*Chương này có nội dung ảnh, nếu bạn không thấy nội dung chương, vui lòng bật chế độ hiện hình ảnh của trình duyệt để đọc.
Dịch: Trâu Lười
Nhà họ Chu đang mở tiệc đưa dâu, còn nhà họ Triệu thì đang chuẩn bị tiệc đón dâu ngày mai.
Sân viện được quét dọn sạch sẽ, mười cái bàn vuông mượn của hàng xóm và bát đũa cũng được sắp xếp chỉnh tề.
“Cháu nói xem cháu làm tiệc rượu nhiều như vậy làm gì, mua rượu, mua thịt, mua đồ lặt vặt tốn 5 lượng bạc nữa.”
Bà Triệu ngồi ở dưới mái hiên nhìn mấy cái bàn tiệc buồn phiền, chỉ nạp một đứa thiếp thôi mà tốn một nửa tiền tích góp của bà. Tất cả là do cháu trai bày đặt, nạp thiếp mà làm long trọng như vậy, để bà xem tương lai nó cưới vợ chính thức thì làm thế nào bây giờ.
Triệu Yến Bình vừa thay quần áo đi từ trong phòng phía đông ra thì nghe thấy bà nội đang đau lòng bạc, Triệu Yến Bình giải thích: “Cháu mời tất cả thương nhân vào nam ra bắc ở trong huyện thành đến, cháu không chiêu đãi bọn họ thì dựa vào đâu mà bọn họ giúp cháu nghe ngóng tin tức của Hương Vân chứ?”
Mấy năm nay Triệu Yến Bình vẫn luôn kết giao với các thương nhân buôn bán. Hắn phải chăm sóc bà nội nên không đi xa được, hắn chỉ có thể thông qua các phương thức này để nghe ngóng tin tức của em gái. Ngay cả mấy tri huyện đã chuyển công tác sang nơi khác, Triệu Yến Bình cũng nhắc nhở qua, không biết họ có thật lòng nghe ngóng tin tức giúp hắn không nhưng hắn cố gắng làm hết sức mình.
Bà Triệu không lên tiếng nữa.
Hương Vân bị đôi vợ chồng thằng hai bán đi, lúc nhỏ cháu trai không làm gì được cậu mợ nhưng khi lớn lên có sức lực, chuyện đầu tiên cháu trai làm chính là trói cậu ruột lại treo lên cây rồi bắt ông nói cho hắn biết ông đã bán em gái cho ai. Dưới ngày nắng chói chang, thằng hai phơi nắng không còn hình dạng gì nữa, cuối cùng nó cũng nói ra một cái tên: Trương què.
Trương què là người què nổi danh năm đó ở vùng này, thằng hai thấy Hương Vân còn nhỏ tuổi mà xinh đẹp như vậy thì lập tức cấu kết với người què, hai người bàn bạc giá tiền rồi nhân lúc bà và Triệu Yến Bình không ở nhà bắt cháu gái Hương Vân 6 tuổi giao cho Trương què.
Nhưng lúc tìm thấy Trương què mà thằng hai nói thì cách thời gian Hương Vân bị bán nhiều năm rồi. Người què kia bị báo ứng đột quỵ ở đầu đường chết, còn Hương Vân bị hắn bán đi nơi nào thì không ai biết cả.
Biển người mênh mông, có thể tìm Hương Vân ở đâu đây?
Bà Triệu đã tuyệt vọng từ sớm rồi, nhưng cháu trai chưa từ bỏ ý định, hắn vẫn kiên trì đến bây giờ.
Bà Triệu có thể khuyên chuyện khác nhưng chỉ có chuyện này thì bà không khuyên nổi.
Thấy cháu trai dẫn ngựa ra ngoài, bà Triệu ngạc nhiên hỏi: “Cháu đi đâu vậy?”
Triệu Yến Bình không quay đầu lại mà nói: “Cháu đi đón mẹ và Tiểu Anh, bà mang hai cái chăn ra phơi nắng đi ạ, tối nay hai người sẽ ngủ ở phòng phía Tây cùng bà.”
Bà Triệu nhíu mày.
Nạp thiếp mà thôi, cháu trai còn không tiếc đến nhà họ Thẩm đón người. Hắn cho A Kiều thể diện nhiều như vậy thật sự chỉ vì lòng tốt thôi sao? Hay là năm đó cháu trai đã gặp A Kiều ở trong lầu Hoa Nguyệt nên rất hài lòng cô gái xinh đẹp này?
Triệu Yến Bình buộc kiệu vào ngựa rồi đánh xe ngựa ra huyện thành.
Hai bà cháu vốn là người thôn Thẩm Gia Câu, thôn này cách huyện thành 20 mươi dặm. Sau khi bộ đầu già để tòa nhà lại cho Triệu Yến Bình, hắn mới dẫn bà nội đến huyện thành.
Triệu Yến Bình không về nhà họ Triệu mà đi thẳng đến tòa nhà 5 gian to nhất ở đầu thôn.
Đây chính là nhà viên ngoại họ Thẩm, năm đó Liễu thị – mẹ của Triệu Yến Bình gả cho Thẩm viên ngoại.
Triệu Yến Bình cố ý xuất phát muộn, lúc mặt trời đỏ rực ngả về phía tây thì người dân cũng ngủ trưa dậy rồi.
Triệu Yến Bình vừa nhảy xuống xe thì đúng lúc cổng chính mở ra, một người đàn ông trung niên bụng phệ gần 40 tuổi xỉa răng đi ra ngoài, ông vừa ngẩng đầu lên liền thấy Triệu Yến Bình. Mặc dù hắn mặc quần áo vải thô nhưng cũng không che hết khí thế uy nghiêm trên người hắn, người đàn ông ngẩn người, ông ta lập tức chột dạ gãi gãi đầu rồi cười làm lành nói: “Khách quý lâu lắm mới gặp nha, Yến Bình, sao cậu lại tới đây?”
Người này là con trai độc nhất của vợ cả Thẩm viên ngoại sinh, hắn tên là Thẩm Văn Bưu. Lúc Liễu thị gả cho Thẩm viên ngoại, Thẩm Văn Bưu cũng 20 tuổi và cưới vợ rồi. Thẩm Văn Bưu cực kỳ bất mãn khi bố già đi bước nữa nên hắn không bao giờ tôn trọng Liễu thị. Trước khi Triệu Hương Vân bị bán, cậu của Triệu Yến Bình từng đến nhà họ Thẩm vay tiền nhưng lúc đó Thẩm viên ngoại dẫn Liễu thị đến nhà khác làm khách mấy ngày mới về. Thẩm Văn Bưu không muốn giúp đỡ thân thích nghèo nàn của Liễu thị nên sai người đuổi cậu đi, từ đó gây ảnh hưởng gián tiếp đến việc Triệu Hương Vân bị bán.
Liễu thị trở về nghe nói con gái mình mất tích thì khóc đến mức hôn mê bất tỉnh. Thẩm viên ngoại đau lòng vợ nên tự tay đánh 10 cái bản to vào người Thẩm Văn Bưu.
Từ đó Thẩm Văn Bưu càng hận Liễu thị, cứ tới dịp năm mới Triệu Yến Bình đến nhà họ Thẩm chúc tết Liễu thị, Thẩm Văn Bưu sẽ không cho hắn sắc mặt tốt. Đến khi Triệu Yến Bình làm bộ khoái rồi thăng chức lên làm bộ đầu, lúc đó Thẩm Văn Bưu mới bắt đầu kiêng kỵ Triệu Yến Bình, hắn cũng không dám bày sắc mặt thối cho Triệu Yến Bình nhìn nữa.
Triệu Yến Bình làm như không thấy Thẩm Văn Bưu, hắn nói với người gác cổng: “Tôi đến chào hỏi ông Thẩm và bà Thẩm.”
Người gác cổng cung kính mới hắn vào, sau đó người đó chạy đi thông báo cho ông chủ và bà chủ.
Lúc đầu Thẩm Văn Bưu muốn ra ngoài đi dạo, nhưng giờ hắn không muốn đi dạo nữa mà mặt dày đi theo Triệu Yến Bình vào nhà, hắn bực bội nghĩ xem Triệu Yến Bình đến làm gì.
Thẩm viên ngoại và Liễu thị nghe người báo thì đi ra.
Năm nay Liễu thị 42 tuổi, trời sinh cực kỳ xinh đẹp. Sau khi cưới Thẩm viên ngoại, bà không phải xuống ruộng làm việc nữa, cả ngày sống an nhàn sung sướng, làn da rám đen cũng được dưỡng trắng mịn màng. Bây giờ nhìn thoáng qua cũng chỉ như người hơn 30 tuổi, gương mặt vẫn xinh đẹp như trước, nhưng thân hình hơi gầy, hai đầu lông mày chứa vẻ u sầu.
Thẩm viên ngoại là phú hào nông thôn nổi danh quanh vùng này, năm nay ông 59 tuổi, cùng thế hệ với bà Triệu. Nhưng xương cốt của ông không cứng rắn như bà Triệu, cái lưng còng xuống, một tay chống gậy, một tay vịn vào Liễu thị, đầu thì tóc bạc, càng nhìn càng thấy giống cha của Liễu thị.
Người bên ngoài đều đồng tình vì Liễu thị bị ép tái giá với một ông già, nhưng Liễu thị thấy mình không phải chịu uất ức gì cả.
Lúc trước đồng ý tái giá, trong lòng bà thật sự đắng chát, nhưng sau khi tiến vào nhà họ Thẩm, Thẩm viên ngoại đối xử rất tốt với bà. Lúc đó Thẩm viên ngoại mới 39 tuổi, cũng coi như tráng niên, Liễu thị và ông trải qua nhiều năm ân ái. Từ lúc Thẩm viên ngoại 50 tuổi trở đi, tuổi tác của hai người mới chênh lệch rõ ràng.
Liễu thị cảm thấy yên ổn với hiện trạng, Triệu Yến Bình thấy mẹ ruột hầu hạ một ông già, trong lòng hắn không thoải mái chút nào.
Nhưng hắn cũng không biểu hiện ra ngoài, sau khi chào hỏi xong, hắn nói với hai người: “Bác, mẹ, bà nội nạp một lương thiếp cho con, ngày mai trong nhà tổ chức tiệc rượu nên con muốn đón mẹ đến xem cô ấy, không biết mẹ có rảnh không?”
Liễu thị vừa vui mừng xong lại kinh ngạc: “Con còn chưa cưới vợ, sao lại nạp thiếp trước rồi?”
Triệu Yến Bình bĩnh tĩnh giải thích: “Con không muốn cưới vợ nên bà nội muốn nạp một người thiếp chăm sóc cho con.”
Liễu thị nghe xong thì nghĩ đến chuyện con trai bướng bỉnh không chịu cưới vợ, bà bất dắc dĩ lườm con trai.
Thẩm viên ngoại vuốt râu cười nói: “Nạp thiếp thì nạp, tuổi của Yến Bình cũng không còn nhỏ nữa, bên người nên có một người quan tâm, chăm sóc.”
Ông nói xong thì quay sang nhìn con trai đứng ở cửa nói: “Anh Nhi dẫn người đến cửa hàng trên trấn rồi, Văn Bưu, con đi gọi con bé về đi.”
Thẩm Anh chính là con gái của Liệu thị sinh cho Thẩm viên ngoại, cô cũng là đứa con nhỏ nhất của ông. Từ nhỏ Thẩm Anh đã thông minh lanh lợi nên Thẩm viên ngoại coi cô như hòn ngọc quý trên tay vậy, ông đối xử với Thẩm Anh còn tốt hơn ba đứa cháu trai ruột.
Thẩm Văn Bưu không dám làm trái ý ông, hắn lập tức ra ngoài tìm Thẩm Anh. Thị trấn ở ngay gần đây, chỉ cần đi xe khoảng 30 phút là về đến nhà.
Thẩm Văn Bưu vừa đi, Thẩm viên ngoại gọi Liễu thị cúi đầu lại gần rồi nói mấy câu bên tai bà.
Liễu thị vừa muốn thì Thẩm viên ngoại đã khoát khoát tay rồi thúc giục bà: “Bà mau thu dọn đồ đi, dọn luôn đồ của Thẩm Anh, lát nữa con bé về thì mấy người xuất phát luôn.”
Liễu thị không biết làm sao, bà nhìn con trai rồi đi thu dọn đồ.
Thẩm viên ngoại ho khan hai tiếng, ông một lòng chiêu đãi Triệu Yến Bình. Nếu như không phải Triệu Yến Bình không muốn thân cận với ông thì ông đã nhận hắn làm con trai từ lâu rồi.
Nhưng Thẩm viên ngoại có thể hiểu tâm tình của Triệu Yến Bình. Ông lớn hơn Liễu thị 20 tuổi, lúc nhỏ Triệu Yến Bình chưa hiểu chuyện, hắn nhất định cho rằng ông ép buộc Liễu thị nên oán hận ông rất lâu, đến bây giờ trưởng thành cũng khó có thể bỏ được chấp niệm lúc xưa.
30 phút sau, Liễu thị thu dọn xong đồ đạc, Thẩm Anh cũng được Thẩm Văn Bưu gọi về.
Trên đường đi lên huyện thành, Thẩm Anh 14 tuổi thân thiết ngồi phía sau Triệu Yến Bình, cô cười hỏi: “Anh, anh muốn nạp cô gái nhà ai làm thiếp vậy? Anh gặp qua cô ấy chưa? Có xinh không?”
Liễu thị cũng mong đợi nhìn con trai, đến bây giờ bà cũng không nghe thấy con trai nói gì đến tình huống nhà gái.
Thân phận của A Kiều hơi đặc biệt, giấu diếm cũng không giấu được. Bây giờ hắn không nói thì ngày mai mẹ và em gái cũng nghe được từ chỗ người khác thôi, hắn nói luôn để hai người khỏi phải kinh ngạc.
Triệu Yến Bình kể đơn giản chuyện của A Kiều cho hai người nghe, hắn cũng không giấu diếm cái gì cả.
Liễu thị im lặng.
Thẩm Anh cực kỳ hiểu biết, cô suy nghĩ thêm một lúc rồi đoán: “Anh trai độc thân bao nhiêu năm rồi, đây là lần đầu tiên anh ấy chấp nhận một cô gái, hơn nữa anh còn cố ý đến đón chúng ta tới ăn tiệc cưới, con nghĩ chị dâu nhỏ chắc chắn là một người lương thiện, một cô gái tốt bụng được mọi người thương yêu.”
Liễu thị nghe vậy thì đột nhiên thông suốt, đúng rồi, nếu như A Kiều chỉ là một kỹ nữ tàn tạ quay về làm dân thường thì không cần nói đến con trai, chắc chắc mẹ chồng cũng không đồng ý cho cô gái đó bước qua cửa.
Trước lúc mặt trời lặn, Triệu Yến Bình đón mẹ và em gái cùng mẹ khác cha về đến nhà họ Triệu.
Bà Triệu vẫn thương con dâu Liễu thị, Liễu thị cũng kính trọng bà nên mẹ chồng và nàng dâu ở chung tương đối hòa hợp, còn Thẩm Anh xinh đẹp như hoa, hơn nữa còn là tiểu thư của nhà họ Thẩm nên bà Triệu cũng rất thích cô bé.
—
Nhà họ Chu ở sát vách.
A Kiều cũng không biết nhà họ Triệu mời những ai. Cô sắp phải lấy chồng nên Chu Song Song tạm thời chuyển sang phòng phía tây, còn cô và Thúy Nương ở phòng phía đông.
Thúy Nương lén nói cho A Kiều, không phải bà Triệu tặng Thúy Nương cho cô làm nha hoàn đâu, bà chỉ muốn cô bé sang đây trông coi sính lễ, không thể để Kim thị đoạt đi được.
A Kiều đã sớm biết bà Triệu là một người keo kiệt, bà làm ra chuyện như này cũng không có gì hiếm lạ. Sính lễ ở trong tay A Kiều thì vẫn quay trở lại nhà họ Triệu, còn những thứ khác rơi ở nhà bác thì cũng không liên quan gì đến nhà họ Triệu.
Màn đêm bao phủ xuống, cuối thu trời đen như mực, ánh trăng cũng ảm đạm theo.
“Cô dâu nhỏ, chúng ta đi ngủ đi.” Thúy Nương đi đổ nước rửa chân trở về, cô chuẩn bị khóa cửa, quay sang hỏi ý của A Kiều.
A Kiều vừa định đáp thì bỗng nhiên bên ngoài cửa sổ vang lên tiếng của bác: “Kiều Kiều, cháu ra đây một lát.”
A Kiều nhìn Thúy Nương, cô xuống giường đi giày thêu rồi ra ngoài.
Trong sân nhà họ Chu có một cây quýt, Chu Sưởng dẫn A Kiều đến dưới gốc cây. Ông liếc mắt nhìn cửa sổ phòng trên thì thấy bóng Kim thị vội vàng thò đầu lại. Chu Sưởng bất đắc dĩ lắc đầu, ông đứng sau cái cây quay lưng về phía cửa sổ rồi nhìn cháu gái nói: “Kiều Kiều, bác có lỗi với cháu, bác hại cháu chỉ có thể làm thiếp cho người ta, nếu không cháu có thể cưới được một người chồng tốt hoặc làm vợ của quan rồi.”
A Kiều cúi thấp đầu nói nhỏ: “Đây đều là mệnh, bác đừng tự trách mình. Quan gia Triệu là người tốt, cháu gả qua đó sẽ sống yên ổn với ngài ấy, bác yên tâm sống với mợ đi ạ. Bác đừng vì cháu mà cãi nhau ầm ĩ với mợ nữa.”
Cháu gái càng hiểu chuyện thì Chu Sưởng càng khó chịu. Ông kìm nén rồi đi đến trước mặt A Kiều, một bên ông giả vờ ôm vai cô, một bên vội vàng nhét một túi đồ vào trong tay cô rồi nói nhỏ: “Trong này là đồ trang sức làm đồ cưới mẹ cháu để lại cho cháu, cũng có một phần bác trai nợ cháu, tuyệt đối đừng để mợ cháu biết. Ngày mai đến nhà họ Triệu, buổi tối cháu mang ra rồi nói rõ ràng với Triệu Yến Bình. Lòng bà Triệu không xấu nhưng bà ấy là người keo kiệt, cháu đừng để bà ấy vu oan cháu lấy trộm đồ của bà.”
Chỉ hai câu dặn dò này, A Kiều nghẹn ngào dựa vào vai bác khóc to.
Chu Sưởng cũng nghẹn ngào, ông sợ cháu gái càng khóc càng khó chịu thì kìm nén nước mắt, ông đẩy cháu gái ra rồi xua tay nói: “Được rồi, mau về nghỉ ngơi đi, cẩn thận ngày mai mắt sưng lên xấu đó.”
Chu Sưởng nói xong thì đi trước, bước chân của ông đi nhanh giống như muốn chạy trốn vậy.
A Kiều trốn sau thân cây lau nước mắt một lúc lâu mới quay về phòng phía đông.
Trong lúc Thúy Nương trải chăn của mình ra thì A Kiều nằm nghiêng sang một bên lén mở túi vải bác trai đưa cho cô.
Bên trong có một cây trâm vàng, một đôi khuyên tai ngọc, một đôi vòng tay, ngoài ra còn có mấy khối bạc vụn tầm 10 lượng.
A Kiều nắm chặt cái túi rồi che miệng lại.
Mười lượng là tiền bán mình của cô, bác trai trả lại số tiền đó cho cô.
Dịch: Trâu Lười
Nhà họ Chu đang mở tiệc đưa dâu, còn nhà họ Triệu thì đang chuẩn bị tiệc đón dâu ngày mai.
Sân viện được quét dọn sạch sẽ, mười cái bàn vuông mượn của hàng xóm và bát đũa cũng được sắp xếp chỉnh tề.
“Cháu nói xem cháu làm tiệc rượu nhiều như vậy làm gì, mua rượu, mua thịt, mua đồ lặt vặt tốn 5 lượng bạc nữa.”
Bà Triệu ngồi ở dưới mái hiên nhìn mấy cái bàn tiệc buồn phiền, chỉ nạp một đứa thiếp thôi mà tốn một nửa tiền tích góp của bà. Tất cả là do cháu trai bày đặt, nạp thiếp mà làm long trọng như vậy, để bà xem tương lai nó cưới vợ chính thức thì làm thế nào bây giờ.
Triệu Yến Bình vừa thay quần áo đi từ trong phòng phía đông ra thì nghe thấy bà nội đang đau lòng bạc, Triệu Yến Bình giải thích: “Cháu mời tất cả thương nhân vào nam ra bắc ở trong huyện thành đến, cháu không chiêu đãi bọn họ thì dựa vào đâu mà bọn họ giúp cháu nghe ngóng tin tức của Hương Vân chứ?”
Mấy năm nay Triệu Yến Bình vẫn luôn kết giao với các thương nhân buôn bán. Hắn phải chăm sóc bà nội nên không đi xa được, hắn chỉ có thể thông qua các phương thức này để nghe ngóng tin tức của em gái. Ngay cả mấy tri huyện đã chuyển công tác sang nơi khác, Triệu Yến Bình cũng nhắc nhở qua, không biết họ có thật lòng nghe ngóng tin tức giúp hắn không nhưng hắn cố gắng làm hết sức mình.
Bà Triệu không lên tiếng nữa.
Hương Vân bị đôi vợ chồng thằng hai bán đi, lúc nhỏ cháu trai không làm gì được cậu mợ nhưng khi lớn lên có sức lực, chuyện đầu tiên cháu trai làm chính là trói cậu ruột lại treo lên cây rồi bắt ông nói cho hắn biết ông đã bán em gái cho ai. Dưới ngày nắng chói chang, thằng hai phơi nắng không còn hình dạng gì nữa, cuối cùng nó cũng nói ra một cái tên: Trương què.
Trương què là người què nổi danh năm đó ở vùng này, thằng hai thấy Hương Vân còn nhỏ tuổi mà xinh đẹp như vậy thì lập tức cấu kết với người què, hai người bàn bạc giá tiền rồi nhân lúc bà và Triệu Yến Bình không ở nhà bắt cháu gái Hương Vân 6 tuổi giao cho Trương què.
Nhưng lúc tìm thấy Trương què mà thằng hai nói thì cách thời gian Hương Vân bị bán nhiều năm rồi. Người què kia bị báo ứng đột quỵ ở đầu đường chết, còn Hương Vân bị hắn bán đi nơi nào thì không ai biết cả.
Biển người mênh mông, có thể tìm Hương Vân ở đâu đây?
Bà Triệu đã tuyệt vọng từ sớm rồi, nhưng cháu trai chưa từ bỏ ý định, hắn vẫn kiên trì đến bây giờ.
Bà Triệu có thể khuyên chuyện khác nhưng chỉ có chuyện này thì bà không khuyên nổi.
Thấy cháu trai dẫn ngựa ra ngoài, bà Triệu ngạc nhiên hỏi: “Cháu đi đâu vậy?”
Triệu Yến Bình không quay đầu lại mà nói: “Cháu đi đón mẹ và Tiểu Anh, bà mang hai cái chăn ra phơi nắng đi ạ, tối nay hai người sẽ ngủ ở phòng phía Tây cùng bà.”
Bà Triệu nhíu mày.
Nạp thiếp mà thôi, cháu trai còn không tiếc đến nhà họ Thẩm đón người. Hắn cho A Kiều thể diện nhiều như vậy thật sự chỉ vì lòng tốt thôi sao? Hay là năm đó cháu trai đã gặp A Kiều ở trong lầu Hoa Nguyệt nên rất hài lòng cô gái xinh đẹp này?
Triệu Yến Bình buộc kiệu vào ngựa rồi đánh xe ngựa ra huyện thành.
Hai bà cháu vốn là người thôn Thẩm Gia Câu, thôn này cách huyện thành 20 mươi dặm. Sau khi bộ đầu già để tòa nhà lại cho Triệu Yến Bình, hắn mới dẫn bà nội đến huyện thành.
Triệu Yến Bình không về nhà họ Triệu mà đi thẳng đến tòa nhà 5 gian to nhất ở đầu thôn.
Đây chính là nhà viên ngoại họ Thẩm, năm đó Liễu thị – mẹ của Triệu Yến Bình gả cho Thẩm viên ngoại.
Triệu Yến Bình cố ý xuất phát muộn, lúc mặt trời đỏ rực ngả về phía tây thì người dân cũng ngủ trưa dậy rồi.
Triệu Yến Bình vừa nhảy xuống xe thì đúng lúc cổng chính mở ra, một người đàn ông trung niên bụng phệ gần 40 tuổi xỉa răng đi ra ngoài, ông vừa ngẩng đầu lên liền thấy Triệu Yến Bình. Mặc dù hắn mặc quần áo vải thô nhưng cũng không che hết khí thế uy nghiêm trên người hắn, người đàn ông ngẩn người, ông ta lập tức chột dạ gãi gãi đầu rồi cười làm lành nói: “Khách quý lâu lắm mới gặp nha, Yến Bình, sao cậu lại tới đây?”
Người này là con trai độc nhất của vợ cả Thẩm viên ngoại sinh, hắn tên là Thẩm Văn Bưu. Lúc Liễu thị gả cho Thẩm viên ngoại, Thẩm Văn Bưu cũng 20 tuổi và cưới vợ rồi. Thẩm Văn Bưu cực kỳ bất mãn khi bố già đi bước nữa nên hắn không bao giờ tôn trọng Liễu thị. Trước khi Triệu Hương Vân bị bán, cậu của Triệu Yến Bình từng đến nhà họ Thẩm vay tiền nhưng lúc đó Thẩm viên ngoại dẫn Liễu thị đến nhà khác làm khách mấy ngày mới về. Thẩm Văn Bưu không muốn giúp đỡ thân thích nghèo nàn của Liễu thị nên sai người đuổi cậu đi, từ đó gây ảnh hưởng gián tiếp đến việc Triệu Hương Vân bị bán.
Liễu thị trở về nghe nói con gái mình mất tích thì khóc đến mức hôn mê bất tỉnh. Thẩm viên ngoại đau lòng vợ nên tự tay đánh 10 cái bản to vào người Thẩm Văn Bưu.
Từ đó Thẩm Văn Bưu càng hận Liễu thị, cứ tới dịp năm mới Triệu Yến Bình đến nhà họ Thẩm chúc tết Liễu thị, Thẩm Văn Bưu sẽ không cho hắn sắc mặt tốt. Đến khi Triệu Yến Bình làm bộ khoái rồi thăng chức lên làm bộ đầu, lúc đó Thẩm Văn Bưu mới bắt đầu kiêng kỵ Triệu Yến Bình, hắn cũng không dám bày sắc mặt thối cho Triệu Yến Bình nhìn nữa.
Triệu Yến Bình làm như không thấy Thẩm Văn Bưu, hắn nói với người gác cổng: “Tôi đến chào hỏi ông Thẩm và bà Thẩm.”
Người gác cổng cung kính mới hắn vào, sau đó người đó chạy đi thông báo cho ông chủ và bà chủ.
Lúc đầu Thẩm Văn Bưu muốn ra ngoài đi dạo, nhưng giờ hắn không muốn đi dạo nữa mà mặt dày đi theo Triệu Yến Bình vào nhà, hắn bực bội nghĩ xem Triệu Yến Bình đến làm gì.
Thẩm viên ngoại và Liễu thị nghe người báo thì đi ra.
Năm nay Liễu thị 42 tuổi, trời sinh cực kỳ xinh đẹp. Sau khi cưới Thẩm viên ngoại, bà không phải xuống ruộng làm việc nữa, cả ngày sống an nhàn sung sướng, làn da rám đen cũng được dưỡng trắng mịn màng. Bây giờ nhìn thoáng qua cũng chỉ như người hơn 30 tuổi, gương mặt vẫn xinh đẹp như trước, nhưng thân hình hơi gầy, hai đầu lông mày chứa vẻ u sầu.
Thẩm viên ngoại là phú hào nông thôn nổi danh quanh vùng này, năm nay ông 59 tuổi, cùng thế hệ với bà Triệu. Nhưng xương cốt của ông không cứng rắn như bà Triệu, cái lưng còng xuống, một tay chống gậy, một tay vịn vào Liễu thị, đầu thì tóc bạc, càng nhìn càng thấy giống cha của Liễu thị.
Người bên ngoài đều đồng tình vì Liễu thị bị ép tái giá với một ông già, nhưng Liễu thị thấy mình không phải chịu uất ức gì cả.
Lúc trước đồng ý tái giá, trong lòng bà thật sự đắng chát, nhưng sau khi tiến vào nhà họ Thẩm, Thẩm viên ngoại đối xử rất tốt với bà. Lúc đó Thẩm viên ngoại mới 39 tuổi, cũng coi như tráng niên, Liễu thị và ông trải qua nhiều năm ân ái. Từ lúc Thẩm viên ngoại 50 tuổi trở đi, tuổi tác của hai người mới chênh lệch rõ ràng.
Liễu thị cảm thấy yên ổn với hiện trạng, Triệu Yến Bình thấy mẹ ruột hầu hạ một ông già, trong lòng hắn không thoải mái chút nào.
Nhưng hắn cũng không biểu hiện ra ngoài, sau khi chào hỏi xong, hắn nói với hai người: “Bác, mẹ, bà nội nạp một lương thiếp cho con, ngày mai trong nhà tổ chức tiệc rượu nên con muốn đón mẹ đến xem cô ấy, không biết mẹ có rảnh không?”
Liễu thị vừa vui mừng xong lại kinh ngạc: “Con còn chưa cưới vợ, sao lại nạp thiếp trước rồi?”
Triệu Yến Bình bĩnh tĩnh giải thích: “Con không muốn cưới vợ nên bà nội muốn nạp một người thiếp chăm sóc cho con.”
Liễu thị nghe xong thì nghĩ đến chuyện con trai bướng bỉnh không chịu cưới vợ, bà bất dắc dĩ lườm con trai.
Thẩm viên ngoại vuốt râu cười nói: “Nạp thiếp thì nạp, tuổi của Yến Bình cũng không còn nhỏ nữa, bên người nên có một người quan tâm, chăm sóc.”
Ông nói xong thì quay sang nhìn con trai đứng ở cửa nói: “Anh Nhi dẫn người đến cửa hàng trên trấn rồi, Văn Bưu, con đi gọi con bé về đi.”
Thẩm Anh chính là con gái của Liệu thị sinh cho Thẩm viên ngoại, cô cũng là đứa con nhỏ nhất của ông. Từ nhỏ Thẩm Anh đã thông minh lanh lợi nên Thẩm viên ngoại coi cô như hòn ngọc quý trên tay vậy, ông đối xử với Thẩm Anh còn tốt hơn ba đứa cháu trai ruột.
Thẩm Văn Bưu không dám làm trái ý ông, hắn lập tức ra ngoài tìm Thẩm Anh. Thị trấn ở ngay gần đây, chỉ cần đi xe khoảng 30 phút là về đến nhà.
Thẩm Văn Bưu vừa đi, Thẩm viên ngoại gọi Liễu thị cúi đầu lại gần rồi nói mấy câu bên tai bà.
Liễu thị vừa muốn thì Thẩm viên ngoại đã khoát khoát tay rồi thúc giục bà: “Bà mau thu dọn đồ đi, dọn luôn đồ của Thẩm Anh, lát nữa con bé về thì mấy người xuất phát luôn.”
Liễu thị không biết làm sao, bà nhìn con trai rồi đi thu dọn đồ.
Thẩm viên ngoại ho khan hai tiếng, ông một lòng chiêu đãi Triệu Yến Bình. Nếu như không phải Triệu Yến Bình không muốn thân cận với ông thì ông đã nhận hắn làm con trai từ lâu rồi.
Nhưng Thẩm viên ngoại có thể hiểu tâm tình của Triệu Yến Bình. Ông lớn hơn Liễu thị 20 tuổi, lúc nhỏ Triệu Yến Bình chưa hiểu chuyện, hắn nhất định cho rằng ông ép buộc Liễu thị nên oán hận ông rất lâu, đến bây giờ trưởng thành cũng khó có thể bỏ được chấp niệm lúc xưa.
30 phút sau, Liễu thị thu dọn xong đồ đạc, Thẩm Anh cũng được Thẩm Văn Bưu gọi về.
Trên đường đi lên huyện thành, Thẩm Anh 14 tuổi thân thiết ngồi phía sau Triệu Yến Bình, cô cười hỏi: “Anh, anh muốn nạp cô gái nhà ai làm thiếp vậy? Anh gặp qua cô ấy chưa? Có xinh không?”
Liễu thị cũng mong đợi nhìn con trai, đến bây giờ bà cũng không nghe thấy con trai nói gì đến tình huống nhà gái.
Thân phận của A Kiều hơi đặc biệt, giấu diếm cũng không giấu được. Bây giờ hắn không nói thì ngày mai mẹ và em gái cũng nghe được từ chỗ người khác thôi, hắn nói luôn để hai người khỏi phải kinh ngạc.
Triệu Yến Bình kể đơn giản chuyện của A Kiều cho hai người nghe, hắn cũng không giấu diếm cái gì cả.
Liễu thị im lặng.
Thẩm Anh cực kỳ hiểu biết, cô suy nghĩ thêm một lúc rồi đoán: “Anh trai độc thân bao nhiêu năm rồi, đây là lần đầu tiên anh ấy chấp nhận một cô gái, hơn nữa anh còn cố ý đến đón chúng ta tới ăn tiệc cưới, con nghĩ chị dâu nhỏ chắc chắn là một người lương thiện, một cô gái tốt bụng được mọi người thương yêu.”
Liễu thị nghe vậy thì đột nhiên thông suốt, đúng rồi, nếu như A Kiều chỉ là một kỹ nữ tàn tạ quay về làm dân thường thì không cần nói đến con trai, chắc chắc mẹ chồng cũng không đồng ý cho cô gái đó bước qua cửa.
Trước lúc mặt trời lặn, Triệu Yến Bình đón mẹ và em gái cùng mẹ khác cha về đến nhà họ Triệu.
Bà Triệu vẫn thương con dâu Liễu thị, Liễu thị cũng kính trọng bà nên mẹ chồng và nàng dâu ở chung tương đối hòa hợp, còn Thẩm Anh xinh đẹp như hoa, hơn nữa còn là tiểu thư của nhà họ Thẩm nên bà Triệu cũng rất thích cô bé.
—
Nhà họ Chu ở sát vách.
A Kiều cũng không biết nhà họ Triệu mời những ai. Cô sắp phải lấy chồng nên Chu Song Song tạm thời chuyển sang phòng phía tây, còn cô và Thúy Nương ở phòng phía đông.
Thúy Nương lén nói cho A Kiều, không phải bà Triệu tặng Thúy Nương cho cô làm nha hoàn đâu, bà chỉ muốn cô bé sang đây trông coi sính lễ, không thể để Kim thị đoạt đi được.
A Kiều đã sớm biết bà Triệu là một người keo kiệt, bà làm ra chuyện như này cũng không có gì hiếm lạ. Sính lễ ở trong tay A Kiều thì vẫn quay trở lại nhà họ Triệu, còn những thứ khác rơi ở nhà bác thì cũng không liên quan gì đến nhà họ Triệu.
Màn đêm bao phủ xuống, cuối thu trời đen như mực, ánh trăng cũng ảm đạm theo.
“Cô dâu nhỏ, chúng ta đi ngủ đi.” Thúy Nương đi đổ nước rửa chân trở về, cô chuẩn bị khóa cửa, quay sang hỏi ý của A Kiều.
A Kiều vừa định đáp thì bỗng nhiên bên ngoài cửa sổ vang lên tiếng của bác: “Kiều Kiều, cháu ra đây một lát.”
A Kiều nhìn Thúy Nương, cô xuống giường đi giày thêu rồi ra ngoài.
Trong sân nhà họ Chu có một cây quýt, Chu Sưởng dẫn A Kiều đến dưới gốc cây. Ông liếc mắt nhìn cửa sổ phòng trên thì thấy bóng Kim thị vội vàng thò đầu lại. Chu Sưởng bất đắc dĩ lắc đầu, ông đứng sau cái cây quay lưng về phía cửa sổ rồi nhìn cháu gái nói: “Kiều Kiều, bác có lỗi với cháu, bác hại cháu chỉ có thể làm thiếp cho người ta, nếu không cháu có thể cưới được một người chồng tốt hoặc làm vợ của quan rồi.”
A Kiều cúi thấp đầu nói nhỏ: “Đây đều là mệnh, bác đừng tự trách mình. Quan gia Triệu là người tốt, cháu gả qua đó sẽ sống yên ổn với ngài ấy, bác yên tâm sống với mợ đi ạ. Bác đừng vì cháu mà cãi nhau ầm ĩ với mợ nữa.”
Cháu gái càng hiểu chuyện thì Chu Sưởng càng khó chịu. Ông kìm nén rồi đi đến trước mặt A Kiều, một bên ông giả vờ ôm vai cô, một bên vội vàng nhét một túi đồ vào trong tay cô rồi nói nhỏ: “Trong này là đồ trang sức làm đồ cưới mẹ cháu để lại cho cháu, cũng có một phần bác trai nợ cháu, tuyệt đối đừng để mợ cháu biết. Ngày mai đến nhà họ Triệu, buổi tối cháu mang ra rồi nói rõ ràng với Triệu Yến Bình. Lòng bà Triệu không xấu nhưng bà ấy là người keo kiệt, cháu đừng để bà ấy vu oan cháu lấy trộm đồ của bà.”
Chỉ hai câu dặn dò này, A Kiều nghẹn ngào dựa vào vai bác khóc to.
Chu Sưởng cũng nghẹn ngào, ông sợ cháu gái càng khóc càng khó chịu thì kìm nén nước mắt, ông đẩy cháu gái ra rồi xua tay nói: “Được rồi, mau về nghỉ ngơi đi, cẩn thận ngày mai mắt sưng lên xấu đó.”
Chu Sưởng nói xong thì đi trước, bước chân của ông đi nhanh giống như muốn chạy trốn vậy.
A Kiều trốn sau thân cây lau nước mắt một lúc lâu mới quay về phòng phía đông.
Trong lúc Thúy Nương trải chăn của mình ra thì A Kiều nằm nghiêng sang một bên lén mở túi vải bác trai đưa cho cô.
Bên trong có một cây trâm vàng, một đôi khuyên tai ngọc, một đôi vòng tay, ngoài ra còn có mấy khối bạc vụn tầm 10 lượng.
A Kiều nắm chặt cái túi rồi che miệng lại.
Mười lượng là tiền bán mình của cô, bác trai trả lại số tiền đó cho cô.