
Liễu thị nắm chặt tay cô, trong mắt bà tràn ngập sự tiếc nuối: “Mẹ tái giá sớm nên không thể ở bên cạnh quan gia chăm sóc thằng bé được. Thằng bé rất nặng tình, có mấy lời không muốn nói với lão thái thái. Nhưng con là người bên gối của nó, có lẽ con có thể khuyên thằng bé được. Quan gia không muốn cưới vợ, cũng chẳng biết lúc nào mới lấy, bây giờ con chính là người tri kỷ duy nhất bên cạnh nó, con nhất định phải chăm sóc thằng bé thật tốt đấy.”
A Kiều thấy nước mắt đong đầy trong mắt Liễu thị.
Cô không có cách nào từ chối bà.
Dịch: Trâu Lười
Lúc làm con gái thì để tóc mái, bây giờ lấy chồng rồi nên A Kiều kẹp hết mái lên lộ ra cái trán trơn bóng. Phần tóc đen nhánh hớt lên ở phần trán tạo thành hình giống phần đỉnh nhọn của quả đào. Tú bà nói đây kiểu tóc góc nhọn của mỹ nhân, có một số người không nhọn và dài lắm nên họ còn cố ý vẽ cho có.
Nói cũng buồn cười, từ nhỏ A Kiều đã mất mẹ, trước khi xảy ra chuyện mợ cũng đối xử lạnh nhạt với cô, những thứ A Kiều được học nhiều nhất trong mấy năm qua đều xuất phát từ chỗ tú bà ở lầu Hoa Nguyệt. Mặc dù phần lớn là do tú bà chỉ dạy những thứ nhỏ nhặt.
Thanh âm của tú bà ở bên tai phai nhạt đi, lực chú ý cửa của A Kiểu quay lại trong gương, cô búi tóc lên rồi cài một cây trâm mộc mạc kèm theo một đóa hoa hải đường làm bằng lụa sống động như thật. Mặc dù cây trâm rẻ tiền nhưng nó lại tạo điểm nhấn cho gương mặt, làm gương mặt A Kiều vừa dịu dàng vừa mềm xinh đẹp.
Cưới vợ phải cưới vợ hiền, nạp thiếp phải nạp thiếp xinh đẹp, A Kiều nghĩ bà Triệu mong chờ một người thiếp xinh đẹp như cô đi.
Thu dọn bàn trang điểm, A Kiều bước ra ngoài.
Mọi người trong nhà họ Triệu đã ngồi đủ trên bàn vuông. Bà Triệu ngồi phía bắc, Liễu thị và Thẩm Anh ngồi phía tây, Triệu Yến Bình ngồi phía đông, bên cạnh hắn còn một cái ghế trống giữ cho A Kiều.
Trên bàn ngoại trừ đồ ăn sáng còn có nước trà.
Bốn người đều quay sang nhìn cô, A Kiều thân quen với Triệu Yến Bình nhất, cô ngại ngùng nhìn về phía hắn.
Triệu Yến Bình đứng dậy, chờ A Kiều đi đến cạnh hắn, Triệu Yến Bình nói: “Kính trà cho bà nội trước.”
Bởi vì A Kiều là thiếp nên cô chỉ có thể gọi Lão thái thái, phu nhân và cô Thẩm. Cô không thể gọi bà nội như Triệu Yến Bình được.
A Kiều kính trà theo thứ tự cho ba người.
“Được rồi, ngồi xuống ăn cơm đi, chúng là nhà bình thường, không có nhiều quy củ như vậy đâu.” Bà Triệu mở miệng nói.
A Kiều ngồi xuống cạnh Triệu Yến Bình.
Bát của mọi người đều trống không, mà nồi cháo ở ngay bên cạnh A Kiều. A Kiều mỉm cười cầm muôi chủ động múc cháo cho từng người một, động tác nhanh nhẹn, sạch sẽ, cháo không bị bắn ra ngoài hay chảy dọc theo bát, nhỏ xuống bàn.
Bà Triệu im lặng nhìn cô.
Triệu Yến Bình nhận bát liền bắt đầu ăn, không nhìn ai cả.
A Kiều cụp mắt yên lặng ăn cháo, cháo khoai lang ngọt lịm, đây là mùi vị cô rất thích. Lúc ở nhà cậu, bởi vì mợ không thích ăn đồ ngọt nên rất ít khi làm.
Không biết có phải thay đổi nơi ở hay không mà A Kiều cảm thấy ăn một bát cháo bình thường thôi cũng thoải mái.
Ăn một lúc thì nhận ra Thẩm Anh vẫn luôn quan sát mình, A Kiều ngước mắt nhìn sang.
Nhhìn trộm bị bắt, Thẩm Anh ngượng ngùng cười nói: “Chị dâu nhỏ, chị thật là đẹp!”
Thẩm Anh muốn bắt chuyện với A Kiều, nhưng thân thế và chuyện lúc trước của cô rất phức tạp, Thẩm Yến không tìm được chủ đề thích hợp để mở miệng. Mà không nói lời nào thì lại sợ A Kiều hiểu nhầm bọn họ xem thường cô, cuối cùng Thẩm Anh quyết định khen gương mặt trước.
A Kiều thận trọng nhìn Thẩm Anh, cô cười nói: “Không bằng cô Thẩm được, cô Thẩm rất xinh, vừa nhìn liền biết là tiểu thư khuê các.”
Thẩm Anh đỏ mặt chột dạ.
Rốt cuộc Liễu Anh cũng tìm được cơ hội nói chuyện, bà bất đắc dĩ giải thích: “A Kiều khen Tiểu Anh xinh thì coi như xong, nhưng tiểu thư khuê các thì con bé không nhận nổi đâu. Từ nhỏ con bé đã không thích thêu hoa các kiểu rồi, lúc nào cũng thích gảy bàn tính. Bây giờ con bé cũng một lòng xử lý chuyện ở cửa hàng son phấn mà cô con bé chuyển nhượng lại cho con bé. Con bé thích người khác gọi nó là bà chủ cơ.”
A Kiều thật sự không ngờ người đoan trang như Thẩm Anh lại khác như vậy.
Thẩm Anh rất kiêu ngạo vì bản lĩnh của mình, nhắc đến cửa hàng son phấn của cô, Thẩm Anh tháo hầu bao ở trên người xuống đưa cho A Kiều: “Chị dâu nhỏ, đây là quà tân hôn của em tặng chị, bên trong có hai hộp son phấn, một hộp là son môi, một hộp là phấn trang điểm. Chị dâu nhỏ dùng trước đi, nếu chị cảm thấy tốt thì lần sau em lại đưa thêm cho chị.”
A Kiều vội vàng đặt bát xuống, cô nhận hầu bao của Thẩm Anh bằng hai tay rồi nói cảm ơn: “Cảm ơn cô Thẩm, làm cô tốn kém rồi.”
Thẩm Anh nở nụ cười ngọt ngào: “Chút quà đó tính là gì, chị dâu nhỏ thích là tốt rồi.”
A Kiều rất thích, cô chỉ là một người thiếp ở nhà họ Triệu nhưng em gái của quan gia lại đối xử nhiệt tình với cô như thế, thật sự là niềm vui ngoài ý muốn mà.
Bà Triệu cảm thấy Thẩm Anh đối xử quá khách khí với A Kiều, nhưng Thẩm Anh là người nhà họ Thẩm, bà không có tư cách gì trách con gái nhà họ Thẩm cả.
Sau bữa ăn, A Kiều muốn thua dọn bát đũa, bà Triệu nhìn bàn tay trắng nõn mềm mại kia thì ngăn cô lại: “Những việc lao động chân tay này giao cho Thúy Nương làm là được, không cần cháu làm đâu. Lúc đi hỏi cưới bà cũng nói trước rồi, cháu gả tới để chăm sóc quan gia, mọi chuyện trong phòng quan gia đều thuộc về cháu, còn cái khác thì không cần cháu động tay vào.”
Bà Triệu lo lắng A Kiều làm việc, bàn tay sẽ thô ráp, lúc đó cháu trai bà không thích nó nữa thì phải làm sao bây giờ?
Đang nói chuyện, Thúy Nương đã đi đến cười hì hì dọn bát đũa.
“Mọi người ngồi chơi đi, cháu đi trả bàn cho hàng xóm đã.”
Triệu Yến Bình không lưu luyến chút nào, hắn dẫn Quách Hưng đi trả đồ.
Cháu trai vừa đi, bà Triệu không cố kỵ gì nữa, bà lập tức gọi A Kiều về phòng phía đông.
Bà Triệu vừa vào phòng liền đi thẳng đến chỗ giá treo ở phía bắc giường ngủ, bà thấy trên giường có hai cái chăn thì nhíu mày hỏi A Kiều: “Làm sao vậy? Mỗi đứa ngủ một chăn à?”
Trong lòng A Kiều lộp bộp, nhưng may mà Triệu Yến Bình đã dạy cô trả lời vấn đề này thế nào rồi. A Kiều tìm từ rồi cúi đầu nói dối: “Dạ, lúc đầu ngủ chung một chăn, về sau quan gia thấy hai người đắp chung một chăn không được thoải mái nên lấy thêm một cái nữa ra, ngài nói về sau cứ ngủ như thế.”
Bà Triệu híp mắt.
Về sau cứ ngủ như thế là sao? Là trước thì làm chuyện đó, làm xong thì lại phân ra hả? Hay là cháu trai không thích A Kiều khóc sướt mướt nên chỉ ngủ chung với cô một đêm, về sau không ngủ cùng nữa?
Tạm thời bỏ qua chuyện này, bà Triệu đi kiểm tra khăn trắng dưới gối trước đã. Thấy bên trên có máu, tảng đá trong lòng bà Triệu cũng rơi xuống. Bà sợ mình tốn 10 lượng bạc mà nạp phải người không còn trong trắng về nhà thì lỗ lớn.
Chuyện quan trọng nhất đã kiểm tra xong, bà Triệu lại đi đến chỗ bàn trang điểm tham lam sờ cái gương Tây Dương tri huyện tặng. Bà còn muốn nhìn nhiều hơn nhưng bỗng nhiên trong gương xuất hiện cái mặt mo của mình, mấy chục năm phơi nắng làm ruộng nên làn da vừa đen vừa vàng, gương mặt thì nhăn nheo không thể so sánh với mấy cô gái trẻ trắng nõn mịn màng được. Bà Triệu lập tức ném ý định chuyển bàn trang điểm về phòng của mình đi.
Bà Triệu ngồi trên ghế quay lưng về phía bàn trang điểm, bà vẫy tay gọi A Kiều đến gần rồi nhỏ giọng hỏi: “Tối hôm qua quan gia đối xử với cháu như thế nào?”
A Kiều hoảng hốt, lông mi chớp chớp, cô đỏ mặt nói: “Rất, rất tốt.”
Bà Triệu bĩu môi: “Cái gì gọi là rất tốt chứ? Ngoại trừ đi ngủ, thằng bé có dỗ ngon dỗ ngọt, hay hỏi qua chuyện của cháu không? Hay là làm xong liền phân chăn ngủ luôn?”
A Kiều cảm thấy nói nhiều sẽ bị hớ, cô dứt khoát tỏ vẻ tủi thân, nắm chặt tay nói: “Hình như quan gia không thích nói chuyện, làm… làm xong liền phân chăn luôn.”
Bà Triệu cũng đoán như thế, đam mê đặc thù lâu như vậy làm sao có thể từ bỏ sau một đêm được.
“Thằng bé không nói chuyện với cháu có nghĩa là cháu còn chưa tiến vào trong lòng nó. Thằng bé càng lạnh lùng thì cháu càng phải nóng hầm hập. Cháu từng ở trong lầu Hoa Nguyệt, trong đó nhất định dạy cách quấn chặt đàn ông như thế nào.” Bà Triệu nói một nửa thì thấy sắc mặt A Kiều đột nhiên trắng bệch, dáng vẻ không thích nghe chuyện này. Bà Triệu ho khan một tiếng rồi giải thích: “Cháu đừng nghĩ nhiều, bà không có ý xem thường cháu đâu, bà chỉ hy vọng cháu có thể mau chóng làm quan gia thích cháu thôi. Cháu có thủ đoạn gì dùng hết lên người quan gia đi, không cần cố kỵ cái gì hết, ngày cháu chốt được thằng bé, bà còn muốn thưởng cho cháu đấy.”
Cuối cùng A Kiều cũng hiểu tâm tư của hai bà cháu nhà này. Một người muốn cô diễn kịch lừa bà nội, một người lại muốn cô làm hồ ly tinh câu dẫn cháu trai.
“Lão thái thái yên tâm, cháu hiểu rồi ạ.” A Kiều nghĩ một đằng nói một nẻo.
Bà Triệu càng nhìn càng thấy A Kiều đẹp, nhưng bà không thấy cô quyến rũ như người từ trong thanh lâu ra gì cả.
Nhìn tới nhìn lui, bà Triệu chỉ điểm: “Cách ăn mặc của cháu quá bình thường, không phải tri huyện tặng một rương tơ lụa sao, cháu mau làm mấy bộ váy bằng tơ lụa cho mình đi. Làm thế nào để đến lúc mặc vào có thể hấp dẫn quan gia, làm quan gia không thể dời mắt khỏi cháu được ý.”
Mặt A Kiều lại đỏ lên.
Bà Triệu nhớ tới cái gì đó, bà nhắc nhở cô: “Quan gia không thích người quá yếu ớt mỏng manh, tối hôm qua cháu khóc nên thằng bé không vui đâu. Bà biết cháu vừa gả tới còn chưa quen thuộc, nhưng có thể nhẫn thì nhẫn, ít khóc lại, cháu cũng không muốn ngày nào thằng bé cũng chia chăn ngủ riêng đúng không?”
A Kiều nghĩ một lát mới đoán được quan gia đang nói đến cái gì, cô mơ mơ hồ hồ gật đầu.
Bà Triệu đi ra ngoài.
Thẩm Anh nhiệt tình kéo tay bà Triệu: “Lão thái thái, hiếm khi cháu được đến huyện thành, bà dẫn cháu ra ngoài chơi đi, buổi chiều anh trai phải đưa chúng cháu về rồi.”
Bà Triệu biết trên người Thẩm Anh lúc nào cũng mang theo bạc, con gái nhà giàu luôn tiêu tiền đến mức vung tay quá trán, có khi bà còn chiếm được ít lời đó chứ. Bà Triệu cười tủm tỉm đồng ý, bà còn hỏi Liễu thị: “Con muốn đi cùng không?”
Liễu thị dịu dàng nói: “Con ở nhà thôi, đợilát nữa Yến Bình về, con muốn nói chuyện với thằng bé.”
Nhắc đến cháu trai, bà Triệu nói: “Đồ con lừa bướng bỉnh, nói cái gì cũng không chịu cưới vợ, mẹ không còn cách nào rồi, con cố gắng khuyên nó đi.”
Liễu thị cười đáp ứng.
Lúc này bà Triệu mới dẫn Thẩm Anh đi. Thẩm Anh vừa đi đến cửa liền quay đầu nháy mắt với mẹ.
Liễu thị cười nhìn con gái.
Đoán bà Triệu đã đi ra xa, Liễu thị lập tức gõ cửa phòng phía đông: “A Kiều, mẹ có thể vào không?”
A Kiều nghe tiếng mẹ của quan gia thì lập tức ra mở cửa.
Liêu thị dịu dàng đẩy A Kiều vào bên trong phòng, bà đi vào sau rồi đóng cửa lại.
A Kiễu nghĩ thầm, chẳng lẽ Liễu thị cũng có suy nghĩ như bà Triệu, bà muốn dặn dò cô lấy hết tất cả vốn liếng ra để câu dẫn quan gia sao?
Liễu thị vốn dĩ không biết nguyên nhân mẹ chồng nạp thiếp cho con trai, bà chỉ lo A Kiều vào thanh lâu có phải là người tốt hay không. Bây giờ gặp được A Kiều, cả người cô không có tý long đong lẳng lơ nào, ngược lại cô còn ngoan ngoãn trung thực làm người thương tiếc, lúc này Liễu thị thật sự yên tâm rồi.
Liễu thị tìm A Kiều là vì bà có đồ muốn đưa cho cô.
Bà lấy một cái hầu bao từ trong tay áo ra, bên trong hầu bao có 10 lượng bạc, bà đặt vào tay A Kiều rồi nói: “Đây là quà mà cha Thẩm Anh dặn mẹ đưa cho con. Những năm này ông rất muốn chiếu cố, chăm sóc quan gia nhưng quan gia không muốn nhận. Nếu đưa bạc cho thẳng bé thì chắc chắn thằng bé không thu, thôi thì giao cho con giữ, con dùng cũng được mà để tương lai quan gia cần bạc gấp thì con giữ lại rồi đưa cho thằng bé cũng được. Dù sao đây cũng là tấm lòng của người làm trưởng bối như chúng ta.”
A Kiều không thể từ chối tấm lòng như thế này được, cô bảo đảm nói: “Phu nhân yên tâm đi ạ, con sẽ giữ gìn kỹ thay quan gia.”
Liễu thị tin cô, bà lại lấy một đôi vòng tay làm bằng phỉ thúy ở trên tay đứa cho A Kiều: “Bạc để con và quan gia cùng nhau tiêu, còn đây là quà mẹ tăng riêng cho con. Con còn trẻ như vậy, đây chính là lúc nên ăn mặc đẹp.”
A Kiều vừa thấy vòng tay phỉ thúy xanh mơn mởn thì biết nó rất đắt, cô vội vàng từ chối: “Phu nhân, thứ này quá quý giá…”
Liễu thị nắm chặt tay cô, trong mắt bà tràn ngập sự tiếc nuối: “Mẹ tái giá sớm nên không thể ở bên cạnh quan gia chăm sóc thằng bé được. Thằng bé rất nặng tình, có mấy lời không muốn nói với lão thái thái. Nhưng con là người bên gối của nó, có lẽ con có thể khuyên thằng bé được. Quan gia không muốn cưới vợ, cũng chẳng biết lúc nào mới lấy, bây giờ con chính là người tri kỷ duy nhất bên cạnh nó, con nhất định phải chăm sóc thằng bé thật tốt đấy.”
A Kiều thấy nước mắt đong đầy trong mắt Liễu thị.
Cô không có cách nào từ chối bà.