3.
Không ổn. Tiểu Hoa nghe thấy âm thanh từ đáy lòng mình.
Âm thanh đó kiên định chưa từng có, ngầm lên men theo cuộc sống thường nhật, và rốt cuộc bùng nổ khi đồng nghiệp Lương Hâm đ ến nhà họ ăn tối, âm thanh đó nói với cô: "Mày không ổn, cuộc sống của mày không ổn, mọi thứ đều không ổn."
Một tháng trước, sáng ấy khi chuẩn bị đi làm Lương Hâm đột nhiên nói với cô, buổi tối sẽ mời vài đồng nghiệp về nhà dùng bữa.
"Có mấy người vậy anh?"
"Chưa chốt em à, đến lúc đó mới biết."
Vì vậy, cô vội vã ra ngoài mua nguyên liệu, cá, thịt, rau cải, hành, gừng, tỏi, còn xì dầu và tương đậu cũng sắp hết, phải mua thêm mới được. Khệ nệ xách túi lớn túi nhỏ về nhà, trên tay còn hằn mấy vết đỏ đậm.
Không có thời gian nghỉ ngơi, cô lại bắt tay vào dọn dẹp nhà cửa. Thay ga giường và vỏ chăn, lau nhà, lau bàn, giặt giẻ nhiều lần rồi mới lau chùi nội thất, cài đồng hồ để canh giờ, còn phân vân có nên lau cửa sổ không.
Trên thực tế, cô chẳng dư thời gian để làm việc đó, riêng quá trình sơ chế và nấu nướng đã ngốn mất ba bốn tiếng.
Trong lúc chờ đợi, cô gom quần áo dơ hôm qua đi giặt rồi phơi khô, lại tranh thủ xếp gọn cất vào tủ trước khi khách tới.
Đợi đến lúc xào xong món rau cuối cùng, cô hoảng hốt phát hiện vết dầu bị bắn tung tóe lên gạch ốp tường, trông hệt mấy dấu chấm than, nước từ bồn rửa cũng văng khắp mặt bàn, sẽ nhanh chóng khô thành vết bẩn.
Cô muốn dọn dẹp, nhưng chuông cửa đã reo.
Các đồng nghiệp lần lượt tiến vào. Cô vội ra tiếp đãi, lấy dép trong nhà cho khách, rót trà, rồi dọn món lên.
Trong số họ, có một nữ đồng nghiệp với mái tóc ngắn gọn gàng bước qua giúp cô, còn khen ngợi tay nghề của cô. Những người khác cũng phụ hoạ vài câu - theo phép lịch sự. Cô chưa kịp phản ứng thì đã có người chuyển sang chủ đề khác.
Tiểu Hoa hít một hơi, duy trì nụ cười trên môi và ngồi xuống nghe họ trò chuyện, nhưng thật khó để dời sự chú ý khỏi một nữ đồng nghiệp.
Cô gái đó mặc sơ mi trắng kiểu công sở, áo phẳng phiu không một vết nhăn, dưới tay áo lộ ra phần cổ tay mảnh khảnh.
Cô ấy đang kể về một cuộc đàm phán gần đây, nói cười lưu loát. Đến tình tiết then chốt, nắm tay siết chặt giơ cao giữa không trung, tạm ngừng, khi vấn đề được giải quyết, mấy ngón tay đều thả lỏng để lộ ra lòng bàn tay. Mọi người chăm chú theo dõi câu chuyện, cuối cùng đều thở phào và bật cười thoải mái.
Tiểu Hoa cũng cố gượng cười.
Ngồi xuống sau một ngày bận rộn, lưng cô cứ cảm thấy khó chịu. Đầu tóc bù xù, quần áo cũng chưa kịp thay, trên người vẫn mặc chiếc áo thun cũ từ lúc nấu nướng. Cô dần trở nên lơ đãng. Lương Hâm vỗ nhẹ vào cô, lúc này cô mới nhận ra người đối diện đã nâng ly rượu.
"Em phải kính chị dâu ly này, không chỉ mình em thấy vậy, lần này anh thăng chức, phải có phân nửa công lao của chị dâu, nhà anh mà vắng chị ấy là không được đâu."
Tiểu Hoa nhanh chóng cầm ly rượu, hơi ngượng ngùng cười khẽ, không biết nên đáp lại thế nào.
Một người khác lên tiếng: “Sếp Lương, anh thăng chức rồi, bọn em cũng có cơ hội chứ?
"Đến lượt cậu sao, người tiếp theo chắc chắn là cô ấy."
Lương Hâm đùa giỡn chỉ về phía nữ đồng nghiệp mặc sơ mi trắng. Cả bàn bật cười xôn xao, rượu thịt no say.
Ly rượu của Tiểu Hoa chỉ chạm nhẹ vào môi rồi lặng lẽ đặt xuống bàn, sau đó thậm chí chẳng thể nở một nụ cười.
Đến khi tiệc tàn, Lương Hâm lén thì thầm với cô, bà xã vất vả rồi. Tiểu Hoa cũng không thấy dễ chịu chút nào.
Cô bắt đầu dọn dẹp. Xoong nồi chén đũa ngâm ngổn ngang trong bồn, lá rau, vết dầu mỡ, bọt xà phòng nổi lênh láng trên mặt nước. Bộ chén dĩa trông như vừa đánh một trận thủy chiến, chờ cô nhặt lên từng cái, rửa sạch, lau khô và khử trùng cho đến khi mặt sứ trắng bóng trở lại.
Đây là hình ảnh hết sức quen thuộc, nhưng Tiểu Hoa đứng trong bếp ngẩn ngơ nhìn chằm chằm bồn rửa. Ngoài phòng khách còn loáng thoáng tiếng nói cười, từ đáy lòng cô nghe thấy một âm thanh nhắc nhở bản thân, không ổn.
Khung cảnh quen thuộc, năm này qua tháng nọ, bày ra trước mắt cô. Như một người phụ nữ bị mắc kẹt trong ngôi nhà, ngày ngày cô ấy đều lặp lại vòng tuần hoàn:
Vết bẩn được lau chùi hôm nay sẽ xuất hiện ở chỗ cũ vào ngày mai. Nồi chảo đã rửa sạch và xếp gọn sẽ lại nằm trong bồn rửa vào hôm sau, bụi trên cửa kính và sàn nhà không hề biến mất, nó chỉ chuyển sang nơi khác, cuối cùng vẫn cứ lén lút rơi xuống...
Trong căn nhà này, cô đơn độc chiến đấu với trọng lực của bụi bặm, dùng thời gian và sinh mệnh bản thân để khỏa lấp sự hao mòn của đồ vật.
Tối muộn sau khi khách khứa ra về, Tiểu Hoa nửa đùa nửa thật hỏi Lương Hâm, "Khi nào sếp Lương thăng chức cho em đây?"
Lương Hâm mải mê chơi điện thoại: "Chờ có tiền thưởng cuối tháng, anh sẽ mua cho em một chiếc túi."
"Mua túi làm gì?"
"Chẳng phải phụ nữ bọn em hay nói "túi xách trị bách bệnh" sao? Mua mẫu mới nhất, khoe cho mấy cô bạn thấy ông xã nhà em thương em cỡ nào."
Tiểu Hoa tức giận cười nhạt.
Nghĩ đi nghĩ lại, cô chặn tay trước điện thoại của Lương Hâm, nhìn vào mắt anh nói: "Chẳng thà tiết kiệm tiền mua túi để đóng học phí cho em, em muốn học lên cao, có cơ hội sẽ quay lại làm việc."
Lương Hâm lắc đầu, giọng điệu chân thật đáng tin: "Không phải tụi mình định mua căn hộ khác sao? Đợi thanh toán tiền đặt cọc rồi để dành tiếp nhé."
“Không muốn đợi nữa, em cần một khoản tiền để đi học.” Tiểu Hoa biết tiền tiết kiệm của gia đình dư sức đóng học phí cho cô.
Lương Hâm nhíu mày: "Em sao thế? Anh mỗi ngày chăm chỉ kiếm tiền nuôi gia đình, từng đồng trong nhà đều do anh kiếm được, không phải để em tiêu xài phung phí."
“Em ở nhà cũng đâu có rảnh rỗi.” Tiểu Hoa nói, “Vậy sếp Lương vui lòng thanh toán tiền lương mấy năm nay cho em đi.”
Lương Hâm thả lỏng đôi mày cau có, lúc này anh chắc chắn Tiểu Hoa đang đùa với mình:
"Được, vậy nói anh nghe xem, tiền lương hàng tháng nên tính thế nào? Có cần nộp luôn năm loại bảo hiểm một khoản quỹ* cho em không?"
(*Là một loại bảo đảm đãi ngộ cho người lao động bao gồm: Bảo hiểm dưỡng lão, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bảo hiểm thai sản, quỹ tiết kiệm nhà ở.)
Tiểu Hoa sững sờ, không thể nhìn nổi khuôn mặt tươi cười của Lương Hâm, cô vội vàng quay đi.
Cô trở lại bếp tiếp tục dọn dẹp, lau từng vết dầu như dấu chấm than trên tường, kỳ cọ được phân nửa, cô chống tay lên bàn, gần như rã rời.
Đây là công việc không hề thăng tiến, không có năm loại bảo hiểm một khoản quỹ, không ai sẵn lòng nghe cô kể cách xử lý mấy vết bẩn cứng đầu trong nhà vệ sinh, cách gọt khoai tây, cách mặc cả ở chợ rau.
Ngay cả cô cũng không biết, mỗi ngày tiêu hao thời gian nội trợ trong căn nhà này có thể quy ra bao nhiêu tiền.
Đột nhiên, cô hơi chán ghét Lương Hâm, xen lẫn đố kỵ và dư vị không cam lòng.
Cô ghét cách anh giao tiếp phóng khoáng thoải mái với người khác, ghét những suy tính thiệt hơn khi tranh giành quyền lợi, và sự lão luyện khôn khéo trên con đường thăng tiến.
Cô cũng oán hận bản thân, tại sao lại để mình rơi vào hoàn cảnh này, rũ bỏ thân phận “bà Lương”, cô chẳng là gì cả, cũng chẳng đi được tới đâu.
Tiểu Hoa biết mình cần thiết "rời khỏi nhà" - tiền đề là cô phải có "chìa khóa".
Thế nên từ hôm ấy, những lúc rảnh rỗi việc nhà, thường là giờ nghỉ trưa, cô bắt đầu lén gửi sơ yếu lý lịch. Ban đêm, khi Lương Hâm đã say giấc, cô mới mở máy tính kiểm tra email.
Phần lớn đều bặt vô âm tín, cũng có vài HR thẳng thắn với cô: “Xin lỗi, chúng tôi không tuyển nữ nội trợ chưa có kinh nghiệm."
Thỉnh thoảng, có công ty gửi lời mời phỏng vấn. Cô tranh thủ chạy tới đó, nhưng chỗ thì không đáng tin cậy, chỗ khác lại yêu cầu về nhà chờ tin.
Cuối cùng vào một ngày nọ, cô bước ra sau cuộc phỏng vấn với công ty chuyên về sách thiếu nhi, nơi rìa những đám mây trên cao toả ánh vàng rực sáng. Bên họ cần một biên tập hiệu đính sơ cấp, nếu hoàn thành tốt, còn có cơ hội làm bên mảng biên tập kế hoạch và marketing.
Vì vậy, trên đường về nhà cô rẽ sang một khúc cua, bước vào công ty vệ sinh sát cạnh khu nhà, nơi cô gặp Dương Dương.
"Nam giúp việc? Thật ngại quá, tôi không muốn thuê nhân viên nam." Cô vừa buột miệng thốt lên, nhưng thấp thoáng cảm giác quen thuộc.
Đã bao nhiêu người từng nói với cô bằng giọng điệu y hệt: "Nội trợ sao? Xin lỗi, chúng tôi không tuyển nữ nội trợ."
Vì vậy, cô ngẫm nghĩ vài giây rồi uyển chuyển đáp: “Để tôi cân nhắc lại."
Hôm sau, cô nhận được thông báo trúng tuyển chính thức từ công ty sách, cô đã nắm được một "chìa khóa mở cửa", bây giờ còn cần chiếc chìa cuối cùng.
Cô bấm số gọi cho nam giúp việc.
“Mức lương của cậu là bao nhiêu?” cô hỏi.
"Vâng, từ thứ hai đến thứ sáu, bốn tiếng một ngày, mỗi ngày 200 tệ, tổng cộng 4400 tệ mỗi tháng."
“4400 tệ” cô lẩm bẩm, lòng thầm nghĩ, vậy đây là giá trị công sức nội trợ của cô. Không, phải nhiều hơn thế. Cô bận bịu từ thứ hai đến chủ nhật, sáng sớm đến tối mịt, quanh năm suốt tháng.
"Được, tôi gửi địa chỉ cho câụ, ngày mai bắt đầu làm việc." Cô không chút do dự nói.
4.
Nếu có khẩu súng trong tay, Lương Hâm sẽ không do dự bắn vào ổ khoá, nhưng anh chỉ có đôi tay trống rỗng. Anh dùng nắm đấm đập cửa, đốt ngón tay càng đau, lửa giận trong lòng càng bùng cháy.
Sau đó, anh đè cả người lên cửa, đe dọa tìm thợ phá khóa, đột nhiên cửa bị mở ra, anh cũng lảo đảo về phía trước, xém chút khựng lại.
Trong tầm mắt, người đàn ông lạ mặt đang cầm cây lau nhà.
Anh giơ nắm đấm nhào tới, đối phương vội ném cây lau nhà, giơ hai tay bày tỏ thiện chí: "Đừng, đừng, anh gì ơi, đừng kích động."
Lương Hâm còn đang thở hổn hển, hung hăng quan sát đối phương. Một thanh niên, dáng người trung bình, kém anh khoảng mười tuổi.
"Cậu là ai? Tiểu Hoa đâu?"
"Dạ, em là giúp việc."
"Cậu tên Gia Việt? Ở nhà tôi làm gì?"
"Không, không, anh à, em là giúp việc, giúp việc, em tới làm vệ sinh."
Lúc này Lương Hâm mới phát hiện đối phương đang đeo một chiếc tạp dề, trên tạp dề có in dòng chữ "nhân viên vệ sinh của một công ty nào đó".
Anh cau mày. Thật là một cái cớ tệ hại.
"Đàn ông con trai nào mà làm giúp việc? Cậu bớt diễn đi."
"Em là giúp việc thật mà, anh xem giấy chứng nhận nhân viên vệ sinh của em này." Dương Dương sốt ruột đến độ sắp khóc, anh đưa cho nam chủ nhà xem giấy chứng nhận chuyên môn mà anh dành suốt mấy tháng huấn luyện thi cử mới đạt được.
Nhưng Lương Hâm chưa giảm bớt cảnh giác, vừa xác nhận Tiểu Hoa không ở trong nhà, vừa tiếp tục tra hỏi: "Mấy ngày nay là cậu tới nhà tôi à?"
"Em đến để dọn dẹp, từ 10 giờ sáng tới 2 giờ chiều mỗi ngày, quét dọn, nấu nướng, thêm cả bảo trì nhà cửa. Tuần trước em đã thay bóng đèn trong nhà anh, em cũng sửa chỗ bị vênh trên ghế sô pha, còn nhà vệ sinh nữa, em sửa đường nước trong đó rồi, nhưng tốt nhất là sau này hãy thay van mới…”
Khi Tiểu Hoa gấp gáp chạy về nhà, cô thấy cảnh Dương Dương đang kéo Lương Hâm đi kiểm tra nhà vệ sinh.
Cô ho nhẹ một tiếng, hai người đồng thời quay lại.
Dương Dương như nhìn thấy vị cứu tinh đời mình, trút xuống gánh nặng ngàn cân vai.
Lương Hâm vẫn còn hàng đống vấn đề vướng mắc, nóng lòng chất vấn: "Em thuê một người đàn ông đến nhà chúng ta dọn dẹp?" Rồi quay sang Dương Dương, "Cậu là đàn ông con trai, sao lại làm giúp việc?"
Hiểu lầm đã được hoá giải, Dương Dương rốt cuộc khí phách một lần: "Sao đàn ông không thể làm dọn dẹp! Giúp việc cũng là nghề hái ra tiền!"
Sự khác biệt giữa một công việc tốt và một công việc xấu là gì? Trước 23 tuổi, Dương Dương chưa bao giờ cân nhắc vấn đề này.
Giống như hàng hoá sản xuất thành lô, đóng gói rồi xuất xưởng, một năm trước anh cũng bị làn sóng tốt nghiệp xô đẩy mãnh liệt từ ký túc xá đến phòng trọ. Sau khi nộp hàng trăm hồ sơ xin việc, Dương Dương đã tìm được công việc đầu tiên trong đời, làm "biên tập" cho một công ty truyền thông hạng ba.
Mặc dù cũng giống thành phần trí thức trong tòa nhà văn phòng, nhưng công việc của anh là "ăn cắp", từ những bài gốc ở nền tảng khác, cắt ghép chỗ này vài đoạn chỗ kia đôi chút, rồi gắn tiêu đề gây tranh cãi, hy vọng thu hút vài lượt "tương tác". Ngày ngày dán mắt vào màn hình lấy trộm câu chữ của người khác, cứ như vậy suốt nửa năm trời. Đột nhiên một ngày nọ, trước mắt luôn xuất hiện mấy con bọ nhỏ bay vo ve, tầm nhìn cũng dần mờ đi.
"Cậu đang mắc chứng "đục dịch kính", đó là tình trạng do mắt hoạt động quá mức." Bác sĩ chẩn đoán.
Sau đó, theo lời giới thiệu của người khác, anh đến làm tại một công ty bán thực phẩm chức năng cho người cao tuổi, phụ trách gọi điện tiếp thị. Nội dung cuộc gọi thường diễn ra như sau:
"Xin chào, với mục đích đền đáp xã hội, công ty chúng tôi cung cấp dự án du lịch và kiểm tra sức khoẻ miễn phí cho các vị cao tuổi..."
Sau khi đối phương đồng ý, họ sẽ được đưa tới "điểm du lịch" ở vùng ngoại ô bằng xe buýt - dành phần lớn thời gian tại nhà máy sản xuất thực phẩm chức năng không đủ giấy phép, đeo bám dụ ngọt cho đến khi rút cạn ví của những vị cao tuổi đó.
Công việc này anh cũng chẳng làm được bao lâu. Một mặt, xuất phát từ cảm giác tội lỗi. Anh từng gặp một ông cụ đầu tóc bạc phơ ngờ vực nhìn anh giữa hội trường bán hàng kín bưng, mái tóc bạc khiến anh nhớ đến ông ngoại mình.
Mặt khác, vì người nhà của nạn nhân do anh phụ trách bán hàng đã tìm đến phòng làm việc và cho anh một cú đấm ngay tại đó, khiến khung cảnh văn phòng mà anh thầm chán ghét biến mất cùng với tiếng ù ù vởn quanh.
Không ổn. Tiểu Hoa nghe thấy âm thanh từ đáy lòng mình.
Âm thanh đó kiên định chưa từng có, ngầm lên men theo cuộc sống thường nhật, và rốt cuộc bùng nổ khi đồng nghiệp Lương Hâm đ ến nhà họ ăn tối, âm thanh đó nói với cô: "Mày không ổn, cuộc sống của mày không ổn, mọi thứ đều không ổn."
Một tháng trước, sáng ấy khi chuẩn bị đi làm Lương Hâm đột nhiên nói với cô, buổi tối sẽ mời vài đồng nghiệp về nhà dùng bữa.
"Có mấy người vậy anh?"
"Chưa chốt em à, đến lúc đó mới biết."
Vì vậy, cô vội vã ra ngoài mua nguyên liệu, cá, thịt, rau cải, hành, gừng, tỏi, còn xì dầu và tương đậu cũng sắp hết, phải mua thêm mới được. Khệ nệ xách túi lớn túi nhỏ về nhà, trên tay còn hằn mấy vết đỏ đậm.
Không có thời gian nghỉ ngơi, cô lại bắt tay vào dọn dẹp nhà cửa. Thay ga giường và vỏ chăn, lau nhà, lau bàn, giặt giẻ nhiều lần rồi mới lau chùi nội thất, cài đồng hồ để canh giờ, còn phân vân có nên lau cửa sổ không.
Trên thực tế, cô chẳng dư thời gian để làm việc đó, riêng quá trình sơ chế và nấu nướng đã ngốn mất ba bốn tiếng.
Trong lúc chờ đợi, cô gom quần áo dơ hôm qua đi giặt rồi phơi khô, lại tranh thủ xếp gọn cất vào tủ trước khi khách tới.
Đợi đến lúc xào xong món rau cuối cùng, cô hoảng hốt phát hiện vết dầu bị bắn tung tóe lên gạch ốp tường, trông hệt mấy dấu chấm than, nước từ bồn rửa cũng văng khắp mặt bàn, sẽ nhanh chóng khô thành vết bẩn.
Cô muốn dọn dẹp, nhưng chuông cửa đã reo.
Các đồng nghiệp lần lượt tiến vào. Cô vội ra tiếp đãi, lấy dép trong nhà cho khách, rót trà, rồi dọn món lên.
Trong số họ, có một nữ đồng nghiệp với mái tóc ngắn gọn gàng bước qua giúp cô, còn khen ngợi tay nghề của cô. Những người khác cũng phụ hoạ vài câu - theo phép lịch sự. Cô chưa kịp phản ứng thì đã có người chuyển sang chủ đề khác.
Tiểu Hoa hít một hơi, duy trì nụ cười trên môi và ngồi xuống nghe họ trò chuyện, nhưng thật khó để dời sự chú ý khỏi một nữ đồng nghiệp.
Cô gái đó mặc sơ mi trắng kiểu công sở, áo phẳng phiu không một vết nhăn, dưới tay áo lộ ra phần cổ tay mảnh khảnh.
Cô ấy đang kể về một cuộc đàm phán gần đây, nói cười lưu loát. Đến tình tiết then chốt, nắm tay siết chặt giơ cao giữa không trung, tạm ngừng, khi vấn đề được giải quyết, mấy ngón tay đều thả lỏng để lộ ra lòng bàn tay. Mọi người chăm chú theo dõi câu chuyện, cuối cùng đều thở phào và bật cười thoải mái.
Tiểu Hoa cũng cố gượng cười.
Ngồi xuống sau một ngày bận rộn, lưng cô cứ cảm thấy khó chịu. Đầu tóc bù xù, quần áo cũng chưa kịp thay, trên người vẫn mặc chiếc áo thun cũ từ lúc nấu nướng. Cô dần trở nên lơ đãng. Lương Hâm vỗ nhẹ vào cô, lúc này cô mới nhận ra người đối diện đã nâng ly rượu.
"Em phải kính chị dâu ly này, không chỉ mình em thấy vậy, lần này anh thăng chức, phải có phân nửa công lao của chị dâu, nhà anh mà vắng chị ấy là không được đâu."
Tiểu Hoa nhanh chóng cầm ly rượu, hơi ngượng ngùng cười khẽ, không biết nên đáp lại thế nào.
Một người khác lên tiếng: “Sếp Lương, anh thăng chức rồi, bọn em cũng có cơ hội chứ?
"Đến lượt cậu sao, người tiếp theo chắc chắn là cô ấy."
Lương Hâm đùa giỡn chỉ về phía nữ đồng nghiệp mặc sơ mi trắng. Cả bàn bật cười xôn xao, rượu thịt no say.
Ly rượu của Tiểu Hoa chỉ chạm nhẹ vào môi rồi lặng lẽ đặt xuống bàn, sau đó thậm chí chẳng thể nở một nụ cười.
Đến khi tiệc tàn, Lương Hâm lén thì thầm với cô, bà xã vất vả rồi. Tiểu Hoa cũng không thấy dễ chịu chút nào.
Cô bắt đầu dọn dẹp. Xoong nồi chén đũa ngâm ngổn ngang trong bồn, lá rau, vết dầu mỡ, bọt xà phòng nổi lênh láng trên mặt nước. Bộ chén dĩa trông như vừa đánh một trận thủy chiến, chờ cô nhặt lên từng cái, rửa sạch, lau khô và khử trùng cho đến khi mặt sứ trắng bóng trở lại.
Đây là hình ảnh hết sức quen thuộc, nhưng Tiểu Hoa đứng trong bếp ngẩn ngơ nhìn chằm chằm bồn rửa. Ngoài phòng khách còn loáng thoáng tiếng nói cười, từ đáy lòng cô nghe thấy một âm thanh nhắc nhở bản thân, không ổn.
Khung cảnh quen thuộc, năm này qua tháng nọ, bày ra trước mắt cô. Như một người phụ nữ bị mắc kẹt trong ngôi nhà, ngày ngày cô ấy đều lặp lại vòng tuần hoàn:
Vết bẩn được lau chùi hôm nay sẽ xuất hiện ở chỗ cũ vào ngày mai. Nồi chảo đã rửa sạch và xếp gọn sẽ lại nằm trong bồn rửa vào hôm sau, bụi trên cửa kính và sàn nhà không hề biến mất, nó chỉ chuyển sang nơi khác, cuối cùng vẫn cứ lén lút rơi xuống...
Trong căn nhà này, cô đơn độc chiến đấu với trọng lực của bụi bặm, dùng thời gian và sinh mệnh bản thân để khỏa lấp sự hao mòn của đồ vật.
Tối muộn sau khi khách khứa ra về, Tiểu Hoa nửa đùa nửa thật hỏi Lương Hâm, "Khi nào sếp Lương thăng chức cho em đây?"
Lương Hâm mải mê chơi điện thoại: "Chờ có tiền thưởng cuối tháng, anh sẽ mua cho em một chiếc túi."
"Mua túi làm gì?"
"Chẳng phải phụ nữ bọn em hay nói "túi xách trị bách bệnh" sao? Mua mẫu mới nhất, khoe cho mấy cô bạn thấy ông xã nhà em thương em cỡ nào."
Tiểu Hoa tức giận cười nhạt.
Nghĩ đi nghĩ lại, cô chặn tay trước điện thoại của Lương Hâm, nhìn vào mắt anh nói: "Chẳng thà tiết kiệm tiền mua túi để đóng học phí cho em, em muốn học lên cao, có cơ hội sẽ quay lại làm việc."
Lương Hâm lắc đầu, giọng điệu chân thật đáng tin: "Không phải tụi mình định mua căn hộ khác sao? Đợi thanh toán tiền đặt cọc rồi để dành tiếp nhé."
“Không muốn đợi nữa, em cần một khoản tiền để đi học.” Tiểu Hoa biết tiền tiết kiệm của gia đình dư sức đóng học phí cho cô.
Lương Hâm nhíu mày: "Em sao thế? Anh mỗi ngày chăm chỉ kiếm tiền nuôi gia đình, từng đồng trong nhà đều do anh kiếm được, không phải để em tiêu xài phung phí."
“Em ở nhà cũng đâu có rảnh rỗi.” Tiểu Hoa nói, “Vậy sếp Lương vui lòng thanh toán tiền lương mấy năm nay cho em đi.”
Lương Hâm thả lỏng đôi mày cau có, lúc này anh chắc chắn Tiểu Hoa đang đùa với mình:
"Được, vậy nói anh nghe xem, tiền lương hàng tháng nên tính thế nào? Có cần nộp luôn năm loại bảo hiểm một khoản quỹ* cho em không?"
(*Là một loại bảo đảm đãi ngộ cho người lao động bao gồm: Bảo hiểm dưỡng lão, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bảo hiểm thai sản, quỹ tiết kiệm nhà ở.)
Tiểu Hoa sững sờ, không thể nhìn nổi khuôn mặt tươi cười của Lương Hâm, cô vội vàng quay đi.
Cô trở lại bếp tiếp tục dọn dẹp, lau từng vết dầu như dấu chấm than trên tường, kỳ cọ được phân nửa, cô chống tay lên bàn, gần như rã rời.
Đây là công việc không hề thăng tiến, không có năm loại bảo hiểm một khoản quỹ, không ai sẵn lòng nghe cô kể cách xử lý mấy vết bẩn cứng đầu trong nhà vệ sinh, cách gọt khoai tây, cách mặc cả ở chợ rau.
Ngay cả cô cũng không biết, mỗi ngày tiêu hao thời gian nội trợ trong căn nhà này có thể quy ra bao nhiêu tiền.
Đột nhiên, cô hơi chán ghét Lương Hâm, xen lẫn đố kỵ và dư vị không cam lòng.
Cô ghét cách anh giao tiếp phóng khoáng thoải mái với người khác, ghét những suy tính thiệt hơn khi tranh giành quyền lợi, và sự lão luyện khôn khéo trên con đường thăng tiến.
Cô cũng oán hận bản thân, tại sao lại để mình rơi vào hoàn cảnh này, rũ bỏ thân phận “bà Lương”, cô chẳng là gì cả, cũng chẳng đi được tới đâu.
Tiểu Hoa biết mình cần thiết "rời khỏi nhà" - tiền đề là cô phải có "chìa khóa".
Thế nên từ hôm ấy, những lúc rảnh rỗi việc nhà, thường là giờ nghỉ trưa, cô bắt đầu lén gửi sơ yếu lý lịch. Ban đêm, khi Lương Hâm đã say giấc, cô mới mở máy tính kiểm tra email.
Phần lớn đều bặt vô âm tín, cũng có vài HR thẳng thắn với cô: “Xin lỗi, chúng tôi không tuyển nữ nội trợ chưa có kinh nghiệm."
Thỉnh thoảng, có công ty gửi lời mời phỏng vấn. Cô tranh thủ chạy tới đó, nhưng chỗ thì không đáng tin cậy, chỗ khác lại yêu cầu về nhà chờ tin.
Cuối cùng vào một ngày nọ, cô bước ra sau cuộc phỏng vấn với công ty chuyên về sách thiếu nhi, nơi rìa những đám mây trên cao toả ánh vàng rực sáng. Bên họ cần một biên tập hiệu đính sơ cấp, nếu hoàn thành tốt, còn có cơ hội làm bên mảng biên tập kế hoạch và marketing.
Vì vậy, trên đường về nhà cô rẽ sang một khúc cua, bước vào công ty vệ sinh sát cạnh khu nhà, nơi cô gặp Dương Dương.
"Nam giúp việc? Thật ngại quá, tôi không muốn thuê nhân viên nam." Cô vừa buột miệng thốt lên, nhưng thấp thoáng cảm giác quen thuộc.
Đã bao nhiêu người từng nói với cô bằng giọng điệu y hệt: "Nội trợ sao? Xin lỗi, chúng tôi không tuyển nữ nội trợ."
Vì vậy, cô ngẫm nghĩ vài giây rồi uyển chuyển đáp: “Để tôi cân nhắc lại."
Hôm sau, cô nhận được thông báo trúng tuyển chính thức từ công ty sách, cô đã nắm được một "chìa khóa mở cửa", bây giờ còn cần chiếc chìa cuối cùng.
Cô bấm số gọi cho nam giúp việc.
“Mức lương của cậu là bao nhiêu?” cô hỏi.
"Vâng, từ thứ hai đến thứ sáu, bốn tiếng một ngày, mỗi ngày 200 tệ, tổng cộng 4400 tệ mỗi tháng."
“4400 tệ” cô lẩm bẩm, lòng thầm nghĩ, vậy đây là giá trị công sức nội trợ của cô. Không, phải nhiều hơn thế. Cô bận bịu từ thứ hai đến chủ nhật, sáng sớm đến tối mịt, quanh năm suốt tháng.
"Được, tôi gửi địa chỉ cho câụ, ngày mai bắt đầu làm việc." Cô không chút do dự nói.
4.
Nếu có khẩu súng trong tay, Lương Hâm sẽ không do dự bắn vào ổ khoá, nhưng anh chỉ có đôi tay trống rỗng. Anh dùng nắm đấm đập cửa, đốt ngón tay càng đau, lửa giận trong lòng càng bùng cháy.
Sau đó, anh đè cả người lên cửa, đe dọa tìm thợ phá khóa, đột nhiên cửa bị mở ra, anh cũng lảo đảo về phía trước, xém chút khựng lại.
Trong tầm mắt, người đàn ông lạ mặt đang cầm cây lau nhà.
Anh giơ nắm đấm nhào tới, đối phương vội ném cây lau nhà, giơ hai tay bày tỏ thiện chí: "Đừng, đừng, anh gì ơi, đừng kích động."
Lương Hâm còn đang thở hổn hển, hung hăng quan sát đối phương. Một thanh niên, dáng người trung bình, kém anh khoảng mười tuổi.
"Cậu là ai? Tiểu Hoa đâu?"
"Dạ, em là giúp việc."
"Cậu tên Gia Việt? Ở nhà tôi làm gì?"
"Không, không, anh à, em là giúp việc, giúp việc, em tới làm vệ sinh."
Lúc này Lương Hâm mới phát hiện đối phương đang đeo một chiếc tạp dề, trên tạp dề có in dòng chữ "nhân viên vệ sinh của một công ty nào đó".
Anh cau mày. Thật là một cái cớ tệ hại.
"Đàn ông con trai nào mà làm giúp việc? Cậu bớt diễn đi."
"Em là giúp việc thật mà, anh xem giấy chứng nhận nhân viên vệ sinh của em này." Dương Dương sốt ruột đến độ sắp khóc, anh đưa cho nam chủ nhà xem giấy chứng nhận chuyên môn mà anh dành suốt mấy tháng huấn luyện thi cử mới đạt được.
Nhưng Lương Hâm chưa giảm bớt cảnh giác, vừa xác nhận Tiểu Hoa không ở trong nhà, vừa tiếp tục tra hỏi: "Mấy ngày nay là cậu tới nhà tôi à?"
"Em đến để dọn dẹp, từ 10 giờ sáng tới 2 giờ chiều mỗi ngày, quét dọn, nấu nướng, thêm cả bảo trì nhà cửa. Tuần trước em đã thay bóng đèn trong nhà anh, em cũng sửa chỗ bị vênh trên ghế sô pha, còn nhà vệ sinh nữa, em sửa đường nước trong đó rồi, nhưng tốt nhất là sau này hãy thay van mới…”
Khi Tiểu Hoa gấp gáp chạy về nhà, cô thấy cảnh Dương Dương đang kéo Lương Hâm đi kiểm tra nhà vệ sinh.
Cô ho nhẹ một tiếng, hai người đồng thời quay lại.
Dương Dương như nhìn thấy vị cứu tinh đời mình, trút xuống gánh nặng ngàn cân vai.
Lương Hâm vẫn còn hàng đống vấn đề vướng mắc, nóng lòng chất vấn: "Em thuê một người đàn ông đến nhà chúng ta dọn dẹp?" Rồi quay sang Dương Dương, "Cậu là đàn ông con trai, sao lại làm giúp việc?"
Hiểu lầm đã được hoá giải, Dương Dương rốt cuộc khí phách một lần: "Sao đàn ông không thể làm dọn dẹp! Giúp việc cũng là nghề hái ra tiền!"
Sự khác biệt giữa một công việc tốt và một công việc xấu là gì? Trước 23 tuổi, Dương Dương chưa bao giờ cân nhắc vấn đề này.
Giống như hàng hoá sản xuất thành lô, đóng gói rồi xuất xưởng, một năm trước anh cũng bị làn sóng tốt nghiệp xô đẩy mãnh liệt từ ký túc xá đến phòng trọ. Sau khi nộp hàng trăm hồ sơ xin việc, Dương Dương đã tìm được công việc đầu tiên trong đời, làm "biên tập" cho một công ty truyền thông hạng ba.
Mặc dù cũng giống thành phần trí thức trong tòa nhà văn phòng, nhưng công việc của anh là "ăn cắp", từ những bài gốc ở nền tảng khác, cắt ghép chỗ này vài đoạn chỗ kia đôi chút, rồi gắn tiêu đề gây tranh cãi, hy vọng thu hút vài lượt "tương tác". Ngày ngày dán mắt vào màn hình lấy trộm câu chữ của người khác, cứ như vậy suốt nửa năm trời. Đột nhiên một ngày nọ, trước mắt luôn xuất hiện mấy con bọ nhỏ bay vo ve, tầm nhìn cũng dần mờ đi.
"Cậu đang mắc chứng "đục dịch kính", đó là tình trạng do mắt hoạt động quá mức." Bác sĩ chẩn đoán.
Sau đó, theo lời giới thiệu của người khác, anh đến làm tại một công ty bán thực phẩm chức năng cho người cao tuổi, phụ trách gọi điện tiếp thị. Nội dung cuộc gọi thường diễn ra như sau:
"Xin chào, với mục đích đền đáp xã hội, công ty chúng tôi cung cấp dự án du lịch và kiểm tra sức khoẻ miễn phí cho các vị cao tuổi..."
Sau khi đối phương đồng ý, họ sẽ được đưa tới "điểm du lịch" ở vùng ngoại ô bằng xe buýt - dành phần lớn thời gian tại nhà máy sản xuất thực phẩm chức năng không đủ giấy phép, đeo bám dụ ngọt cho đến khi rút cạn ví của những vị cao tuổi đó.
Công việc này anh cũng chẳng làm được bao lâu. Một mặt, xuất phát từ cảm giác tội lỗi. Anh từng gặp một ông cụ đầu tóc bạc phơ ngờ vực nhìn anh giữa hội trường bán hàng kín bưng, mái tóc bạc khiến anh nhớ đến ông ngoại mình.
Mặt khác, vì người nhà của nạn nhân do anh phụ trách bán hàng đã tìm đến phòng làm việc và cho anh một cú đấm ngay tại đó, khiến khung cảnh văn phòng mà anh thầm chán ghét biến mất cùng với tiếng ù ù vởn quanh.