6.
Chỉ vì một câu "Lâm Tiểu Tiểu, gặp được muội thật là tốt" mà ta dễ dàng tha thứ cho Triệu Tứ Thủy.
Ngày tháng trở về với bình đạm, bọn ta vẫn cùng uống canh xương, cùng ngồi trên một băng ghế dài vào mỗi bữa cơm. Nhưng ta biết Triệu Tứ Thủy sắp rời khỏi đây. Tình trạng của hắn đang cải thiện rõ rệt. Lúc ta giúp hắn tháo băng gạc để thay thuốc, sau lưng hắn đã kéo lớp da non màu hồng nhạt.
Một đêm nọ, dùng cơm tối xong xuôi, Triệu Tứ Thủy từ tốn lau miệng, rồi đặt chén xuống, nói: "Ta sắp đi rồi."
Không hề có dấu hiệu báo trước, nhưng dường như đã sớm chuẩn bị cho thời khắc này.
Ta hỏi: "Khi nào?"
"Sáng mai."
Triệu Tứ Thủy đứng dậy, cung kính hành lễ với mẹ ta: "Thím Đào, miếng ngọc bội chôn trong sân coi như là tín vật. Mỗi tháng có thể đổi lấy năm mươi lạng bạc ở tiền trang Hối Thông. Đã quấy rầy suốt mấy tháng qua, tại hạ vô cùng cảm kích."
Năm mươi lạng bạc, mẹ con ta tiêu xài cả năm còn chưa hết. Thế mà ý của Triệu Tứ Thủy là mỗi tháng năm mươi lạng.
Ta cứu Triệu Tứ Thủy một mạng, đổi lại một đời vinh hoa phú quý. Quãng thời gian hắn ở nhà ta ăn chùa uống chùa, mẹ ta thường lườm gốc cây trong sân, sau đó chửi ầm một trận. Nhưng bây giờ có của cải từ trên trời rơi xuống, trông bà lại chẳng mấy bận tâm.
Mẹ đuổi ta sang một bên, rồi nói với Triệu Tứ Thủy: "Thím chỉ muốn thím và Tiểu Tiểu được bình an."
Triệu Tứ Thủy gật đầu: "Việc này là tất nhiên."
Ta và Triệu Tứ Thủy sóng vai bước ra ngoài.
Chiều tà, vài tia nắng cuối cùng loang mờ phía chân trời. Gà trống nhà hàng xóm đột nhiên trái giờ trái giấc, vươn cổ gáy o o. Trước cửa có đám trẻ con nô đùa ầm ĩ, còn loáng thoáng tiếng thím Tư gọi Hổ Đầu nhà thím ấy về ăn cơm. Con hẻm Tây này, là nơi ta đã gắn bó kể từ lúc ra đời.
Triệu Tứ Thủy bất chợt đưa mắt nhìn sang.
"Đi cùng ta nhé?"
Ta ngẩn ngơ trông về phương xa. Đàn chim sẻ ríu rít đậu nơi mái hiên, rồi thi nhau mổ đám rêu xanh bám đầy trên đó.
Hồi lâu, ta hỏi vặn lại Triệu Tứ Thủy: "Huynh đừng đi có được không?"
Triệu Tứ Thủy đứng trầm ngâm. Lát sau, hắn nhẹ nhàng vỗ đầu ta. Ta đoán, cái này được gọi là quên nhau mà sống tiếp.
Ta trằn trọc mãi không ngủ được, cuối cùng dứt khoát xuống giường, mang một chiếc ghế ra sân nằm hóng gió.
Bầu trời thật nhiều ngôi sao, một, hai, ba, bốn, năm, sáu, bảy tám chấm lấp lánh. Giống như Triệu Tứ Thủy, ở nhà ta một ngày, hai ngày, ba, bốn, năm, sáu, bảy, tám ngày. À không đúng, hắn sắp đi rồi.
Ta che mặt bằng chiếc quạt hương bồ, sau đó nằm im nhắm hờ mắt, thâm tâm phiền muộn mãi một chuyện - Triệu Tứ Thủy sắp đi rồi.
"Có bệnh! Đúng là có bệnh!" Ta chửi đổng một câu.
"Ừ, ta có bệnh."
Mở mắt ra, Triệu Tứ Thủy hơi khom lưng kề sát mặt ta. Hắn đã tháo mặt nạ tự bao giờ, khuôn mặt ấy thình lình bao phủ cả tầm mắt.
Đôi mày dài khẽ nhướng lên, dưới hàng mi đen nhánh có một nốt ruồi nhỏ. Ánh mắt lạnh lùng mà sáng ngời. Đoán chừng do đeo mặt nạ lâu ngày nên nước da càng trắng bật hơn người thường. Sắc trắng hoà vào màn đêm tăm tối, tựa như trăng trong mây, tiên trong trăng.
Nhưng vì khoé môi đang phơn phớt ý cười, mà thần sắc lạnh lẽo nơi đầu mày cũng nhạt đi vài phần. Phảng phất như vị thần tiên trót sa vào lưới tình, nên bị kéo xuống trần gian. Còn đẹp hơn Như Ý gấp ngàn lần.
Mãi rất lâu sau ta mới tìm về giọng nói của mình: "Triệu Tứ Thủy, huynh thực sự nên đến Xuân Phong Lâu treo bảng hành nghề đi."
"Được thôi, mùng một mười lăm muội có ghé thăm ta không?"
Câu trả lời hết sức thờ ơ. Nói đoạn, hắn kéo một chiếc ghế ra ngồi cạnh ta.
"Nghĩ gì thế, nửa đêm nửa hôm còn không ngủ?"
Ta liếc hắn: "Huynh cũng có ngủ đâu?"
"Tiểu Tiểu, tú tài bị kẻ khác đánh chêt, muội có muốn giải oan cho hắn không?"
Ta tròn mắt nhìn Triệu Tứ Thủy, lúc đầu cứ tưởng hắn đến để nói lời tạm biệt với ta.
"Tất nhiên là muốn."
Dứt lời, ta bất giác cười tự giễu: "Nhưng người đánh chêt chàng ta là công tử nhà giàu."
Triệu Tứ Thủy đáp: "Theo luật, giêt người phải đền mạng. Chuyện này cứ giao cho ta."
Mạng người như cỏ rác. Nhóm thế gia vọng tộc luôn cậy quyền cậy thế, hoành hành ngang ngược trong kinh thành. Mà bách tính thấp cổ bé họng như bọn ta, không đời nào dám đắc tội đám công tử nhà giàu đó.
Nhưng đối với Triệu Tứ Thủy, giúp tú tài giải oan, chỉ là một câu nói nhẹ như bấc.
Ta chợt nhận ra người ngồi bên cạnh đã không còn là Triệu Tứ Thủy ngày ngày giành uống canh xương với ta. Hắn là người mặc áo trắng, đứng dưới ánh trăng cầm kiếm đoạt mạng kẻ thù.
Ta hỏi: "Huynh tên gì thế?"
Hắn đột nhiên hứng chí, đi bẻ một cành cây, rồi từ phía sau nắm lấy tay ta, bắt đầu viết từng nét trên nền cát.
Mấy tháng qua, Triệu Tứ Thủy đã dạy ta rất nhiều chữ. Phần lớn thời gian hắn đều lười nhác tựa lưng vào giường, còn ta bắc chiếc ghế nhỏ ngồi bên cạnh. Mỗi lần học mãi mà không thuộc, hắn đều lấy sách gõ đầu ta.
Thời khắc này, trăng toả sáng vằng vặc, tản mác khắp nền cát, ánh bạc như dòng nước. Ta và Triệu Tứ Thủy gần như dán sát vào nhau.
Ta nghe thấy giọng hắn sáng trong như trăng kia.
Nhiều năm về sau, ta và hắn đã dây dưa hơn nửa đời người, thế mà vẫn nhớ mãi không quên buổi đêm nay, khi hơi thở nóng hầm hập bên tai, Triệu Tứ Thủy thì thầm bảo ta:
"Chữ "chiêu", bên dưới thêm bốn chấm thủy, đọc là "chiếu". Tiểu Tiểu, tên của ta là Thẩm Chiếu."
7.
Triệu Tứ Thủy, à không, Thẩm Chiếu đi rồi.
Đi một chuyến là biệt tăm suốt nửa năm trời. Nửa năm qua, trong kinh thành đã xảy ra hai sự kiện lớn.
Chuyện đầu tiên là một án mạng. Nghe nói có tên công tử nhà giàu cưỡng đoạt dân nữ ngay giữa thanh thiên bạch nhật, tình cờ bị hoàng đế đang cải trang vi hành bắt gặp.
Dưới chân thiên tử lại vô pháp vô thiên. Việc này khiến Bệ hạ nổi trận lôi đình, hạ lệnh xử trảm tại chỗ.
Sau đó tra tới tra lui còn phát hiện, cả đám công tử quen thói hống hách ngang ngược, lần trước thậm chí ra tay đánh chêt người. Mà bị hại là một tú tài đầy bụng chữ nghĩa, nhưng liên tiếp thi trượt công danh.
Tên công tử cầm đầu bị áp giải ra cổng chợ để hành quyết công khai. Cha của hắn, Hộ bộ thị lang Vi Hoắc, bị phạt giáng ba cấp quan. Song song đó, những quan viên bị tình nghi bao che và lơ là nhiệm vụ đều sẽ cách chức đợi xét xử.
Ngay khi sự việc được phơi bày, bách tính từ đầu trên xóm dưới đều vỗ tay tán thưởng.
Chuyện thứ hai là một hỷ sự. Bế hạ quyết định lập Nhị hoàng tử Thẩm Chiếu làm Thái tử. Đồng thời vị trí Thái tử phi đã được nhắm cho Thôi Tịch Dao, con gái của đại thần đứng đầu các Đại Học Sĩ, Thủ Phụ Thôi Thanh Tuyền. Nay chỉ đợi ngày lành tháng tốt để cử hành hôn lễ.
Hôm đó, ta cầm giỏ rau, đứng trước tấm bảng dán cáo thị của Hoàng gia, nhìn chăm chú rất lâu.
Triệu Tứ Thủy là Thẩm Chiếu. Thẩm Chiếu là Thái tử. Triệu Tứ Thủy là Thái tử. Triệu Tứ Thủy sắp thành hôn rồi.
Ta xách chiếc giỏ rỗng đi mua rau rồi lại trở về với chiếc giỏ rỗng. Mẹ ta đang cặm cụi xắt đậu phụ, thấy vậy liền huơ dao phay mắng to: "Lâm Tiểu Tiểu, con tới số rồi!"
Gian phòng phía tây vắng vẻ đìu hiu, chỉ còn lại vài bộ đồ cũ mà Triệu Tứ Thủy từng mặc, được gấp ngay ngắn để trên giường.
Ta cất chiếc giỏ rỗng, rồi cầm một hũ rượu đi ra ngoài. Băng qua con phố dài tít tắp, đi tới đầu phố Đông, chính là nhà của tú tài.
Sau nhà, khói bếp bảng lảng bay lên. Trước cửa còn dựng một giá treo, treo đầy quần áo đã phơi thơm mùi nắng, nhìn sang góc nhà là cái chậu sành để hứng nước mưa.
Nơi đây, đã có gia chủ mới chuyển vào.
Ta cầm hũ rượu, ngơ ngác nhìn xung quanh, không biết phải đi đâu về đâu. Cuối cùng, lượn lờ mãi lại tới chỗ cửa lớn của Xuân Phong Lâu.
Ta cảm thấy Xuân Phong Lâu quả thật là sự tồn tại thần kỳ. Dù trời âm u hay mưa giông trút nước, bên trong vĩnh viễn là tiếng ca múa thanh bình.
Những tưởng sẽ bị người hầu bàn mỉa mai như lần trước, nào ngờ có một nha đầu trông thấy ta từ đằng xa, vội chạy ù ra đón, còn nói cô nương nhà nàng đã mong ngóng ta rất lâu...
Cô nương nhà nàng, tất nhiên là Như Ý.
Hôm nay không phải mùng một cũng chẳng phải mười lăm, không cần treo bảng tiếp khách, nên Như Ý ăn vận rất trang nhã, trên cánh tay chỉ đeo một băng vải trắng.
Thấy vẻ mặt ngạc nhiên của ta, đôi mắt hạnh tức thì buông rũ, nàng nhẹ giọng giải thích: "Ta đang để tang cho chàng ấy."
"Là tú tài sao?"
Như Ý cười buồn bã: "Nói ra có lẽ cô không tin, ta không hề quen biết chàng."
Gì cơ, vậy tức là tú tài đã uổng phí một mạng ư?
Ta nói: "Mỗi dịp mùng một và mười lăm, chàng ta đều đến gặp cô."
"Ta xinh đẹp lại có tài danh. Hàng tháng, số khách ghé qua nhiều vô số kể."
Ừm, ta không còn gì để nói.
Như Ý tự rót cho mình một ly: "Ngày đó Vi công tử sinh ép ta chơi trò lắc xí ngầu. Thua một ván thì cởi một món đồ. Mỗi lần cởi, phải đứng ở lầu hai ném xuống sảnh lớn để mọi người cùng chiêm ngưỡng."
Cái trò quái quỷ gì vậy? Có còn coi người ta con người không hả?
Ta trợn mắt kinh hãi. Thấy vậy, Như Ý chỉ ngửa đầu uống cạn ly rượu rồi hờ hững nói: "Đừng vì ta mà rước bực vào thân. Phận kỹ nữ mà, chẳng phải sinh ra để người ta đùa cợt sao. Huống hồ ngày đó, ta cũng chưa đến nỗi c ởi sạch quần áo."
"Ta ở trong phòng bị Vi công tử ép rượu, đương lúc gắng gượng chống đỡ thì người hầu của Vi công tử tới kề tai thì thầm to nhỏ. Sau đó Vi công tử mắng câu đồ xúi quẩy rồi xô cửa đi mất."
"Qua hôm sau ta mới biết xảy ra án mạng. Cô xem, có người bỏ mạng vì ta, thế mà ngay cả chàng là ai, họ tên gì, sống ở đâu ta cũng không rõ."
"Mãi khi cô tìm tới gặp, ta mới biết người chêt vì ta, là một tú tài."
Ta bần thần không thốt nên lời. Vốn cứ tưởng ca nữ vô nghĩa, kỹ nữ vô tình, nhưng ngờ đâu, còn ẩn giấu câu chuyện thế này.
Không gian chìm vào tĩnh lặng. Rất lâu sau, ta nhấp một ngụm rượu, cảm nhận vị cay tê nơi đầu lưỡi.
"Đều do thói đời bất công" Ta nói.
Rồi lại hỏi: "Cô có muốn ra khỏi đây không?"
Ta nhìn phản ứng của Như Ý. Đầu tiên là kinh ngạc, sau đó đôi đồng tử khẽ lay động, chăm chú quan sát ta. Cuối cùng nàng chớp chớp mắt, tựa hồ cảm thấy chuyện này quá sức nực cười.
"Cô... Ta biết cô thương cảm cho ta, chúng ta đều là phận nữ nhân, nhưng cô không cần..."
Ta hiểu ý nàng. Ta chỉ là người bán đậu phụ, từ đầu đến chân phủ đầy vải bố thô ráp. Nhìn tới nhìn lui, thứ đáng giá nhất chắc chỉ có đôi giày vải đang mang.
Nhưng mỗi tháng, Triệu Tứ Thủy đều đặn cho nhà ta năm mươi lượng bạc. Suốt nửa năm qua, mẹ con ta chưa hề đụng tới, nếu cộng dồn lại cũng cỡ ba trăm lượng rồi.
Ta ngắt lời nàng: "Bao nhiêu ngân lượng, cô nói thẳng đi."
"Ba ngàn lượng."
Ta hít hà một hơi. Thấy vậy Như Ý vội lên tiếng: "Mấy năm nay ta tích góp được một ít, còn có trang sức mà khách quý tặng, tính ra cũng gần đủ rồi. Cô đừng lo cho ta, ta tích góp một thời gian nữa là ổn thôi."
Ta nhắm mắt nhẩm đếm một hai. Cuối cùng nghiến răng nghiến lợi nói: "Thu dọn đồ đạc đi, ba ngày sau ta tới chuộc cô."
Về nhà, ta đào miếng ngọc bội kia lên, rồi tức tốc mang ra tiền trang Hối Thông. Trưởng quầy đang bận rộn gẩy bàn tính, khách đứng trước mặt mà nhìn cũng chẳng thèm nhìn, chỉ gọi người phụ việc đi lấy ba trăm lượng ra.
"Không cần ba trăm lượng, ta muốn một ngàn tám trăm lượng."
Tay trưởng quầy khựng lại trên bàn tính, lúc này ông ấy mới ngẩng đầu nhìn ta.
Ta cẩn thận đưa ngọc bội qua: "Ngọc bội giao cho ông, đổi một ngàn tám trăm lượng, thanh toán hết một lần."
Ngoài mặt, làm như chẳng có gì to tát, nhưng chỉ ta biết rõ, trong lòng đang rất thiếu tự tin. Bởi nói sao đi nữa, một ngàn tám trăm lượng cũng không phải con số nhỏ.
May mà chưởng quầy nhận lấy ngọc bội, để dưới ánh sáng săm soi hồi lâu rồi không nói gì thêm, chỉ nhanh lẹ vẫy tay gọi người phụ việc đem ngân phiếu ra.
Ta ôm một ngàn tám trăm lượng trở về nhà. Suốt chặng đường cứ phập phồng lo lắng như một tên trộm, chỉ sợ ai đó đột nhiên nhảy xổ ra cướp đi mất.
Ta đợi đến tối mịt mới dám lôi đóng ngân phiếu dưới gối ra, rồi lọ mọ thắp đèn dầu đếm kỹ từng tờ.
"Đừng đếm nữa, muội đã đếm tám lần rồi."
Tiếng cười khúc khích vọng vào từ cửa sổ. Ta giật mình, đứng bật dậy hét to, vừa định hét lên lần nữa thì miệng đã bị người ta bịt chặt.
"Suỵt! Ta là Triệu Tứ Thủy."
Đôi tay mảnh khảnh mà rắn rỏi, Triệu Tứ Thủy ôm siết lấy ta. Nhịp tim đều đặn từng hồi bên tai.
Sau một thoáng trầm mặc, ta mới định thần lại, cảm thụ rõ ràng cơn hãi hùng vừa nãy, ta lập tức há miệng cắn thật mạnh.
Qua chừng nửa nén hương, ta bắc chiếc ghế nhỏ, ngồi ngó Triệu Tứ Thủy đang băng bó ngón tay với vẻ mặt u ám. Lâu ngày không gặp, Triệu Tứ Thủy lại gầy đi đôi chút.
Bỗng cảm thấy bầu không khí có phần xấu hổ, ta lúng túng hỏi: "Sao huynh lại tới đây?"
Triệu Tứ Thủy lườm ta: "Ngọc bội ta cho muội, nửa năm nay chưa từng dùng đến. Vậy mà vừa lấy ra là đổi một ngàn tám trăm lượng. Hỏi ta làm sao không biết."
"Rốt cuộc muội gặp rắc rối gì thế?"
"Không có gì, chỉ là định đi chuộc Như Ý thôi."
Triệu Tứ Thủy sửng sốt: "Tại sao?"
"Cảm thấy nàng rất đáng thương. Với lại, muội muốn kết bạn với nàng ấy."
"... Lúc trước muội đâu có nói như vậy."
Lần này, đổi thành ta trừng mắt với hắn: "Việc của phụ nữ, huynh bớt hỏi đi."
Triệu Tứ Thủy thở dài: "Muội biết đó, ta bận tối mắt tối mũi. Hôm nay là sợ muội gặp khó khăn nên đặc biệt ghé đây một chuyến. Khắp thiên hạ này, e rằng chỉ có mình muội dám nói chuyện với ta như thế."
Hắn không nhắc thì thôi, vừa nhắc ta đã sực nhớ ra, người trước mắt ta, nay đã là Thái tử cao quý vạn phần, hơn nữa hắn đang chuẩn bị nghênh đón chính thê.
Ta khẽ mím môi, nói: "Còn chưa chúc mừng huynh song hỷ lâm môn."
Tức thì, Triệu Tứ Thủy đập bàn đứng phắt dậy. Cùng lúc đó, cửa phòng đột nhiên mở toang, mẹ ta cầm dao phay đứng sừng sững trước cửa, hai bên đều trố mắt nhìn nhau.
Mẹ ta nói nghe thấy tiếng hét của ta. Bà còn nói, nghe loáng thoáng trong phòng có giọng đàn ông nên vội lấy dao phay đi liều mạng với tên hái hoa tặc. Thế mà ngờ đâu, tên hái hoa tặc đó lại chính là Triệu Tứ Thủy.
Chỉ vì một câu "Lâm Tiểu Tiểu, gặp được muội thật là tốt" mà ta dễ dàng tha thứ cho Triệu Tứ Thủy.
Ngày tháng trở về với bình đạm, bọn ta vẫn cùng uống canh xương, cùng ngồi trên một băng ghế dài vào mỗi bữa cơm. Nhưng ta biết Triệu Tứ Thủy sắp rời khỏi đây. Tình trạng của hắn đang cải thiện rõ rệt. Lúc ta giúp hắn tháo băng gạc để thay thuốc, sau lưng hắn đã kéo lớp da non màu hồng nhạt.
Một đêm nọ, dùng cơm tối xong xuôi, Triệu Tứ Thủy từ tốn lau miệng, rồi đặt chén xuống, nói: "Ta sắp đi rồi."
Không hề có dấu hiệu báo trước, nhưng dường như đã sớm chuẩn bị cho thời khắc này.
Ta hỏi: "Khi nào?"
"Sáng mai."
Triệu Tứ Thủy đứng dậy, cung kính hành lễ với mẹ ta: "Thím Đào, miếng ngọc bội chôn trong sân coi như là tín vật. Mỗi tháng có thể đổi lấy năm mươi lạng bạc ở tiền trang Hối Thông. Đã quấy rầy suốt mấy tháng qua, tại hạ vô cùng cảm kích."
Năm mươi lạng bạc, mẹ con ta tiêu xài cả năm còn chưa hết. Thế mà ý của Triệu Tứ Thủy là mỗi tháng năm mươi lạng.
Ta cứu Triệu Tứ Thủy một mạng, đổi lại một đời vinh hoa phú quý. Quãng thời gian hắn ở nhà ta ăn chùa uống chùa, mẹ ta thường lườm gốc cây trong sân, sau đó chửi ầm một trận. Nhưng bây giờ có của cải từ trên trời rơi xuống, trông bà lại chẳng mấy bận tâm.
Mẹ đuổi ta sang một bên, rồi nói với Triệu Tứ Thủy: "Thím chỉ muốn thím và Tiểu Tiểu được bình an."
Triệu Tứ Thủy gật đầu: "Việc này là tất nhiên."
Ta và Triệu Tứ Thủy sóng vai bước ra ngoài.
Chiều tà, vài tia nắng cuối cùng loang mờ phía chân trời. Gà trống nhà hàng xóm đột nhiên trái giờ trái giấc, vươn cổ gáy o o. Trước cửa có đám trẻ con nô đùa ầm ĩ, còn loáng thoáng tiếng thím Tư gọi Hổ Đầu nhà thím ấy về ăn cơm. Con hẻm Tây này, là nơi ta đã gắn bó kể từ lúc ra đời.
Triệu Tứ Thủy bất chợt đưa mắt nhìn sang.
"Đi cùng ta nhé?"
Ta ngẩn ngơ trông về phương xa. Đàn chim sẻ ríu rít đậu nơi mái hiên, rồi thi nhau mổ đám rêu xanh bám đầy trên đó.
Hồi lâu, ta hỏi vặn lại Triệu Tứ Thủy: "Huynh đừng đi có được không?"
Triệu Tứ Thủy đứng trầm ngâm. Lát sau, hắn nhẹ nhàng vỗ đầu ta. Ta đoán, cái này được gọi là quên nhau mà sống tiếp.
Ta trằn trọc mãi không ngủ được, cuối cùng dứt khoát xuống giường, mang một chiếc ghế ra sân nằm hóng gió.
Bầu trời thật nhiều ngôi sao, một, hai, ba, bốn, năm, sáu, bảy tám chấm lấp lánh. Giống như Triệu Tứ Thủy, ở nhà ta một ngày, hai ngày, ba, bốn, năm, sáu, bảy, tám ngày. À không đúng, hắn sắp đi rồi.
Ta che mặt bằng chiếc quạt hương bồ, sau đó nằm im nhắm hờ mắt, thâm tâm phiền muộn mãi một chuyện - Triệu Tứ Thủy sắp đi rồi.
"Có bệnh! Đúng là có bệnh!" Ta chửi đổng một câu.
"Ừ, ta có bệnh."
Mở mắt ra, Triệu Tứ Thủy hơi khom lưng kề sát mặt ta. Hắn đã tháo mặt nạ tự bao giờ, khuôn mặt ấy thình lình bao phủ cả tầm mắt.
Đôi mày dài khẽ nhướng lên, dưới hàng mi đen nhánh có một nốt ruồi nhỏ. Ánh mắt lạnh lùng mà sáng ngời. Đoán chừng do đeo mặt nạ lâu ngày nên nước da càng trắng bật hơn người thường. Sắc trắng hoà vào màn đêm tăm tối, tựa như trăng trong mây, tiên trong trăng.
Nhưng vì khoé môi đang phơn phớt ý cười, mà thần sắc lạnh lẽo nơi đầu mày cũng nhạt đi vài phần. Phảng phất như vị thần tiên trót sa vào lưới tình, nên bị kéo xuống trần gian. Còn đẹp hơn Như Ý gấp ngàn lần.
Mãi rất lâu sau ta mới tìm về giọng nói của mình: "Triệu Tứ Thủy, huynh thực sự nên đến Xuân Phong Lâu treo bảng hành nghề đi."
"Được thôi, mùng một mười lăm muội có ghé thăm ta không?"
Câu trả lời hết sức thờ ơ. Nói đoạn, hắn kéo một chiếc ghế ra ngồi cạnh ta.
"Nghĩ gì thế, nửa đêm nửa hôm còn không ngủ?"
Ta liếc hắn: "Huynh cũng có ngủ đâu?"
"Tiểu Tiểu, tú tài bị kẻ khác đánh chêt, muội có muốn giải oan cho hắn không?"
Ta tròn mắt nhìn Triệu Tứ Thủy, lúc đầu cứ tưởng hắn đến để nói lời tạm biệt với ta.
"Tất nhiên là muốn."
Dứt lời, ta bất giác cười tự giễu: "Nhưng người đánh chêt chàng ta là công tử nhà giàu."
Triệu Tứ Thủy đáp: "Theo luật, giêt người phải đền mạng. Chuyện này cứ giao cho ta."
Mạng người như cỏ rác. Nhóm thế gia vọng tộc luôn cậy quyền cậy thế, hoành hành ngang ngược trong kinh thành. Mà bách tính thấp cổ bé họng như bọn ta, không đời nào dám đắc tội đám công tử nhà giàu đó.
Nhưng đối với Triệu Tứ Thủy, giúp tú tài giải oan, chỉ là một câu nói nhẹ như bấc.
Ta chợt nhận ra người ngồi bên cạnh đã không còn là Triệu Tứ Thủy ngày ngày giành uống canh xương với ta. Hắn là người mặc áo trắng, đứng dưới ánh trăng cầm kiếm đoạt mạng kẻ thù.
Ta hỏi: "Huynh tên gì thế?"
Hắn đột nhiên hứng chí, đi bẻ một cành cây, rồi từ phía sau nắm lấy tay ta, bắt đầu viết từng nét trên nền cát.
Mấy tháng qua, Triệu Tứ Thủy đã dạy ta rất nhiều chữ. Phần lớn thời gian hắn đều lười nhác tựa lưng vào giường, còn ta bắc chiếc ghế nhỏ ngồi bên cạnh. Mỗi lần học mãi mà không thuộc, hắn đều lấy sách gõ đầu ta.
Thời khắc này, trăng toả sáng vằng vặc, tản mác khắp nền cát, ánh bạc như dòng nước. Ta và Triệu Tứ Thủy gần như dán sát vào nhau.
Ta nghe thấy giọng hắn sáng trong như trăng kia.
Nhiều năm về sau, ta và hắn đã dây dưa hơn nửa đời người, thế mà vẫn nhớ mãi không quên buổi đêm nay, khi hơi thở nóng hầm hập bên tai, Triệu Tứ Thủy thì thầm bảo ta:
"Chữ "chiêu", bên dưới thêm bốn chấm thủy, đọc là "chiếu". Tiểu Tiểu, tên của ta là Thẩm Chiếu."
7.
Triệu Tứ Thủy, à không, Thẩm Chiếu đi rồi.
Đi một chuyến là biệt tăm suốt nửa năm trời. Nửa năm qua, trong kinh thành đã xảy ra hai sự kiện lớn.
Chuyện đầu tiên là một án mạng. Nghe nói có tên công tử nhà giàu cưỡng đoạt dân nữ ngay giữa thanh thiên bạch nhật, tình cờ bị hoàng đế đang cải trang vi hành bắt gặp.
Dưới chân thiên tử lại vô pháp vô thiên. Việc này khiến Bệ hạ nổi trận lôi đình, hạ lệnh xử trảm tại chỗ.
Sau đó tra tới tra lui còn phát hiện, cả đám công tử quen thói hống hách ngang ngược, lần trước thậm chí ra tay đánh chêt người. Mà bị hại là một tú tài đầy bụng chữ nghĩa, nhưng liên tiếp thi trượt công danh.
Tên công tử cầm đầu bị áp giải ra cổng chợ để hành quyết công khai. Cha của hắn, Hộ bộ thị lang Vi Hoắc, bị phạt giáng ba cấp quan. Song song đó, những quan viên bị tình nghi bao che và lơ là nhiệm vụ đều sẽ cách chức đợi xét xử.
Ngay khi sự việc được phơi bày, bách tính từ đầu trên xóm dưới đều vỗ tay tán thưởng.
Chuyện thứ hai là một hỷ sự. Bế hạ quyết định lập Nhị hoàng tử Thẩm Chiếu làm Thái tử. Đồng thời vị trí Thái tử phi đã được nhắm cho Thôi Tịch Dao, con gái của đại thần đứng đầu các Đại Học Sĩ, Thủ Phụ Thôi Thanh Tuyền. Nay chỉ đợi ngày lành tháng tốt để cử hành hôn lễ.
Hôm đó, ta cầm giỏ rau, đứng trước tấm bảng dán cáo thị của Hoàng gia, nhìn chăm chú rất lâu.
Triệu Tứ Thủy là Thẩm Chiếu. Thẩm Chiếu là Thái tử. Triệu Tứ Thủy là Thái tử. Triệu Tứ Thủy sắp thành hôn rồi.
Ta xách chiếc giỏ rỗng đi mua rau rồi lại trở về với chiếc giỏ rỗng. Mẹ ta đang cặm cụi xắt đậu phụ, thấy vậy liền huơ dao phay mắng to: "Lâm Tiểu Tiểu, con tới số rồi!"
Gian phòng phía tây vắng vẻ đìu hiu, chỉ còn lại vài bộ đồ cũ mà Triệu Tứ Thủy từng mặc, được gấp ngay ngắn để trên giường.
Ta cất chiếc giỏ rỗng, rồi cầm một hũ rượu đi ra ngoài. Băng qua con phố dài tít tắp, đi tới đầu phố Đông, chính là nhà của tú tài.
Sau nhà, khói bếp bảng lảng bay lên. Trước cửa còn dựng một giá treo, treo đầy quần áo đã phơi thơm mùi nắng, nhìn sang góc nhà là cái chậu sành để hứng nước mưa.
Nơi đây, đã có gia chủ mới chuyển vào.
Ta cầm hũ rượu, ngơ ngác nhìn xung quanh, không biết phải đi đâu về đâu. Cuối cùng, lượn lờ mãi lại tới chỗ cửa lớn của Xuân Phong Lâu.
Ta cảm thấy Xuân Phong Lâu quả thật là sự tồn tại thần kỳ. Dù trời âm u hay mưa giông trút nước, bên trong vĩnh viễn là tiếng ca múa thanh bình.
Những tưởng sẽ bị người hầu bàn mỉa mai như lần trước, nào ngờ có một nha đầu trông thấy ta từ đằng xa, vội chạy ù ra đón, còn nói cô nương nhà nàng đã mong ngóng ta rất lâu...
Cô nương nhà nàng, tất nhiên là Như Ý.
Hôm nay không phải mùng một cũng chẳng phải mười lăm, không cần treo bảng tiếp khách, nên Như Ý ăn vận rất trang nhã, trên cánh tay chỉ đeo một băng vải trắng.
Thấy vẻ mặt ngạc nhiên của ta, đôi mắt hạnh tức thì buông rũ, nàng nhẹ giọng giải thích: "Ta đang để tang cho chàng ấy."
"Là tú tài sao?"
Như Ý cười buồn bã: "Nói ra có lẽ cô không tin, ta không hề quen biết chàng."
Gì cơ, vậy tức là tú tài đã uổng phí một mạng ư?
Ta nói: "Mỗi dịp mùng một và mười lăm, chàng ta đều đến gặp cô."
"Ta xinh đẹp lại có tài danh. Hàng tháng, số khách ghé qua nhiều vô số kể."
Ừm, ta không còn gì để nói.
Như Ý tự rót cho mình một ly: "Ngày đó Vi công tử sinh ép ta chơi trò lắc xí ngầu. Thua một ván thì cởi một món đồ. Mỗi lần cởi, phải đứng ở lầu hai ném xuống sảnh lớn để mọi người cùng chiêm ngưỡng."
Cái trò quái quỷ gì vậy? Có còn coi người ta con người không hả?
Ta trợn mắt kinh hãi. Thấy vậy, Như Ý chỉ ngửa đầu uống cạn ly rượu rồi hờ hững nói: "Đừng vì ta mà rước bực vào thân. Phận kỹ nữ mà, chẳng phải sinh ra để người ta đùa cợt sao. Huống hồ ngày đó, ta cũng chưa đến nỗi c ởi sạch quần áo."
"Ta ở trong phòng bị Vi công tử ép rượu, đương lúc gắng gượng chống đỡ thì người hầu của Vi công tử tới kề tai thì thầm to nhỏ. Sau đó Vi công tử mắng câu đồ xúi quẩy rồi xô cửa đi mất."
"Qua hôm sau ta mới biết xảy ra án mạng. Cô xem, có người bỏ mạng vì ta, thế mà ngay cả chàng là ai, họ tên gì, sống ở đâu ta cũng không rõ."
"Mãi khi cô tìm tới gặp, ta mới biết người chêt vì ta, là một tú tài."
Ta bần thần không thốt nên lời. Vốn cứ tưởng ca nữ vô nghĩa, kỹ nữ vô tình, nhưng ngờ đâu, còn ẩn giấu câu chuyện thế này.
Không gian chìm vào tĩnh lặng. Rất lâu sau, ta nhấp một ngụm rượu, cảm nhận vị cay tê nơi đầu lưỡi.
"Đều do thói đời bất công" Ta nói.
Rồi lại hỏi: "Cô có muốn ra khỏi đây không?"
Ta nhìn phản ứng của Như Ý. Đầu tiên là kinh ngạc, sau đó đôi đồng tử khẽ lay động, chăm chú quan sát ta. Cuối cùng nàng chớp chớp mắt, tựa hồ cảm thấy chuyện này quá sức nực cười.
"Cô... Ta biết cô thương cảm cho ta, chúng ta đều là phận nữ nhân, nhưng cô không cần..."
Ta hiểu ý nàng. Ta chỉ là người bán đậu phụ, từ đầu đến chân phủ đầy vải bố thô ráp. Nhìn tới nhìn lui, thứ đáng giá nhất chắc chỉ có đôi giày vải đang mang.
Nhưng mỗi tháng, Triệu Tứ Thủy đều đặn cho nhà ta năm mươi lượng bạc. Suốt nửa năm qua, mẹ con ta chưa hề đụng tới, nếu cộng dồn lại cũng cỡ ba trăm lượng rồi.
Ta ngắt lời nàng: "Bao nhiêu ngân lượng, cô nói thẳng đi."
"Ba ngàn lượng."
Ta hít hà một hơi. Thấy vậy Như Ý vội lên tiếng: "Mấy năm nay ta tích góp được một ít, còn có trang sức mà khách quý tặng, tính ra cũng gần đủ rồi. Cô đừng lo cho ta, ta tích góp một thời gian nữa là ổn thôi."
Ta nhắm mắt nhẩm đếm một hai. Cuối cùng nghiến răng nghiến lợi nói: "Thu dọn đồ đạc đi, ba ngày sau ta tới chuộc cô."
Về nhà, ta đào miếng ngọc bội kia lên, rồi tức tốc mang ra tiền trang Hối Thông. Trưởng quầy đang bận rộn gẩy bàn tính, khách đứng trước mặt mà nhìn cũng chẳng thèm nhìn, chỉ gọi người phụ việc đi lấy ba trăm lượng ra.
"Không cần ba trăm lượng, ta muốn một ngàn tám trăm lượng."
Tay trưởng quầy khựng lại trên bàn tính, lúc này ông ấy mới ngẩng đầu nhìn ta.
Ta cẩn thận đưa ngọc bội qua: "Ngọc bội giao cho ông, đổi một ngàn tám trăm lượng, thanh toán hết một lần."
Ngoài mặt, làm như chẳng có gì to tát, nhưng chỉ ta biết rõ, trong lòng đang rất thiếu tự tin. Bởi nói sao đi nữa, một ngàn tám trăm lượng cũng không phải con số nhỏ.
May mà chưởng quầy nhận lấy ngọc bội, để dưới ánh sáng săm soi hồi lâu rồi không nói gì thêm, chỉ nhanh lẹ vẫy tay gọi người phụ việc đem ngân phiếu ra.
Ta ôm một ngàn tám trăm lượng trở về nhà. Suốt chặng đường cứ phập phồng lo lắng như một tên trộm, chỉ sợ ai đó đột nhiên nhảy xổ ra cướp đi mất.
Ta đợi đến tối mịt mới dám lôi đóng ngân phiếu dưới gối ra, rồi lọ mọ thắp đèn dầu đếm kỹ từng tờ.
"Đừng đếm nữa, muội đã đếm tám lần rồi."
Tiếng cười khúc khích vọng vào từ cửa sổ. Ta giật mình, đứng bật dậy hét to, vừa định hét lên lần nữa thì miệng đã bị người ta bịt chặt.
"Suỵt! Ta là Triệu Tứ Thủy."
Đôi tay mảnh khảnh mà rắn rỏi, Triệu Tứ Thủy ôm siết lấy ta. Nhịp tim đều đặn từng hồi bên tai.
Sau một thoáng trầm mặc, ta mới định thần lại, cảm thụ rõ ràng cơn hãi hùng vừa nãy, ta lập tức há miệng cắn thật mạnh.
Qua chừng nửa nén hương, ta bắc chiếc ghế nhỏ, ngồi ngó Triệu Tứ Thủy đang băng bó ngón tay với vẻ mặt u ám. Lâu ngày không gặp, Triệu Tứ Thủy lại gầy đi đôi chút.
Bỗng cảm thấy bầu không khí có phần xấu hổ, ta lúng túng hỏi: "Sao huynh lại tới đây?"
Triệu Tứ Thủy lườm ta: "Ngọc bội ta cho muội, nửa năm nay chưa từng dùng đến. Vậy mà vừa lấy ra là đổi một ngàn tám trăm lượng. Hỏi ta làm sao không biết."
"Rốt cuộc muội gặp rắc rối gì thế?"
"Không có gì, chỉ là định đi chuộc Như Ý thôi."
Triệu Tứ Thủy sửng sốt: "Tại sao?"
"Cảm thấy nàng rất đáng thương. Với lại, muội muốn kết bạn với nàng ấy."
"... Lúc trước muội đâu có nói như vậy."
Lần này, đổi thành ta trừng mắt với hắn: "Việc của phụ nữ, huynh bớt hỏi đi."
Triệu Tứ Thủy thở dài: "Muội biết đó, ta bận tối mắt tối mũi. Hôm nay là sợ muội gặp khó khăn nên đặc biệt ghé đây một chuyến. Khắp thiên hạ này, e rằng chỉ có mình muội dám nói chuyện với ta như thế."
Hắn không nhắc thì thôi, vừa nhắc ta đã sực nhớ ra, người trước mắt ta, nay đã là Thái tử cao quý vạn phần, hơn nữa hắn đang chuẩn bị nghênh đón chính thê.
Ta khẽ mím môi, nói: "Còn chưa chúc mừng huynh song hỷ lâm môn."
Tức thì, Triệu Tứ Thủy đập bàn đứng phắt dậy. Cùng lúc đó, cửa phòng đột nhiên mở toang, mẹ ta cầm dao phay đứng sừng sững trước cửa, hai bên đều trố mắt nhìn nhau.
Mẹ ta nói nghe thấy tiếng hét của ta. Bà còn nói, nghe loáng thoáng trong phòng có giọng đàn ông nên vội lấy dao phay đi liều mạng với tên hái hoa tặc. Thế mà ngờ đâu, tên hái hoa tặc đó lại chính là Triệu Tứ Thủy.