Ở thời đại này, đi xa là một chuyện khổ cực.
Nhưng suốt quãng đường này Bạch Dực không hề kêu khổ lấy một câu. Mấy năm làm nông dân đã giúp cô có nền tảng rất khá. Sau mấy hôm trầy hai bên đùi do cọ xát, cô còn học được cách cưỡi ngựa dưới sự chỉ đạo của Ô Vũ, có thể miễn cưỡng theo kịp cả đội, xe ngựa chỉ chuyên dùng để chở hành lý.
Bạch Dực cho rằng, cô cũng mới 27, người trẻ tuổi đương nhiên học hỏi nhanh, chịu khổ tốt. Ô Vũ nghe cô nói vậy, lại nhìn gương mặt trông như 17 của cô, lòng hơi khúc mắc.
Sao con gái nước ngoài lão hóa chậm vậy nhỉ…?
Nhưng chung quy cô vẫn không phải là nữ nhi giang hồ giỏi xốc vác, cô thường hay mệt mỏi ngủ gà ngủ gật trên lưng ngựa sau khi hành quân gấp gáp, suýt thì rơi xuống. Ô Vũ lúc nào cũng để ý đến cô luôn nhanh tay lẹ mắt đỡ được cô, ôm cô vào lòng mình cưỡi ngựa tiếp. Lúc phải bỏ ngựa lại đi bộ nơi núi thẳm rừng già, chàng sẽ cõng Bạch Dực thi triển khinh công chạy thật nhanh.
Về cơ bản, Ô Vũ rất hài lòng với sự cứng cỏi của cô, thậm chí còn vô cùng đắc ý.
Bởi vì đến cả cậu khờ Thập Nhất còn khen Bạch cô nương không có võ công, nhưng còn giỏi chịu khổ hơn đám được gọi là nữ hiệp, có sức chịu đựng kiên cường.
Đội Ẩn Kỳ dưới trướng Ô Vũ chuyên làm hộ vệ, đã từng trải qua đủ loại quý nhân và thiên kim công tử giới võ lâm, một số trong đấy còn rất có tiếng tăm trong ngạch võ.
Nhưng lúc kéo họ chạy trốn, đám hộ vệ chỉ ước có thể chém những kẻ đó dưới ngựa, đỡ bị vướng chân vướng tay, còn sợ khổ sợ mệt ầm ĩ không thôi. So với đám người kia, Bạch cô nương đáng yêu hơn rất nhiều. Một cô gái trẻ (?) chưa từng có kinh nghiệm đi xa, ra ngoài chưa sờ vào ngựa bao giờ, mà học mấy hôm đã biết cưỡi, cưỡi chưa giỏi thì sẽ nhờ người ta dạy, không phải kiểu vừa biết cưỡi là chạy như điên. Ngoài khuyết điểm hay ngủ gật thì thật sự vô cùng ngoan, rất biết cách phối hợp khi đi với cả đội.
Trước kia họ chỉ tham đồ ăn cô nấu, giờ đi đoạn đường này, họ lại càng nể phục yêu mến cô gái ngoan ngoãn này. Chính bởi vậy, họ mới có thể gom dũng khí xin chủ nhân nghỉ lại ở thành trấn, để Bạch cô nương đỡ mệt quá đáng.
Ô Vũ lạnh lùng liếc họ một cái, nói, “Ngọc không mài không sáng.”
“Em vẫn ổn.” Bạch Dực cố tỏ vẻ tươi tỉnh.
“Tất cả chú ý, vào thành nghỉ ngơi cho lại sức.” Ô Vũ lạnh lùng ra lệnh.
“…Ô Vũ, đã ai từng nói với chàng, chàng là một tên trong ngoài bất nhất chưa?” Bạch Dực lườm chàng.
Tới khách điếm, Bạch Dực quả thực phải trượt xuống khỏi lưng ngựa. Cô đi cà nhắc vào phòng cho khách, còn chẳng thèm cởi giày đã nằm xuống giường ngủ mất. Cô ngủ tới tận sáng hôm sau mới dậy tắm gội ăn cơm.
Tuy rằng toàn thân đau nhức, nhưng khi Ô Vũ hỏi cô có muốn ra ngoài đi dạo không, cô vẫn lập tức bỏ bát cơm xuống, theo chàng ra ngoài.
Cô mê mua sách và mua hạt giống. Mỗi lần tới một thành trấn mới, cô đều nghĩ cách tìm một ít hạt giống hiếm về sưu tầm, hoặc chui vào hiệu sách lưu luyến quên lối về.
Ở ngôi làng trên núi khép kín, về cơ bản cô đã sống những tháng ngày không biết ngày tháng, lạnh lẽo quanh năm trên núi. Tận tới lúc đi xa cùng Ô Vũ, cô mới có cơ hội mua sách, xem bảng tin, biết mình đang ở đâu.
Đây là một thời đại kỳ quái, triều nhà Yên. Vị vua dựng nước lại còn là Uy Hoàng Đế Mộ Dung Xung. Chàng thụ Xung mà các bạn hủ nữ thích mường tượng nhất ý…
Trời đất, thế này thì thần kỳ quá.
(Mộ Dung Xung: Yên Uy Đế, là vua thứ 2 của nước Tây Yên thời Ngũ Hồ thập lục quốc trong lịch sử Trung Quốc. Mộ Dung Xung là con trai của Mộ Dung Tuấn, em trai của Mộ Dung Hoằng. Năm 370, khi Phù Kiên nước Tiền Tần tiêu diệt Tiền Yên, Mộ Dung Xung cùng chị gái là công chúa Thanh Hà cũng bị áp giải đến Trường An. Mộ Dung Xung năm đó vừa mới 12 tuổi, dung mạo tuấn tú nên cũng được Phù Kiên quý mến, thường xuyên được “sủng ái”. Nguồn: Link.)
“Đây là sự sai lệch trong lịch sử.” Bạch Dực cực kì nghiêm túc nói với Ô Vũ.
“Người vùng khác thì biết gì về sai lệch với chả không sai lệch lịch sử?” Ô Vũ nói rất kiểu người Hán siêu việt nhất.
“…Em không quạu với người xưa chẳng biết gì đâu nhé.” Bạch Dực khinh bỉ chàng với vẻ người hiện đại còn siêu việt hơn.
(Người Hán siêu việt: tư tưởng tự tôn dân tộc có phần thái quá của người Trung Quốc, có thể thể hiện qua câu “nam tử Hán đại trượng phu” – đàn ông người Hán mới là trượng phu. Nên nhớ rằng, tác giả và nữ chính truyện này là người Đài Loan)
“Hừ.” Ô Vũ cười khẩy, “Một ngàn thế giới gộp lại thành tiểu thiên thế giới, một ngàn tiểu thiên thế giới gộp lại thành trung thiên thế giới, một ngàn trung thiên thế giới gộp lại thành thế giới vô biên, tổng hoà gọi là 3000 đại thế giới. Một quyết định, một lựa chọn sai khác, có thể phát triển thành những thế giới nhỏ khác nhau, gọi là rẽ nhánh. Ta không hiểu? Hừ hừ…”
Đôi mắt Bạch Dực càng trợn to hơn, giọng nói run rẩy, “… Đây là Huyền Luận đấy… Ô Vũ, chẳng lẽ chàng cũng là người vượt thời không?”
(Huyền Luận: Tư tưởng triết lý của đạo Phật. Tìm hiểu về đại thiên thế giới: Link.)
Chàng cười. “Vượt thời không nỗi gì? Cái… Cái này là lý thuyết của nhà nghiên cứu âm dương – Cửu thúc của gia tộc ta. Tổng hợp những điểm tương đồng và khác biệt giữa thuyết âm dương và giáo lý Phật. Để chứng minh lý lẽ này, ông ấy đã đi khắp nơi tìm ghi chép và bằng chứng về việc mượn xác hoàn hồn…”
Ô Vũ ngậm miệng, đột nhiên hơi đau đầu. Nhất định không được để Cửu thúc biết bí mật của Bạch Dực… Kẻo không họ chắn chắn không được sống những ngày an lành.
“Những lời này nàng chỉ được nói với mình ta thôi.” Nghĩ đến giọng nói ma quỷ xuyên não của Cửu thúc mình, chàng lạnh cả người. Ô Vũ thận trọng nói.
“Đương nhiên chỉ nói với mình chàng thôi.” Bạch Dực lườm chàng một cái, “Em có muốn bị coi là kẻ điên đâu.”
Ô Vũ nở một nụ cười kì quái, “Chỉ nói với ta… Chỉ tin ta ư?”
“Chỉ tin chàng thôi.” Bạch Dực gật đầu vô cùng thuần khiết và tin tưởng.
Tâm trạng hôm đó của Ô Vũ rất sáng sủa, chàng mua nửa tiệm sách cho cô, còn tiêu một món tiền lớn để giúp cô khắc mộc bản cho tập sách bài tập hè đầu tiên của cô.
“Sách tranh thực vật!” Bạch Dực tức muốn hộc máu.
“Đặt tên là Bài tập Hè hay hơn.” Ô Vũ nằng nặc đòi làm theo ý chàng. Bạch Dực chẳng tài nào hiểu nổi, tại sao chàng cứ kiên quyết chọn cái tên ngốc nghếch đó.
Đương nhiên, Ô Vũ sẽ không giải thích cho cô. Bởi vì “Bài tập hè” luôn khiến chàng nhớ tới cảnh tượng một ngày hè Bạch Dực lười biếng nằm trên sàn nhà trúc, để lộ bả vai và cánh tay, xắn ống quần, mái tóc dài đen nhánh uốn lượn.
Khi thức dậy, cô lười biếng nhìn chàng, nói, đó là “Bài tập hè”.
Mỗi khi cửu tử nhất sinh, nguy hiểm đến mức gần như không thấy đường sống, chàng luôn nhớ tới dáng vẻ khi đó của cô, nghĩ tới việc cô đang chờ chàng về nhà, vậy là chàng có thể vận chút sức cuối cùng, vượt qua cửa ải khó khăn.
Nhưng cả đời này, chàng chưa từng kể cho ai nghe bí mật lớn bằng trời đó.
Rốt cuộc Ô Vũ vẫn là một anh chàng thẹn thùng trong một đàng ngoài một nẻo.
[HẾT CHƯƠNG 16]
Nhưng suốt quãng đường này Bạch Dực không hề kêu khổ lấy một câu. Mấy năm làm nông dân đã giúp cô có nền tảng rất khá. Sau mấy hôm trầy hai bên đùi do cọ xát, cô còn học được cách cưỡi ngựa dưới sự chỉ đạo của Ô Vũ, có thể miễn cưỡng theo kịp cả đội, xe ngựa chỉ chuyên dùng để chở hành lý.
Bạch Dực cho rằng, cô cũng mới 27, người trẻ tuổi đương nhiên học hỏi nhanh, chịu khổ tốt. Ô Vũ nghe cô nói vậy, lại nhìn gương mặt trông như 17 của cô, lòng hơi khúc mắc.
Sao con gái nước ngoài lão hóa chậm vậy nhỉ…?
Nhưng chung quy cô vẫn không phải là nữ nhi giang hồ giỏi xốc vác, cô thường hay mệt mỏi ngủ gà ngủ gật trên lưng ngựa sau khi hành quân gấp gáp, suýt thì rơi xuống. Ô Vũ lúc nào cũng để ý đến cô luôn nhanh tay lẹ mắt đỡ được cô, ôm cô vào lòng mình cưỡi ngựa tiếp. Lúc phải bỏ ngựa lại đi bộ nơi núi thẳm rừng già, chàng sẽ cõng Bạch Dực thi triển khinh công chạy thật nhanh.
Về cơ bản, Ô Vũ rất hài lòng với sự cứng cỏi của cô, thậm chí còn vô cùng đắc ý.
Bởi vì đến cả cậu khờ Thập Nhất còn khen Bạch cô nương không có võ công, nhưng còn giỏi chịu khổ hơn đám được gọi là nữ hiệp, có sức chịu đựng kiên cường.
Đội Ẩn Kỳ dưới trướng Ô Vũ chuyên làm hộ vệ, đã từng trải qua đủ loại quý nhân và thiên kim công tử giới võ lâm, một số trong đấy còn rất có tiếng tăm trong ngạch võ.
Nhưng lúc kéo họ chạy trốn, đám hộ vệ chỉ ước có thể chém những kẻ đó dưới ngựa, đỡ bị vướng chân vướng tay, còn sợ khổ sợ mệt ầm ĩ không thôi. So với đám người kia, Bạch cô nương đáng yêu hơn rất nhiều. Một cô gái trẻ (?) chưa từng có kinh nghiệm đi xa, ra ngoài chưa sờ vào ngựa bao giờ, mà học mấy hôm đã biết cưỡi, cưỡi chưa giỏi thì sẽ nhờ người ta dạy, không phải kiểu vừa biết cưỡi là chạy như điên. Ngoài khuyết điểm hay ngủ gật thì thật sự vô cùng ngoan, rất biết cách phối hợp khi đi với cả đội.
Trước kia họ chỉ tham đồ ăn cô nấu, giờ đi đoạn đường này, họ lại càng nể phục yêu mến cô gái ngoan ngoãn này. Chính bởi vậy, họ mới có thể gom dũng khí xin chủ nhân nghỉ lại ở thành trấn, để Bạch cô nương đỡ mệt quá đáng.
Ô Vũ lạnh lùng liếc họ một cái, nói, “Ngọc không mài không sáng.”
“Em vẫn ổn.” Bạch Dực cố tỏ vẻ tươi tỉnh.
“Tất cả chú ý, vào thành nghỉ ngơi cho lại sức.” Ô Vũ lạnh lùng ra lệnh.
“…Ô Vũ, đã ai từng nói với chàng, chàng là một tên trong ngoài bất nhất chưa?” Bạch Dực lườm chàng.
Tới khách điếm, Bạch Dực quả thực phải trượt xuống khỏi lưng ngựa. Cô đi cà nhắc vào phòng cho khách, còn chẳng thèm cởi giày đã nằm xuống giường ngủ mất. Cô ngủ tới tận sáng hôm sau mới dậy tắm gội ăn cơm.
Tuy rằng toàn thân đau nhức, nhưng khi Ô Vũ hỏi cô có muốn ra ngoài đi dạo không, cô vẫn lập tức bỏ bát cơm xuống, theo chàng ra ngoài.
Cô mê mua sách và mua hạt giống. Mỗi lần tới một thành trấn mới, cô đều nghĩ cách tìm một ít hạt giống hiếm về sưu tầm, hoặc chui vào hiệu sách lưu luyến quên lối về.
Ở ngôi làng trên núi khép kín, về cơ bản cô đã sống những tháng ngày không biết ngày tháng, lạnh lẽo quanh năm trên núi. Tận tới lúc đi xa cùng Ô Vũ, cô mới có cơ hội mua sách, xem bảng tin, biết mình đang ở đâu.
Đây là một thời đại kỳ quái, triều nhà Yên. Vị vua dựng nước lại còn là Uy Hoàng Đế Mộ Dung Xung. Chàng thụ Xung mà các bạn hủ nữ thích mường tượng nhất ý…
Trời đất, thế này thì thần kỳ quá.
(Mộ Dung Xung: Yên Uy Đế, là vua thứ 2 của nước Tây Yên thời Ngũ Hồ thập lục quốc trong lịch sử Trung Quốc. Mộ Dung Xung là con trai của Mộ Dung Tuấn, em trai của Mộ Dung Hoằng. Năm 370, khi Phù Kiên nước Tiền Tần tiêu diệt Tiền Yên, Mộ Dung Xung cùng chị gái là công chúa Thanh Hà cũng bị áp giải đến Trường An. Mộ Dung Xung năm đó vừa mới 12 tuổi, dung mạo tuấn tú nên cũng được Phù Kiên quý mến, thường xuyên được “sủng ái”. Nguồn: Link.)
“Đây là sự sai lệch trong lịch sử.” Bạch Dực cực kì nghiêm túc nói với Ô Vũ.
“Người vùng khác thì biết gì về sai lệch với chả không sai lệch lịch sử?” Ô Vũ nói rất kiểu người Hán siêu việt nhất.
“…Em không quạu với người xưa chẳng biết gì đâu nhé.” Bạch Dực khinh bỉ chàng với vẻ người hiện đại còn siêu việt hơn.
(Người Hán siêu việt: tư tưởng tự tôn dân tộc có phần thái quá của người Trung Quốc, có thể thể hiện qua câu “nam tử Hán đại trượng phu” – đàn ông người Hán mới là trượng phu. Nên nhớ rằng, tác giả và nữ chính truyện này là người Đài Loan)
“Hừ.” Ô Vũ cười khẩy, “Một ngàn thế giới gộp lại thành tiểu thiên thế giới, một ngàn tiểu thiên thế giới gộp lại thành trung thiên thế giới, một ngàn trung thiên thế giới gộp lại thành thế giới vô biên, tổng hoà gọi là 3000 đại thế giới. Một quyết định, một lựa chọn sai khác, có thể phát triển thành những thế giới nhỏ khác nhau, gọi là rẽ nhánh. Ta không hiểu? Hừ hừ…”
Đôi mắt Bạch Dực càng trợn to hơn, giọng nói run rẩy, “… Đây là Huyền Luận đấy… Ô Vũ, chẳng lẽ chàng cũng là người vượt thời không?”
(Huyền Luận: Tư tưởng triết lý của đạo Phật. Tìm hiểu về đại thiên thế giới: Link.)
Chàng cười. “Vượt thời không nỗi gì? Cái… Cái này là lý thuyết của nhà nghiên cứu âm dương – Cửu thúc của gia tộc ta. Tổng hợp những điểm tương đồng và khác biệt giữa thuyết âm dương và giáo lý Phật. Để chứng minh lý lẽ này, ông ấy đã đi khắp nơi tìm ghi chép và bằng chứng về việc mượn xác hoàn hồn…”
Ô Vũ ngậm miệng, đột nhiên hơi đau đầu. Nhất định không được để Cửu thúc biết bí mật của Bạch Dực… Kẻo không họ chắn chắn không được sống những ngày an lành.
“Những lời này nàng chỉ được nói với mình ta thôi.” Nghĩ đến giọng nói ma quỷ xuyên não của Cửu thúc mình, chàng lạnh cả người. Ô Vũ thận trọng nói.
“Đương nhiên chỉ nói với mình chàng thôi.” Bạch Dực lườm chàng một cái, “Em có muốn bị coi là kẻ điên đâu.”
Ô Vũ nở một nụ cười kì quái, “Chỉ nói với ta… Chỉ tin ta ư?”
“Chỉ tin chàng thôi.” Bạch Dực gật đầu vô cùng thuần khiết và tin tưởng.
Tâm trạng hôm đó của Ô Vũ rất sáng sủa, chàng mua nửa tiệm sách cho cô, còn tiêu một món tiền lớn để giúp cô khắc mộc bản cho tập sách bài tập hè đầu tiên của cô.
“Sách tranh thực vật!” Bạch Dực tức muốn hộc máu.
“Đặt tên là Bài tập Hè hay hơn.” Ô Vũ nằng nặc đòi làm theo ý chàng. Bạch Dực chẳng tài nào hiểu nổi, tại sao chàng cứ kiên quyết chọn cái tên ngốc nghếch đó.
Đương nhiên, Ô Vũ sẽ không giải thích cho cô. Bởi vì “Bài tập hè” luôn khiến chàng nhớ tới cảnh tượng một ngày hè Bạch Dực lười biếng nằm trên sàn nhà trúc, để lộ bả vai và cánh tay, xắn ống quần, mái tóc dài đen nhánh uốn lượn.
Khi thức dậy, cô lười biếng nhìn chàng, nói, đó là “Bài tập hè”.
Mỗi khi cửu tử nhất sinh, nguy hiểm đến mức gần như không thấy đường sống, chàng luôn nhớ tới dáng vẻ khi đó của cô, nghĩ tới việc cô đang chờ chàng về nhà, vậy là chàng có thể vận chút sức cuối cùng, vượt qua cửa ải khó khăn.
Nhưng cả đời này, chàng chưa từng kể cho ai nghe bí mật lớn bằng trời đó.
Rốt cuộc Ô Vũ vẫn là một anh chàng thẹn thùng trong một đàng ngoài một nẻo.
[HẾT CHƯƠNG 16]