Như Nước Với Lửa

Chương 22: Thương vụ đầu tư vào Ô tô Phi Trì (4)



Hội nghị các nhà phát triển AI kết thúc, Kinh Hồng lại dồn sự tập trung vào thương vụ với Hãng phim Tân Động.

Anh và Triệu Hãn Thanh lại cùng nhau suy nghĩ về mục đích thực sự của Thanh Huy nhưng vẫn không sao tìm được đầu mối của hành động này.

Cú chen chân bất ngờ và mạnh mẽ của Chu Sưởng khiến Kinh Hồng áp lực hơn.

Cảm giác cứ bứt rứt không yên.

Có lẽ vì phải chịu áp lực lớn nên mấy ngày kế, tần suất thủ d@m trước khi đi ngủ của anh có hơi cao quá.

Thực tế thì Kinh Hồng cảm thấy bản thân không phải là kiểu "thích là làm". Bình thường lúc nào anh cũng bận tối mắt tối mũi, không có thời gian đâu ra mà lãng phí.

Nhưng các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng con người ta có xu hướng buông thả bản thân để tự xoa dịu căng thẳng. Bởi áp lực là một thứ thuốc kích d*c, nó khiến người ta muốn được giải tỏa, muốn được đắm chìm trong nhục d*c để tạm bỏ phứt những thứ đau đầu sang một bên.

Vậy nên thật lạ lùng là, liên tục mấy đêm liền, cứ mỗi khi nghĩ tới Chu Sưởng là bàn tay phải của Kinh Hồng lại không khống chế được mà duỗi xuống phía dưới người.

Những hình ảnh còn sót lại về cơ thể Chu Sưởng hiện lên trong đầu anh, cơ thể hắn và cơ thể của một người nhìn không rõ mặt cuốn lấy nhau. Hai người đó càng vồ vập vào nhau thì động tác của Kinh Hồng lại càng nhanh và mạnh hơn. Anh nằm trên giường khép mắt thở hổn hển, cơn cực kh0ái ập đến khiến cơ anh như bị đẩy l3n đỉnh rồi lại đột ngột rơi xuống, sau cùng anh nhoài người ra, nằm im không động đậy nổi hồi lâu.

Sự mất kiểm soát này khiến Kinh Hồng hãi hùng, bởi trước giờ anh luôn là một người biết tự kỷ luật bản thân.

*

Vì Thanh Huy chen chân vào quá đột ngột và khó hiểu nên thương vụ mua lại Hãng phim Tân Động dường như đã tạm thời bị ấn nút tạm dừng, các bên liên quan đều giữ im lặng.

Nhưng chỉ một tuần sau đó, Oceanwide đã lại có động thái tiếp tục thương vụ bằng cách bắt đầu một đợt vơ vét cổ phiếu mới.

Đúng là tín hiệu mà ai cũng đang chờ.

Tập đoàn Thanh Huy tiếp tục mua thêm 3% cổ phần của Tân Động, tăng tỷ lệ sở hữu từ 5% lên 8%, sau đó ký Thỏa thuận phối hợp hành động với Bảo hiểm Phương Đông.

Động thái này có nghĩa là trong cuộc chiến giành lấy Hãng phim Tân Động, Thanh Huy và Bảo hiểm Phương Đông đã hình thành quan hệ đồng minh do Bảo hiểm Phương Đông giữ vai trò chủ đạo và đứng ở thế đối lập với Oceanwide. Như vậy theo quy định phối hợp hành động, số cổ phẩn của Thanh Huy và Bảo hiểm Phương Đông sẽ được gộp vào nhau, tức 8% của Thanh Huy cộng với 22% của Bảo hiểm Phương Đông là 30%, đủ điều kiện để kích hoạt yêu cầu chào mua toàn bộ.

Kinh Hồng hiểu, ngay từ lúc Thanh Huy bắt đầu chen chân vào thương vụ này, Oceanwide đã rơi vào thế bị động.

Trước đó Oceanwide đang có 22% cổ phần, nhưng Bảo hiểm Phương Đông và Thanh Huy cộng lại đã là hơn 27%. Oceanwide cần 8% nữa mới có thể kích hoạt yêu cầu chào mua toàn bộ, mà liên minh của Bảo hiểm Phương Đông và Thanh Huy chỉ còn cần 3% là đủ. Ủy ban Điều tiết Chứng khoán Trung Quốc yêu cầu các nhà đầu tư phải công khai thông tin mỗi khi thu mua được 5% cổ phần, vì vậy Đông Phương và Thanh Huy có thể tiếp tục theo dõi từng bước đi của Oceanwide để đưa ra biện pháp đối phó thích hợp.

Phương Đông và Thanh Huy đã trở thành đồng minh, Tân Động cũng không phải một mục tiêu nhất định phải có được, Kinh Hồng lập tức quyết định nhận thua và rút lui khỏi thương vụ này.

"Thế là đến giờ vẫn không hiểu nổi..." Triệu Hãn Thanh nói, "Có thể thấy Thanh Huy chen chân vào hoàn toàn là để giúp Bảo hiểm Phương Đông chiến thắng chứ không phải là thực sự muốn tấn công vào mảng phim ảnh."

Kinh Hồng ngắm nghía cây bút máy trong tay, đáp "Ừ" một cách lười biếng.

Lần này rõ ràng Thanh Huy chỉ nhảy vào để làm lợi cho Bảo hiểm Phương Đông, nếu không Thanh Huy đã chẳng phối hợp hành động rồi lại để Bảo hiểm Phương Đông đưa ra yêu cầu chào mua.

Im lặng một thoáng, Triệu Hãn Thanh lại lên tiếng: "Chắc mấy hôm trước Thanh Huy và Bảo hiểm Phương Đông mới đàm phán với nhau, hoặc phải nói là giao dịch với nhau. Thanh Huy đồng ý phối hợp hành động với Bảo hiểm Phương Đông, nhưng... không biết thứ Thanh Huy nhận được là gì."

Kinh Hồng vẫn nghịch cây bút máy: "Ừ."

Anh cũng không biết.

Anh cứ nghĩ Thanh Huy sẽ giữ 8% cổ phần của Tân Động cho đến hết sáu tháng lock-up rồi chuyển nhượng lại cho Phương Đông để rời hội đồng quản trị, không liên quan gì đến công tác quản lý của Tân Động nữa.

Luật Chứng khoán quy định, giai đoạn lock-up là khung thời gian mà tại đó các cổ đông nắm giữ trên 5% cổ phần của công ty không được phép bán ra cổ phiếu.

Triệu Hãn Thanh lại thở dài: "Ôi, vốn là Phương Đông đã sắp hết tiền rồi, thế mà Thanh Huy lại giúp bọn họ một tay! Giờ Bảo hiểm Phương Đông lại có thêm thời gian để góp vốn. Bằng vào quy mô của công ty đó, thương vụ mua lại này gần như là nắm trong lòng bàn tay rồi. Ôi... Không hiểu Bảo hiểm Phương Đông đã cho Thanh Huy cái gì nữa!"

Kinh Hồng không trả lời.

Đây cũng là vấn đề anh nghĩ mãi mà không hiểu.

Tập đoàn Thanh Huy và Bảo hiểm Phương Đông đã lấy cái gì ra làm điều kiện giao dịch?

Rốt cuộc Chu Sưởng đang suy tính điều gì đây?

*

May là Thanh Huy cũng không để Kinh Hồng và Triệu Hãn Thanh phải nghi hoặc quá lâu.

Không lâu sau đó, Kinh Hồng thấy được tin tức như sau:

Ngân hàng Hưng Dân, ngân hàng tư nhân lớn nhất Trung Quốc đã chuyển nhượng 750 triệu cổ phần trả nợ (tức 9,9% tổng vốn cổ phần) của Chứng khoán Thiên Thông cho Thanh Huy.

"...!!!" Kinh Hồng như bừng tỉnh.

Thì ra đây chính là mục đích của Thanh Huy!!!

Kinh Hồng biết Bảo hiểm Phương Động là một trong những cổ đông lớn của Ngân hàng Hưng Dân.

Anh đã từng xem danh sách các công ty có vốn đầu tư của Bảo hiểm Phương Đông, trong đây đúng là có Ngân hàng Hưng Dân. Cổ phần của Bảo hiểm Phương Đông tại ngân hàng này chỉ vừa qua ngưỡng 5%, là một con số không đáng kể trên bản đồ đầu tư của công ty lớn này.

Kinh Hồng cũng đã cẩn thận kiểm tra kỹ về mạng lưới quan hệ của Ngân hàng Hưng Dân nhưng khi đó anh không thấy có điểm nào đặc biệt.

Nhưng mà hóa ra hai năm trước Ngân hàng Hưng Dân đã nhận được khoản trả nợ bằng cổ phần của Chứng khoán Thiên Thông!

Năm 2015, chỉ số CSI 300 giảm mạnh, tạo thành cú đổ đèo đi vào lịch sử của chứng khoán trong nước, hàng ngàn cổ phiếu rớt giá nghiêm trọng chỉ trong một ngày. Chỉ số chứng khoán Thượng Hải có mức rớt điểm kỷ lục từ hơn 5.000 điểm xuống còn hơn 2.700 điểm, trong đó khoảng rơi 5.000 xuống 3.000 chỉ mất có hai tháng, đường biểu diễn gãy gập.

Khủng hoảng xảy ra bất ngờ, công ty của một cổ đông lớn của Chứng khoán Thiên Thông đã rơi vào tình trạng "cháy" tài khoản phái sinh.

Trước khi khủng hoảng xảy ra, công ty này đã không tuân thủ phương án phòng ngừa rủi ro cơ bản và có những động thái hết sức cực đoan như thực hiện các giao dịch hợp đồng tương lai chỉ số chứng khoán và mua vào một lượng lớn cổ phiếu loại A. Ai ngờ tháng đáo hạn của hợp đồng lại rơi đúng thời điểm tồi tệ nhất đối với cổ phiếu loại A. Nhưng nói qua cũng phải nói lại, đây là cái giá phải trả của kẻ đầu cơ tích trữ. Hợp đồng ghi rõ khi đến thời gian thanh toán, nhà đầu tư phải mở vị thế bán. Dù có lóc xương lóc thịt cũng phải thanh toán hợp đồng.

Sau thiệt hại nặng nề năm 2015, công ty rơi vào khủng khoảng tài chính và không thể trả nợ khoản vay cho Ngân hàng Hưng Dân. Vùng vẫy trong cơn tuyệt vọng, đến năm 2016, cổ đông này đã phải bán lại 9,9% cổ phần của mình trong Chứng khoán Thiên Thông cho Ngân hàng Hưng Dân để trả nợ.

Theo luật, chính phủ Trung Quốc tách riêng ngành ngân hàng và ngành chứng khoán thành hai lĩnh vực ngành khác nhau để quản lý. Trước đó ngân hàng không cho rằng chính phủ sẽ có thái độ kiên quyết với quy định này, nhưng đến gần đây, ngân hàng nhận ra rằng mình vẫn phải xử lý số cổ phần này trong hai năm theo đúng quy định.

Sau đó thì sao nhỉ?

Nói chung là muốn dùng cổ phẩn để trả nợ thì có hai cách: một là thỏa thuận chuyển nhượng, hai là đấu giá công khai. Các cơ quan quản lý thường yêu cầu các ngân hàng sử dụng cách thứ hai, tuy nhiên luật quy định cách này "không áp dụng với các trường hợp được xác định bởi Ủy ban Điều tiết Chứng khoán Trung Quốc".

Kinh Hồng đã có thể hình dung được mạch phát triển của câu chuyện này.

Đầu tiên, tập đoàn Thanh Huy giúp Bảo hiểm Phương Đông mua lại Hãng phim Tân Động. Sau đó, với tư cách là đại cổ đông của Ngân hàng Hưng Dân, Bảo hiểm Phương Đông đề nghị Ngân hàng Hưng Dân chuyển nhượng lại số cổ phần của Chứng khoán Thiên Thông – số cổ phần có tính chất trả nợ mà ngân hàng này đang nắm giữ - cho Thanh Huy, số cổ phần này cũng đã được Bảo hiểm Phương Đông "làm việc" với Ủy ban Điều tiết Chứng khoán Trung Quốc. Đối với Ngân hàng Hưng Dân, số cổ phần của Chứng khoán Thiên Thông này có giữ cũng là trái quy định nên chuyển nhượng lại cho bên nào cũng là như nhau. Chính vì vậy, không có cổ đông nào của Ngân hàng Hưng Dân phản đối đề nghị của Bảo hiểm Phương Đông dù công ty này chỉ nắm giữ 5% cổ phần của ngân hàng.

Rồi sau đó thì sao?

Hiển nhiên, Ủy ban Điều tiết Chứng khoán đã đồng ý.

Ủy ban chỉ cần biết là Ngân hàng Hưng Dân đã ngoan ngoãn đẩy số cổ phần đó đi là được. Thời gian hai năm đã sắp tới hạn. Nếu giờ tổ chức đấu giá mà nhỡ đâu tình hình không khả quan, như không ai mua chẳng hạn, thì Ngân hàng Hưng Dân sẽ phải tiếp tục cầm số cổ phần này của Chứng khoán Thiên Thông đến quá thời gian quy định. Mọi chuyện sẽ trở nên rất rắc rối.

Như vậy hiện tại 9,9% cổ phần của Chứng khoán Thiên Thông đã thành sở hữu của Thanh Huy.

Chứng khoán Thiên Thông là lãnh đạo nhà đầu tư của vòng gọi vốn Series B của Ô tô Phi Trì (*). Công ty chứng khoán này cũng là một trong những cổ đông lớn nhất của Phi Trì bên cạnh Oceanwide.

(*) Xem lại chương 19.

Ô tô Phi Trì là một thương vụ đầu tư thành công của Oceanwide. Công ty vừa cho ra mắt mẫu xe năng lượng mới được sản xuất hàng loạt đầu tiên của Trung Quốc và độc quyền thị trường trong nước. Ở lĩnh vực xe năng lượng mới, Oceanwide đã có một cú đặt cược thành công. Ngược lại, Thanh Huy đã thất bại, tình hình kinh doanh của hãng Ô tô Toàn Cảnh mà Thanh Huy đầu tư năm đó giờ vô cùng ảm đạm.

Thanh Huy vẫn luôn muốn thò một chân vào Phi Trì để được thơm lây, nhưng với tư cách là đại cổ đông của công ty ô tô này, Oceanwide từ chối chấp nhận. Muốn bỏ tiền ra để đầu tư mà cũng không được, Giám đốc Đầu tư chiến lược của Thanh Huy lúc nào cũng nôn nóng sốt ruột không yên.

Mà hiện tại thì sao? Bọn họ đã làm được rồi.

Thanh Huy giúp Bảo hiểm Phương Đông mua lại Hãng phim Tân Động rồi thông qua thỏa thuận với Bảo hiểm Phương Đông, lấy được 9,9% cổ phần của Chứng khoán Thiên Thông từ Ngân hàng Hưng Dân, từ đó trở thành cổ đông của Chứng khoán Thiên Thông, đồng nghĩa với việc gián tiếp trở thành cổ đông của Ô tô Phi Trì – công ty nhận đầu tư của Chứng khoán Thiên Thông.

Phương thức gián tiếp này tuy không được hưởng lợi nhiều như Oceanwide đầu tư trực tiếp nhưng ít ra cũng được chia một "miếng bánh ngọt" rồi.

Trên lý thuyết thì nhà đầu tư gián tiếp không được nhúng tay vào công việc nội bộ của công ty mục tiêu. Nhưng với tư cách là đại cổ đông của Chứng khoán Thiên thông, tức đại cổ đông của đại cổ đông của Ô tô Phi Trì, Thanh Huy hoàn toàn có quyền lên tiếng và can thiệp vào hoạt động của công ty này.

Ngẫm kỹ hơn, Kinh Hồng cho rằng lần này Chu Sưởng "tham chiến" không chỉ là vì Ô tô Phi Trì.

Thứ nhất, Chứng khoán Thiên Thông không phải là một công ty lớn nhưng lại có tầm nhìn đầu tư rất tốt, đặc biệt là trong lĩnh vực xe năng lượng mới. Phi Trì chỉ là một trong những thương vụ đầu tư rất thành công của công ty này.

Thứ hai, Thiên Thông có nền tảng quản lý tài sản tốt nhất giới chứng khoán, trên nền tảng này khách hàng có thể đầu tư vào cả chứng khoán Hồng Kông hay chứng khoán Mỹ. Nếu Thanh Huy có thể tích hợp nền tảng này vào công cụ thanh toán của mình thì khả năng quản lý tài chính và phân bổ tài sản của nó sẽ được nâng cao hơn nữa, qua đó khả năng thu hút tiền gửi cũng được tăng lên. Dù sao thì Thiên Thông cũng là một công ty chứng khoán chuyên nghiệp.

Thứ ba,...

Kinh Hồng cảm thấy, biết được mục đích cuối cùng của Chu Sưởng cũng tốt.

Không cần phải lo lắng căng thẳng nữa.

"Vòng nhiều đường quá, Chu Sưởng." Kinh Hồng gõ tay lên bàn rồi đứng dậy.

Anh nhớ lần trước sau khi gặp Chu Sưởng về, Kinh Ngữ đã nhiều lần khen hắn là "có khí chất mê người của kẻ bậc trên". Lúc nghe Kinh Hồng không để ý lắm, bởi những từ ngữ như vậy anh nghe đã nhàm tai rồi. Có nhiều người theo sau nịnh nọt tâng bốc thì những lời hoa mỹ như này đương nhiên cũng được nghe nhiều thành quen.

Nhưng giờ Kinh Hồng chợt nhận ra, Chu Sưởng còn có khí chất của một kẻ chuyên đi phá vỡ cục diện nữa. Từ thương vụ sáp nhập Côn Bằng và Hoa Vi lần trước đến thương vụ đầu tư vào Phi Trì lần này, hắn đều thể hiện ra khí chất của một người chiến thắng, và khí chất này đúng là mê người thật.

Phá vỡ cục diện rồi lại khống chế tình hình, khiến kẻ nắm thế chủ động ban đầu mất đi ưu thế và rơi vào thế bị động.

Kẻ bề trên thì nhiều, nhưng người có thể nắm được cục diện thì hiếm hoi.

Nhưng mà, Kinh Hồng nghĩ, phải người như vậy mới xứng đáng là một đối thủ đáng gờm.

Tại tầng 50 của tòa nhà trụ sở chính Oceanwide, Kinh Hồng đứng trước bức tường kính, tay đút trong túi, mắt hướng về cảnh đêm tráng lệ và náo nhiệt của Bắc Kinh, anh thở dài và nghĩ: "Cuối cùng lại để tên Chu Sưởng kia chen vào được rồi."