Tiệc đính hôn được tổ chức tại một khách sạn cao cấp ở trong thành phố.
Gia đình Ôn Kiều không có nhiều họ hàng nên chỉ mời những người thường xuyên đến thăm trong những năm qua, tuy nhiên vì đúng dịp nghỉ hè nên mọi người đều dẫn theo con cái nên chiếc bàn lớn dành cho mười hai người đã được ngồi đủ ba bàn.
Bởi vì trong thành phố nên đi cao tốc chỉ mất 40 phút, nhưng từ nhà Ôn Kiều bắt xe buýt thì rất bất tiện, phải chuyển trạm mấy lần mới đến được.
Vậy nên Tống Thời Ngộ đã đặc biệt sắp xếp xe để đưa đón.
Mặc dù là một thành phố nhỏ ở quê nhưng khách sạn trong thành phố cũng được trang trí rất lộng lẫy, phù hợp với giá cả đắt đỏ.
Tống Thời Ngộ đã đặt một phòng tiệc, được bày biện vô cùng xinh đẹp mơ mộng. Anh đặt trước ba bàn tiệc, mỗi bàn có giá hai tám ngàn tệ và tổng cộng có 22 món ăn.
Sau khi nghe giá thì Ôn Kiều không khỏi đau xót, cả đời này cô chưa từng ăn bữa cơm nào đắt tiền như vậy, một bàn cơm này đủ để cô ăn được hai năm rồi.
Không chỉ cô mà tất cả họ hàng cũng như thế. Trên bàn ăn, mọi loại thức ăn từ trên đất liền cho đến dưới biển đều có đủ cả. Đừng nói ăn mà ngay cả nhìn thấy cũng chưa từng. Với những người họ hàng cả đời chưa từng ăn hải sản cũng trầm trồ vì con cua hoàng đế to như cái chậu đặt trên bàn.
Đám trẻ con còn đứng cả lên xem.
“Đây là lần đầu tôi được nhìn thấy con cua to thế này đấy, chắc phải đắt lắm.”
“Chứ còn sao nữa, một con phải này phải mấy ngàn đấy!”
“Đắt thế cơ à?”
“Tôi nghe nói là một bàn này giá mười đến hai mươi ngàn.”
“Bạn trai Kiều Kiều lắm tiền vậy sao?”
“Bạn trai con bé tự mở công ty ở Lâm Xuyên, gia đình cũng thuộc hàng có tiền.”
Mọi người trò chuyện nhưng không hề ảnh hưởng đến việc gắp thức ăn trên bàn.
Khi đĩa sashimi hải sản được bày biện đẹp mắt mang ra, mọi người đều do dự và không biết làm cách nào để ăn được.
“Sao toàn đồ sống thế này?”
“Món này mà cũng không biết hả? Đây gọi là sashimi, phải ăn sống.”
“Thế ăn sao được?”
“Sao mà không ăn được, người ta còn dám mang lên để cho bà ăn mà bà còn sợ không ăn được à?”
Có người lưỡng lự dùng đũa gắp một miếng cá hồi cắt miếng dày, ăn xong muốn nhổ ra nhưng lại sợ lãng phí nên cố nhai hết rồi nói: “Sao ăn như thịt mỡ ấy.”
“Tôi cũng không quen ăn đồ sống như này, ăn đồ chín vẫn ngon hơn.”
“Món tôm sống này ngon lắm, thử đi, vừa tươi vừa ngọt.”
Sau đó, những con tôm hùm to bằng cánh tay và những con bào ngư to bằng lòng bàn tay lần lượt xuất hiện…
Tống Thời Ngộ ăn ít, dành phần lớn thời gian là ở cạnh chăm sóc cho Ôn Kiều. Anh gắp đồ ăn rồi bóc tôm cho cô, cũng không quên chăm sóc cả Bình An ngồi cạnh cô nữa.
Mẹ của Tống Thời Ngộ - Lạc Văn Ngọc nhìn thấy thế không khỏi cảm thấy có chút ghen tị. Cả đời bà chưa bao giờ được con trai mình chăm sóc theo cách này, bây giờ nhìn thấy anh quan tâm đến "người khác" như vậy, bà không khỏi cảm thấy có chút thất vọng cùng chua chát, sắc mặt có chút buồn bã nhưng vẫn phải gượng cười.
Dưới bàn, Ôn Kiều dùng tay giật nhẹ góc áo của Tống Thời Ngộ và ra hiệu với anh bằng ánh mắt.
Tống Thời Ngộ dừng một chút, sau đó múc một chén canh nhưng không nói gì mà chỉ đặt xuống bên tay phải của mẹ mình.
Lạc Văn Ngọc tức thì cảm thấy vui mừng, bà cũng không còn suy nghĩ so sánh như ban nãy nữa. Trong lòng bà cảm thấy vừa mừng vừa sợ, trầm giọng nói cảm ơn, nụ cười trên mặt cũng tự nhiên hơn hẳn.
…
Tổng cộng có hai mươi hai món ăn, một bàn có mười hai người, trên bàn người nào cũng no đến mức còn thừa rất nhiều nên đều bảo người phục vụ cho đồ để đóng gói mang về.
Sau bữa ăn là phần trái cây tráng miệng được mang lên, để mọi người còn thời gian ngồi lại tâm sự trò chuyện.
Theo phong tục của quê Ôn Kiều, vào lúc đính hôn thì nhà trai phải gửi phong bao lì xì màu đỏ cho họ hàng nhà gái. Mỗi nhà một phong bì, số tiền thường dao động từ một cho tới hai nghìn.
Nhưng hôm nay, đông đảo họ hàng cầm trên tay những phong bao lì xì phồng lên nặng trĩu, nhìn thoáng qua cũng biết chắc chắn không chỉ có một hai nghìn thôi đâu.
Họ hàng được đối xử tiếp đãi chu đáo như vậy thì ai nấy đều rất mừng rỡ, lời ngon tiếng ngọt tuôn ra từ miệng họ như nước.
“Ôi trời ạ, Kiều Kiều có phúc quá đi mất. Cô à, cô có cháu rể tốt như vậy thì sau này phúc phận hưởng không hết!”
“Đúng đấy dì ạ, Kiều Kiều là người hiếu thảo, hiểu chuyện lại có năng lực, đã thế còn tìm được một người chồng tốt với mình như vậy, từ nay về sau không cần lo lắng gì nữa, dì chỉ cần hưởng phúc thôi."
Ôn Kiều ngồi trên nghe được tiếng “chồng” mà không khỏi đỏ bừng mặt. Vừa mới đính hôn, gọi là chồng chưa cưới thôi chứ sao đã thành chồng rồi?
Cô nhìn Tống Thời Ngộ bên cạnh đang từ chối điếu thuốc của một người lớn trong nhà và nói rằng anh không hút thuốc. Không biết anh có nghe thấy không nhưng khi anh quay đầu nhìn cô thì vẻ mặt vẫn rất bình tĩnh. Vì uống nhiều rượu nên gương mặt trắng nõn hơi đỏ lên, thậm chí khóe mắt cũng long lanh như mất hồn, ánh mắt nhìn đặc biệt dịu dàng đa tình.
Trái tim Ôn Kiều đập thình thịch khi bị anh nhìn như thế.
Tống Thời Ngộ không hút thuốc lá nên khi được người lớn mời thì đều xin miễn thứ cho kẻ bất tài, nhưng kính rượu thì ai đến cũng không từ chối. Cuối cùng vì nhìn anh uống nhiều quá nên Ôn Kiều đành ngăn lại, họ hàng cũng rất biết điều nên khi cô cản thì không ai mời nữa. Nhưng dù sao Tống Thời Ngộ cũng đã uống khá nhiều, lúc này đã bắt đầu men say, khóe miệng luôn nhếch lên, hơi thở lạnh lùng và thờ ơ đã nhạt đi rất nhiều, không còn cảm giác cao ngạo khó có thể chạm tới nữa rồi.
Mấy đứa trẻ họ hàng tuy không dám lại gần nhưng tụ tập một chỗ rồi lén nhìn, thỉnh thoảng lại lộ ra vẻ mê đắm, chắc hẳn đây là lần đầu tiên chúng nhìn thấy người ở ngoài đời đẹp hơn trên TV nên có vẻ rất sốc.
Ôn Kiều hoàn toàn có thể hiểu được cảm giác đó, bởi vì lần đầu cô nhìn thấy Tống Thời Ngộ hồi niên thiếu đã rất sốc rồi.
Sau khi ăn uống xong, mọi người còn chuyện trò rôm rả hơn nửa tiếng nữa. Cuối cùng khi tan cuộc, trên tay người nào người nấy đều xách một ít đồ ăn, trong túi để một phong lì xì nặng trĩu, hào hứng vui vẻ ngồi lên xe đưa về nhà.
Có người vì quá nóng lòng nên chưa về tới nhà đã vội vàng mở phong bao lì xì đỏ từ trên đường, cầm trên tay một xấp thật dày rồi nhẩm đến, có lẽ phải tầm 8888.
“Nhiều thế này cơ à, thế thì hôm Kiều Kiều đám cưới chúng ta đi bao nhiêu mới hợp lý đây.”
“Mấy người có biết sính lễ trị giá bao nhiêu không? Tám trăm tám mươi ngàn tệ đó! Nghe nói là còn chuẩn bị một ngôi nhà ở Lâm Xuyên và một chiếc xe cho Kiều Kiều nữa.”
Ở quê của Ôn Kiều, bình thường sính lễ sẽ thường rơi vào sáu đến tám mươi ngàn, nếu nhà ai có điều kiện thì nhỉnh hơn một chút.
Tám trăm tám mươi ngàn tệ là đã bớt đi nhiều rồi. Bà nội cảm thấy nhiều quá nhưng vì mẹ của Tống Thời Ngộ kiên trì nên bà không từ chối nữa. Bà nói riêng với Ôn Kiều rằng khi đến thời điểm thì tất cả số tiền này sẽ đặt vào hòm đồ cưới của Ôn Kiều.
“Tuy điều kiện của gia đình mình tương đối khó khăn nhưng cũng phải đàng hoàng. Thằng bé cho cháu bao nhiêu thì bà nội sẽ đóng cho cháu từng đấy hòm đồ. Mình không quan trọng nhà người ta có bao nhiêu tiền, chỉ cần Thời Ngộ thật lòng với cháu là được.”
Trước buổi tối ngày đính hôn, bà nội gọi Ôn Kiều vào phòng bà rồi dặn đi dặn lại rất nhiều thứ.
“Sau là coi như cháu gả cho Thời Ngộ rồi, phải nhớ kỹ rằng, dù thằng bé có đối xử với cháu tốt thế nào thì cũng đừng có cái gì cũng ỷ vào nó, lúc nào cũng phải chừa đường lui cho chính mình.”
Ôn Kiều chăm chú lắng nghe và gật đầu, chính cô cũng nghĩ như vậy.
Nhưng cô cảm thấy ngược lại, cô và Tống Thời Ngộ ở bên nhau thì có vẻ Tống Thời Ngộ ỷ lại cô nhiều hơn.
Bà nội và cháu gái dường như có vô số lời muốn nói, khi dặn dò xong xuôi, bà tháo chiếc vòng tay bạc mà đã đeo gần hết cuộc đời ra khỏi cổ tay rồi nói: “Kiều Kiều, bà nội có lỗi với cháu. Nếu không phải vì căn bệnh này thì bà cũng có thể dành dụm một phần của hồi môn cho cháu. Tuy chiếc vòng tay bạc này không đáng tiền nhưng nó được truyền lại từ đời bà của bà, sau này nếu bà nội không còn, cháu đeo cái này thì cũng giống như đang có bà nội cạnh cháu.”
Bà vừa nói vừa cầm lấy tay Ôn Kiều rồi đeo chiếc vòng tay vào cho cô. Chiếc vòng tay bạc nhẹ nhàng tinh xảo treo trên cổ tay thon dài trắng như tuyết, trải qua nhiều năm mài giũa, toát ra một cảm giác đơn giản nhưng lại mang nét cổ xưa, rất hợp với Ôn Kiều.
Mũi Ôn Kiều chua xót, cô cầm lại bàn tay gầy guộc của bà nội rồi nở nụ cười: “Bà ơi, bà phải sống đến một trăm hai mươi tuổi để hưởng phúc của cháu gái nhé.”
Hốc mắt bà nội ươn ướt, bà ôm cô vào lòng: “Con bé ngốc nghếch này, bao nhiêu năm nay bà đã hưởng phúc của cháu rồi, cháu là bảo bối mà ông trời ban cho bà.”
Bà mất chồng từ sớm, người con lớn nhất lại bị thiểu năng trí tuệ, rồi lại phải chịu nỗi đau mất con ở tuổi trung niên. May mắn thay, bà còn lại một đứa cháu gái quý giá là Ôn Kiều. Từ nhỏ đã lanh lợi hiểu chuyện, người chưa cao tới cái bếp lò đã học cách đứng trên ghế đẩu để xào rau, mọi việc trong nhà con bé đều tranh làm. Đứa nhỏ không ba không mẹ, từ nhỏ đến lớn chịu không biết bao tủi thân nhưng xưa nay chưa từng để bà nội phải quan tâm lo lắng. Niềm an ủi và hy vọng vô hạn cũng khiến bà cảm thấy rằng mình có chút hy vọng nào đó, song lại không ngờ đến già lại mắc bệnh nặng rồi kéo cả cháu gái chịu khổ theo.
Khi ấy Ôn Kiều phải cố gắng nỗ lực đến nhường nào bà đều thấy cả. Tuy đau lòng nhưng bà cũng gắng vui vẻ vì cô, hy vọng cô có thể thi đậu đại học. Bà vẫn luôn tiết kiệm tiền bạc để sau này làm của hồi môn cho Ôn Kiều. Nếu muốn học đại học thì tạm thời dùng số tiền đó trước, nhưng nếu Ôn Kiều thi đậu thì cho dù có đập nồi bán sắt bà cũng muốn dành dụm cho cô.
Không ngờ cuộc đời Ôn Kiều sắp được sang trang mới thì lại bị người bà này kéo xuống. Ôn Kiều nói dối bà là cô đi thi đại học nhưng cuối cùng có người đến thăm bệnh đã lỡ miệng nói rằng Ôn Kiều không đi thi. Khi ấy bà nằm tê liệt trên giường bệnh, ước gì mình có thể chết đi để không liên lụy đến cháu gái nữa.
Chính Ôn Kiều là người đã khóc sưng mắt ôm bà, nói rằng cô không thể sống thiếu bà nội nên bà mới cắn răng cố gắng sống tiếp.
Bà bị bệnh, ngôi nhà lung lay sắp đổ được chính Ôn Kiều gánh vác trên lưng.
Đặc biệt là sự xuất hiện của Bình An khiến gia đình vốn đã khó khăn lại càng trở nên tồi tệ hơn. Bà nhìn đứa bé Bình An xinh xắn nằm trong tã lót nhưng lại không hề thấy vui, do đó khi Ôn Kiều muốn đưa Bình An đi cùng, bà cũng nhất quyết không đồng ý. Sau này Bình An lớn dần, Ôn Kiều dạy dỗ thằng bé rất tốt. Cậu bé ngoan ngoãn, lanh lợi, xinh xắn lại rất thông minh, không ai là không thích, song đối với đứa cháu này, bà vẫn rất khó để có thể gần gũi được với nó.
Bà quá thương Ôn Kiều nên luôn có ác cảm với Bình An, nghĩ rằng vì cậu bé mà Ôn Kiều phải chịu nhiều đau khổ.
Cả đời này bà sống một cuộc sống khó khăn, chịu nhiều khổ cực hơn cả người khác ăn cơm. Tuy nhiên bà vẫn rất cảm ơn ông trời bởi vì đã đưa Ôn Kiều đến bên bà.
Hai bà cháu ôm nhau khóc một hồi, nhưng nghĩ rằng ngày sau sẽ ngày càng tốt đẹp hơn nên họ lại nắm tay nhau cười và lặng lẽ nói chuyện một lúc, sau đó Ôn Kiều đỡ bà nội nằm xuống.
…
Tất cả họ hàng đã về hết.
Mẹ của Tống Thời Ngộ cũng bắt tàu cao tốc về Lâm Xuyên.
Bởi vì lúc trước Mục Thanh đề nghị Ôn Kiều và Tống Thời Ngộ tối nay ở lại khách sạn, mọi người có thể cùng nhau uống mấy ly chúc mừng.
Vì thế nên Ôn Kiều và Tống Thời Ngộ cùng mang theo vali, bác cả và Bình An ở lại và được giao cho thư ký Chu sắp xếp người trông coi, còn bà nội và bà Tống đi về cùng nhau.
“Giờ vẫn còn sớm, bọn mình đi đâu chơi đây?” Diêu Tông rất phấn khởi, anh ấy uống giúp Tống Thời Ngộ không ít rượu nhưng vì tửu lượng cao nên mặt không đỏ chút nào, thậm chí còn sáng sủa hơn.
“Tôi không đi đâu. Tôi uống nhiều nên muốn lên phòng ngủ một lát.” Tống Thời Ngộ ôm Ôn Kiều, cơ thể cũng nghiêng về phía cô. Gương mặt trắng trẻo lạnh lùng hơi ửng đỏ và lan thẳng tới chiếc cổ thon dài, ngay cả ánh mắt cũng long lanh mơ hồ. Đuôi mắt anh hơi đỏ lên, nhìn vẻ say rượu rất có sức thuyết phục.
Lê Tư Ý ngáp một cái rồi nói: “Tối qua tôi ngủ không ngon, nay lại phải giấc sớm nên chắc tôi cũng đi ngủ luôn đây.”
Mục Thanh bỏ phiếu tán thành: “Tôi cũng hơi mệt, thế thì chiều nay mọi người về phòng nghỉ ngơi đi. Đến tối đi đâu làm gì thì tính sau.”
Diêu Tông đang hào hứng mà thấy ai cũng muốn đi ngủ thì bỗng có cảm giác mất hứng: “Vậy cũng được, tôi cũng về phòng nghỉ chút.”
Thế là cả nhóm người cùng nhau đi thang máy lên lầu.
Trong thang máy, dáng vẻ Tống Thời Ngộ mềm nhũn mất hết sức lực như uống quá nhiều, toàn cơ thể dựa hết lên người Ôn Kiều.
Vừa ra khỏi thang máy, Ôn Kiều đỡ Tống Thời Ngộ ra ngoài trước.
Lê Tư Ý đang muốn theo giúp nào ngờ bị Diêu Tông kéo lại.
“Cậu làm gì thế?” Lê Tư Ý không hiểu bèn hỏi.
“Cậu đi theo làm cái gì?” Diêu Tông hỏi lại.
“Nhỡ hai người họ cần giúp gì thì sao.” Lê Tư Ý đáp.
“Yên tâm, không cần đến cậu đâu.” Diêu Tông nhìn bóng lưng nghiêng hẳn sang một bên của Tống Thời Ngộ mà không khỏi oán thầm, đúng là diễn y như thật.
Ôn Kiều dùng thẻ phòng mở vừa rồi đỡ Tống Thời Ngộ đi vào, vừa mới định dùng tay đóng cửa lại thì cánh cửa bị đóng lại còn nhanh hơn tay cô. Người đàn ông vừa rồi nhìn như hết sức lực, phải dựa lên người cô mới có thể đi được lại bỗng nhanh nhẹn quay người ép cô sát lên cửa, bàn tay nóng hổi kề sát trên eo cô rồi dùng sức ấn cô vào lòng, một tay khác nắm cằm cô rồi nhấc lên.
Ôn Kiều bị anh vội vã bắt ngẩng đầu và đón nhận nụ hôn thiếu kiên nhẫn của Tống Thời Ngộ.
Gia đình Ôn Kiều không có nhiều họ hàng nên chỉ mời những người thường xuyên đến thăm trong những năm qua, tuy nhiên vì đúng dịp nghỉ hè nên mọi người đều dẫn theo con cái nên chiếc bàn lớn dành cho mười hai người đã được ngồi đủ ba bàn.
Bởi vì trong thành phố nên đi cao tốc chỉ mất 40 phút, nhưng từ nhà Ôn Kiều bắt xe buýt thì rất bất tiện, phải chuyển trạm mấy lần mới đến được.
Vậy nên Tống Thời Ngộ đã đặc biệt sắp xếp xe để đưa đón.
Mặc dù là một thành phố nhỏ ở quê nhưng khách sạn trong thành phố cũng được trang trí rất lộng lẫy, phù hợp với giá cả đắt đỏ.
Tống Thời Ngộ đã đặt một phòng tiệc, được bày biện vô cùng xinh đẹp mơ mộng. Anh đặt trước ba bàn tiệc, mỗi bàn có giá hai tám ngàn tệ và tổng cộng có 22 món ăn.
Sau khi nghe giá thì Ôn Kiều không khỏi đau xót, cả đời này cô chưa từng ăn bữa cơm nào đắt tiền như vậy, một bàn cơm này đủ để cô ăn được hai năm rồi.
Không chỉ cô mà tất cả họ hàng cũng như thế. Trên bàn ăn, mọi loại thức ăn từ trên đất liền cho đến dưới biển đều có đủ cả. Đừng nói ăn mà ngay cả nhìn thấy cũng chưa từng. Với những người họ hàng cả đời chưa từng ăn hải sản cũng trầm trồ vì con cua hoàng đế to như cái chậu đặt trên bàn.
Đám trẻ con còn đứng cả lên xem.
“Đây là lần đầu tôi được nhìn thấy con cua to thế này đấy, chắc phải đắt lắm.”
“Chứ còn sao nữa, một con phải này phải mấy ngàn đấy!”
“Đắt thế cơ à?”
“Tôi nghe nói là một bàn này giá mười đến hai mươi ngàn.”
“Bạn trai Kiều Kiều lắm tiền vậy sao?”
“Bạn trai con bé tự mở công ty ở Lâm Xuyên, gia đình cũng thuộc hàng có tiền.”
Mọi người trò chuyện nhưng không hề ảnh hưởng đến việc gắp thức ăn trên bàn.
Khi đĩa sashimi hải sản được bày biện đẹp mắt mang ra, mọi người đều do dự và không biết làm cách nào để ăn được.
“Sao toàn đồ sống thế này?”
“Món này mà cũng không biết hả? Đây gọi là sashimi, phải ăn sống.”
“Thế ăn sao được?”
“Sao mà không ăn được, người ta còn dám mang lên để cho bà ăn mà bà còn sợ không ăn được à?”
Có người lưỡng lự dùng đũa gắp một miếng cá hồi cắt miếng dày, ăn xong muốn nhổ ra nhưng lại sợ lãng phí nên cố nhai hết rồi nói: “Sao ăn như thịt mỡ ấy.”
“Tôi cũng không quen ăn đồ sống như này, ăn đồ chín vẫn ngon hơn.”
“Món tôm sống này ngon lắm, thử đi, vừa tươi vừa ngọt.”
Sau đó, những con tôm hùm to bằng cánh tay và những con bào ngư to bằng lòng bàn tay lần lượt xuất hiện…
Tống Thời Ngộ ăn ít, dành phần lớn thời gian là ở cạnh chăm sóc cho Ôn Kiều. Anh gắp đồ ăn rồi bóc tôm cho cô, cũng không quên chăm sóc cả Bình An ngồi cạnh cô nữa.
Mẹ của Tống Thời Ngộ - Lạc Văn Ngọc nhìn thấy thế không khỏi cảm thấy có chút ghen tị. Cả đời bà chưa bao giờ được con trai mình chăm sóc theo cách này, bây giờ nhìn thấy anh quan tâm đến "người khác" như vậy, bà không khỏi cảm thấy có chút thất vọng cùng chua chát, sắc mặt có chút buồn bã nhưng vẫn phải gượng cười.
Dưới bàn, Ôn Kiều dùng tay giật nhẹ góc áo của Tống Thời Ngộ và ra hiệu với anh bằng ánh mắt.
Tống Thời Ngộ dừng một chút, sau đó múc một chén canh nhưng không nói gì mà chỉ đặt xuống bên tay phải của mẹ mình.
Lạc Văn Ngọc tức thì cảm thấy vui mừng, bà cũng không còn suy nghĩ so sánh như ban nãy nữa. Trong lòng bà cảm thấy vừa mừng vừa sợ, trầm giọng nói cảm ơn, nụ cười trên mặt cũng tự nhiên hơn hẳn.
…
Tổng cộng có hai mươi hai món ăn, một bàn có mười hai người, trên bàn người nào cũng no đến mức còn thừa rất nhiều nên đều bảo người phục vụ cho đồ để đóng gói mang về.
Sau bữa ăn là phần trái cây tráng miệng được mang lên, để mọi người còn thời gian ngồi lại tâm sự trò chuyện.
Theo phong tục của quê Ôn Kiều, vào lúc đính hôn thì nhà trai phải gửi phong bao lì xì màu đỏ cho họ hàng nhà gái. Mỗi nhà một phong bì, số tiền thường dao động từ một cho tới hai nghìn.
Nhưng hôm nay, đông đảo họ hàng cầm trên tay những phong bao lì xì phồng lên nặng trĩu, nhìn thoáng qua cũng biết chắc chắn không chỉ có một hai nghìn thôi đâu.
Họ hàng được đối xử tiếp đãi chu đáo như vậy thì ai nấy đều rất mừng rỡ, lời ngon tiếng ngọt tuôn ra từ miệng họ như nước.
“Ôi trời ạ, Kiều Kiều có phúc quá đi mất. Cô à, cô có cháu rể tốt như vậy thì sau này phúc phận hưởng không hết!”
“Đúng đấy dì ạ, Kiều Kiều là người hiếu thảo, hiểu chuyện lại có năng lực, đã thế còn tìm được một người chồng tốt với mình như vậy, từ nay về sau không cần lo lắng gì nữa, dì chỉ cần hưởng phúc thôi."
Ôn Kiều ngồi trên nghe được tiếng “chồng” mà không khỏi đỏ bừng mặt. Vừa mới đính hôn, gọi là chồng chưa cưới thôi chứ sao đã thành chồng rồi?
Cô nhìn Tống Thời Ngộ bên cạnh đang từ chối điếu thuốc của một người lớn trong nhà và nói rằng anh không hút thuốc. Không biết anh có nghe thấy không nhưng khi anh quay đầu nhìn cô thì vẻ mặt vẫn rất bình tĩnh. Vì uống nhiều rượu nên gương mặt trắng nõn hơi đỏ lên, thậm chí khóe mắt cũng long lanh như mất hồn, ánh mắt nhìn đặc biệt dịu dàng đa tình.
Trái tim Ôn Kiều đập thình thịch khi bị anh nhìn như thế.
Tống Thời Ngộ không hút thuốc lá nên khi được người lớn mời thì đều xin miễn thứ cho kẻ bất tài, nhưng kính rượu thì ai đến cũng không từ chối. Cuối cùng vì nhìn anh uống nhiều quá nên Ôn Kiều đành ngăn lại, họ hàng cũng rất biết điều nên khi cô cản thì không ai mời nữa. Nhưng dù sao Tống Thời Ngộ cũng đã uống khá nhiều, lúc này đã bắt đầu men say, khóe miệng luôn nhếch lên, hơi thở lạnh lùng và thờ ơ đã nhạt đi rất nhiều, không còn cảm giác cao ngạo khó có thể chạm tới nữa rồi.
Mấy đứa trẻ họ hàng tuy không dám lại gần nhưng tụ tập một chỗ rồi lén nhìn, thỉnh thoảng lại lộ ra vẻ mê đắm, chắc hẳn đây là lần đầu tiên chúng nhìn thấy người ở ngoài đời đẹp hơn trên TV nên có vẻ rất sốc.
Ôn Kiều hoàn toàn có thể hiểu được cảm giác đó, bởi vì lần đầu cô nhìn thấy Tống Thời Ngộ hồi niên thiếu đã rất sốc rồi.
Sau khi ăn uống xong, mọi người còn chuyện trò rôm rả hơn nửa tiếng nữa. Cuối cùng khi tan cuộc, trên tay người nào người nấy đều xách một ít đồ ăn, trong túi để một phong lì xì nặng trĩu, hào hứng vui vẻ ngồi lên xe đưa về nhà.
Có người vì quá nóng lòng nên chưa về tới nhà đã vội vàng mở phong bao lì xì đỏ từ trên đường, cầm trên tay một xấp thật dày rồi nhẩm đến, có lẽ phải tầm 8888.
“Nhiều thế này cơ à, thế thì hôm Kiều Kiều đám cưới chúng ta đi bao nhiêu mới hợp lý đây.”
“Mấy người có biết sính lễ trị giá bao nhiêu không? Tám trăm tám mươi ngàn tệ đó! Nghe nói là còn chuẩn bị một ngôi nhà ở Lâm Xuyên và một chiếc xe cho Kiều Kiều nữa.”
Ở quê của Ôn Kiều, bình thường sính lễ sẽ thường rơi vào sáu đến tám mươi ngàn, nếu nhà ai có điều kiện thì nhỉnh hơn một chút.
Tám trăm tám mươi ngàn tệ là đã bớt đi nhiều rồi. Bà nội cảm thấy nhiều quá nhưng vì mẹ của Tống Thời Ngộ kiên trì nên bà không từ chối nữa. Bà nói riêng với Ôn Kiều rằng khi đến thời điểm thì tất cả số tiền này sẽ đặt vào hòm đồ cưới của Ôn Kiều.
“Tuy điều kiện của gia đình mình tương đối khó khăn nhưng cũng phải đàng hoàng. Thằng bé cho cháu bao nhiêu thì bà nội sẽ đóng cho cháu từng đấy hòm đồ. Mình không quan trọng nhà người ta có bao nhiêu tiền, chỉ cần Thời Ngộ thật lòng với cháu là được.”
Trước buổi tối ngày đính hôn, bà nội gọi Ôn Kiều vào phòng bà rồi dặn đi dặn lại rất nhiều thứ.
“Sau là coi như cháu gả cho Thời Ngộ rồi, phải nhớ kỹ rằng, dù thằng bé có đối xử với cháu tốt thế nào thì cũng đừng có cái gì cũng ỷ vào nó, lúc nào cũng phải chừa đường lui cho chính mình.”
Ôn Kiều chăm chú lắng nghe và gật đầu, chính cô cũng nghĩ như vậy.
Nhưng cô cảm thấy ngược lại, cô và Tống Thời Ngộ ở bên nhau thì có vẻ Tống Thời Ngộ ỷ lại cô nhiều hơn.
Bà nội và cháu gái dường như có vô số lời muốn nói, khi dặn dò xong xuôi, bà tháo chiếc vòng tay bạc mà đã đeo gần hết cuộc đời ra khỏi cổ tay rồi nói: “Kiều Kiều, bà nội có lỗi với cháu. Nếu không phải vì căn bệnh này thì bà cũng có thể dành dụm một phần của hồi môn cho cháu. Tuy chiếc vòng tay bạc này không đáng tiền nhưng nó được truyền lại từ đời bà của bà, sau này nếu bà nội không còn, cháu đeo cái này thì cũng giống như đang có bà nội cạnh cháu.”
Bà vừa nói vừa cầm lấy tay Ôn Kiều rồi đeo chiếc vòng tay vào cho cô. Chiếc vòng tay bạc nhẹ nhàng tinh xảo treo trên cổ tay thon dài trắng như tuyết, trải qua nhiều năm mài giũa, toát ra một cảm giác đơn giản nhưng lại mang nét cổ xưa, rất hợp với Ôn Kiều.
Mũi Ôn Kiều chua xót, cô cầm lại bàn tay gầy guộc của bà nội rồi nở nụ cười: “Bà ơi, bà phải sống đến một trăm hai mươi tuổi để hưởng phúc của cháu gái nhé.”
Hốc mắt bà nội ươn ướt, bà ôm cô vào lòng: “Con bé ngốc nghếch này, bao nhiêu năm nay bà đã hưởng phúc của cháu rồi, cháu là bảo bối mà ông trời ban cho bà.”
Bà mất chồng từ sớm, người con lớn nhất lại bị thiểu năng trí tuệ, rồi lại phải chịu nỗi đau mất con ở tuổi trung niên. May mắn thay, bà còn lại một đứa cháu gái quý giá là Ôn Kiều. Từ nhỏ đã lanh lợi hiểu chuyện, người chưa cao tới cái bếp lò đã học cách đứng trên ghế đẩu để xào rau, mọi việc trong nhà con bé đều tranh làm. Đứa nhỏ không ba không mẹ, từ nhỏ đến lớn chịu không biết bao tủi thân nhưng xưa nay chưa từng để bà nội phải quan tâm lo lắng. Niềm an ủi và hy vọng vô hạn cũng khiến bà cảm thấy rằng mình có chút hy vọng nào đó, song lại không ngờ đến già lại mắc bệnh nặng rồi kéo cả cháu gái chịu khổ theo.
Khi ấy Ôn Kiều phải cố gắng nỗ lực đến nhường nào bà đều thấy cả. Tuy đau lòng nhưng bà cũng gắng vui vẻ vì cô, hy vọng cô có thể thi đậu đại học. Bà vẫn luôn tiết kiệm tiền bạc để sau này làm của hồi môn cho Ôn Kiều. Nếu muốn học đại học thì tạm thời dùng số tiền đó trước, nhưng nếu Ôn Kiều thi đậu thì cho dù có đập nồi bán sắt bà cũng muốn dành dụm cho cô.
Không ngờ cuộc đời Ôn Kiều sắp được sang trang mới thì lại bị người bà này kéo xuống. Ôn Kiều nói dối bà là cô đi thi đại học nhưng cuối cùng có người đến thăm bệnh đã lỡ miệng nói rằng Ôn Kiều không đi thi. Khi ấy bà nằm tê liệt trên giường bệnh, ước gì mình có thể chết đi để không liên lụy đến cháu gái nữa.
Chính Ôn Kiều là người đã khóc sưng mắt ôm bà, nói rằng cô không thể sống thiếu bà nội nên bà mới cắn răng cố gắng sống tiếp.
Bà bị bệnh, ngôi nhà lung lay sắp đổ được chính Ôn Kiều gánh vác trên lưng.
Đặc biệt là sự xuất hiện của Bình An khiến gia đình vốn đã khó khăn lại càng trở nên tồi tệ hơn. Bà nhìn đứa bé Bình An xinh xắn nằm trong tã lót nhưng lại không hề thấy vui, do đó khi Ôn Kiều muốn đưa Bình An đi cùng, bà cũng nhất quyết không đồng ý. Sau này Bình An lớn dần, Ôn Kiều dạy dỗ thằng bé rất tốt. Cậu bé ngoan ngoãn, lanh lợi, xinh xắn lại rất thông minh, không ai là không thích, song đối với đứa cháu này, bà vẫn rất khó để có thể gần gũi được với nó.
Bà quá thương Ôn Kiều nên luôn có ác cảm với Bình An, nghĩ rằng vì cậu bé mà Ôn Kiều phải chịu nhiều đau khổ.
Cả đời này bà sống một cuộc sống khó khăn, chịu nhiều khổ cực hơn cả người khác ăn cơm. Tuy nhiên bà vẫn rất cảm ơn ông trời bởi vì đã đưa Ôn Kiều đến bên bà.
Hai bà cháu ôm nhau khóc một hồi, nhưng nghĩ rằng ngày sau sẽ ngày càng tốt đẹp hơn nên họ lại nắm tay nhau cười và lặng lẽ nói chuyện một lúc, sau đó Ôn Kiều đỡ bà nội nằm xuống.
…
Tất cả họ hàng đã về hết.
Mẹ của Tống Thời Ngộ cũng bắt tàu cao tốc về Lâm Xuyên.
Bởi vì lúc trước Mục Thanh đề nghị Ôn Kiều và Tống Thời Ngộ tối nay ở lại khách sạn, mọi người có thể cùng nhau uống mấy ly chúc mừng.
Vì thế nên Ôn Kiều và Tống Thời Ngộ cùng mang theo vali, bác cả và Bình An ở lại và được giao cho thư ký Chu sắp xếp người trông coi, còn bà nội và bà Tống đi về cùng nhau.
“Giờ vẫn còn sớm, bọn mình đi đâu chơi đây?” Diêu Tông rất phấn khởi, anh ấy uống giúp Tống Thời Ngộ không ít rượu nhưng vì tửu lượng cao nên mặt không đỏ chút nào, thậm chí còn sáng sủa hơn.
“Tôi không đi đâu. Tôi uống nhiều nên muốn lên phòng ngủ một lát.” Tống Thời Ngộ ôm Ôn Kiều, cơ thể cũng nghiêng về phía cô. Gương mặt trắng trẻo lạnh lùng hơi ửng đỏ và lan thẳng tới chiếc cổ thon dài, ngay cả ánh mắt cũng long lanh mơ hồ. Đuôi mắt anh hơi đỏ lên, nhìn vẻ say rượu rất có sức thuyết phục.
Lê Tư Ý ngáp một cái rồi nói: “Tối qua tôi ngủ không ngon, nay lại phải giấc sớm nên chắc tôi cũng đi ngủ luôn đây.”
Mục Thanh bỏ phiếu tán thành: “Tôi cũng hơi mệt, thế thì chiều nay mọi người về phòng nghỉ ngơi đi. Đến tối đi đâu làm gì thì tính sau.”
Diêu Tông đang hào hứng mà thấy ai cũng muốn đi ngủ thì bỗng có cảm giác mất hứng: “Vậy cũng được, tôi cũng về phòng nghỉ chút.”
Thế là cả nhóm người cùng nhau đi thang máy lên lầu.
Trong thang máy, dáng vẻ Tống Thời Ngộ mềm nhũn mất hết sức lực như uống quá nhiều, toàn cơ thể dựa hết lên người Ôn Kiều.
Vừa ra khỏi thang máy, Ôn Kiều đỡ Tống Thời Ngộ ra ngoài trước.
Lê Tư Ý đang muốn theo giúp nào ngờ bị Diêu Tông kéo lại.
“Cậu làm gì thế?” Lê Tư Ý không hiểu bèn hỏi.
“Cậu đi theo làm cái gì?” Diêu Tông hỏi lại.
“Nhỡ hai người họ cần giúp gì thì sao.” Lê Tư Ý đáp.
“Yên tâm, không cần đến cậu đâu.” Diêu Tông nhìn bóng lưng nghiêng hẳn sang một bên của Tống Thời Ngộ mà không khỏi oán thầm, đúng là diễn y như thật.
Ôn Kiều dùng thẻ phòng mở vừa rồi đỡ Tống Thời Ngộ đi vào, vừa mới định dùng tay đóng cửa lại thì cánh cửa bị đóng lại còn nhanh hơn tay cô. Người đàn ông vừa rồi nhìn như hết sức lực, phải dựa lên người cô mới có thể đi được lại bỗng nhanh nhẹn quay người ép cô sát lên cửa, bàn tay nóng hổi kề sát trên eo cô rồi dùng sức ấn cô vào lòng, một tay khác nắm cằm cô rồi nhấc lên.
Ôn Kiều bị anh vội vã bắt ngẩng đầu và đón nhận nụ hôn thiếu kiên nhẫn của Tống Thời Ngộ.