*Chương này có nội dung ảnh, nếu bạn không thấy nội dung chương, vui lòng bật chế độ hiện hình ảnh của trình duyệt để đọc.
Tất cả vẫn không thay đổi, chỉ là Ô Vũ dường như an tâm hơn rất nhiều. Chàng vẫn không quản Bạch Dực nhiều lắm, vẫn đi công tác thường xuyên như lệ cũ, nhưng chàng cho Thập Nhất và Thập Lục hiện thân, trở thành hộ vệ ngoài sáng của Bạch Dực.
Nhưng công việc vô cùng cực khổ mà hộ vệ ngoài sáng của Bạch Dực đảm đương là… phải phụ trách vườn rau.
“…Vậy tôi biết làm gì đây?” Bạch Dực gào lên.
“Chăm sóc tay của cô cho tốt.” Ô Vũ còn chẳng thèm hếch mi, “Có rất nhiều chuyện phải làm, còn mà không có gì làm thật, thì làm bài tập Hè của cô đi.”
“Đấy là sách tranh thực vật mà!”
“Sách siếc quái gì cũng được, cô cứ làm đi.” Chàng nhìn Bạch Dực chằm chằm, “Cô mà còn cầm cuốc, ta sẽ băm vằm hai tên hộ vệ đằng sau cô.”
Chỉ có thể nói, Ô Vũ rất hiểu cách tóm lấy nhược điểm của Bạch Dực. Cô há miệng thở dốc, oán hận hừ một tiếng, ngoan ngoãn bỏ cái cuốc xuống.
Hai cậu hộ vệ ngoài sáng đứng đằng sau cô, lưng áo ướt đầm.
Giọng điệu của Ô Vũ dịu hơn một chút, “Thật ra cô cũng không thích làm những công việc đồng áng ấy lắm, đúng không? Cô chỉ sợ mà thôi. Đừng lo, ta quyết không để cô đói bụng đâu. Cô là bạn gái của ta kia mà.”
Mặt Bạch Dực lập tức đỏ lên. Cô chột dạ nói thầm trong lòng: Anh là sát thủ thời cổ đại, có biết bạn gái là gì đâu mà nói rõ tự nhiên.
Nhưng bản thân cô cũng hiểu, Ô Vũ chỉ xấu miệng, không biết cách dỗ dành người khác thôi. Chàng thương, chàng cũng không nói rõ ra. “… Đồ đàn ông to xác.” Cô lẩm bẩm.
“Đàn ông to xác cái gì?” Ô Vũ nhíu mày, “Đại trượng phu mới đúng chứ?”
Bạch Dực đảo mắt nhìn chàng, Ô Vũ lại cười, “Giá treo áo trong phòng cô đấy, sao cô không vào mà xem?”
Sự chú ý của cô lập tức chuyển hướng, cô hớn hở đi vào treo bộ đồ múa. Đơn thuần quá đáng… thật sự rất dễ lấy lòng.
Tuy rằng Bạch Dực rất thích rương quần áo múa hoa lệ kia, nhưng không rõ tại sao, dù cô trang hoàng lộng lẫy cũng không ra khí thế. Vả lại, đồ múa mặc vào thì đẹp, nhưng không tiện để thoăn thoắt ngược xuôi. Cô bỗng nhiên nhớ tới giá treo kimono của Nhật Bản, bèn đề xuất với Ô Vũ. Chàng đồng ý, nay chàng mang giá về. Vừa treo bộ đồ múa lên, căn nhà trúc vốn mộc mạc bỗng trở nên vô cùng hoa lệ.
Bộ đồ múa hết sức phức tạp sang trọng đắt đỏ như thế, vốn không thể treo bên ngoài dãi nắng dầm mưa. Nhưng chỉ cần cô thích, thì dù muốn xé thành từng mảnh để chơi, chàng cũng cho cô xé, huống chi chỉ treo lên để ngắm? Chỉ tại cô không thích trang sức áo quần, chứ mấy bộ đồ mọn, nào phải chàng không mua nổi.
“Trung thu ta sẽ trở về.” Giọng nói vốn hơi khàn của chàng bất giác trở nên dịu dàng, “Chờ ta.”
“Mười lăm tháng Tám à?” Mặt Bạch Dực lộ vẻ hoài niệm, “Chúng ta cùng đón hội Ngày Mùa nhé?”
Hội Ngày Mùa? “Cô sắp xếp đi.” Ô Vũ gật đầu.
(Hội ngày mùa: là một ngày lễ quan trọng trong văn hóa Thổ dân Đài Loan hay còn gọi là người Cao Sơn, người bản địa Đài Loan. Lễ hội này kéo dài tầm 7 ngày, được tổ chức vào tháng 7, 8, 9. Bình thường, các dân tộc sẽ chọn những thời điểm khác nhau để tổ chức ở cùng 1 khu vực, với mục đích là cúng tổ tiên xin vụ mùa bội thu.)
Hôm đó, Bạch Dực bận vắt chân lên cổ.
Cô vẫn luôn không thích ăn cơm tẻ lắm, nhưng lại không biết nấu cơm bằng nồi to kiểu gì. Nhưng cô đã từng nấu cơm tẻ thành công bằng bếp gas. Trải qua mấy năm tôi luyện này, cô đã nhóm được lửa, cũng điều chỉnh lửa rất thiện nghệ. Dựa vào ký ức mơ hồ, cô chế tạo hai chiếc thùng gỗ, nấu ra món cơm không khác nồi cơm điện là mấy.
Cũng dựa vào những kinh nghiệm này, cuối cùng cô cũng nấu được món cơm nếp chỉ mới thấy chứ chưa sờ vào bao giờ. Từng hạt gạo trong vắt trắng ngần, hương thơm tỏa rất xa, khiến Thập Nhất và Thập Lục đằng sau cô phải chịu sự dày vò vừa thống khổ vừa ngọt ngào.
Vùng quê mà cô ở với ông bà thời bé là làng tạp cư của người Hakka và người Amis. Từ nhỏ cô đã thấy thím người Amis cách vách làm cỗ cúng Ngày Mùa. Đối với cô, Tết Trung Thu không phải là ngày ăn bánh nướng, mà là một ngày lễ tết nơi mọi người ăn cơm nếp, canh cá, thịt lợn rừng và uống rượu gạo kê, cùng khiêu vũ ca hát.
(Người Hakka: còn gọi là người Khách Gia, người Hẹ. Có tổ tiên được cho là ở khu vực các tỉnh Hà Nam và Sơn Tây ở miền bắc TQ. Người Amis hay còn gọi là người A Mỹ, người Amei-zu là sắc tộc người bản địa ở Đài Loan. Dưới đây là ảnh người Amis trong trang phục truyền thống của họ)
Một thùng cơm nếp là để ăn “măm măm” trực tiếp ngay, một thùng là để làm bánh nếp. Được cái hai cậu giúp việc của cô hơn hẳn người thường, chẳng những họ giã được bánh gạo, còn nghiền bột đậu phộng nhuyễn mịn, giúp cô bớt lo rất nhiều.
Đến khi Ô Vũ trở về, trăng đã lên đầu cành, cô bày một bàn đầy đồ ăn và rượu gạo kê. Lúc Ô Vũ tắm gội xong ngồi xuống, chàng thấy rất vui vẻ ngạc nhiên.
Bạch Dực cười tủm tỉm, tự bưng chậu cho chàng rửa tay, làm mẫu cách ăn cơm nếp cho chàng. Đầu tiên nắm thành nắm nhỏ, rồi ăn với thức ăn. Để nấu được bữa tiệc Amis hương vị độc đáo này, Thập Nhất và Thập Lục đã đặc biệt đi săn một con lợn rừng.
“Nếu không quen thì anh cứ bỏ vào bát mà ăn.” Bạch Dực rào trước, “Nhưng cơm nếp khó tiêu, phải ăn chậm nhai kỹ nhé.”
“Không cần, ăn thế này ngon mà.” Ô Vũ say sưa ăn một nắm gạo nếp, một miếng thịt lợn rừng, “Ngon thật.”
“Tôi nấu không được như bản gốc, thím người Amis ở kế nhà tôi nấu mới giỏi cơ.” Bạch Dực vui vẻ rót rượu giúp Ô Vũ, “Thật ra còn thiếu ruột sóc bay… Nhưng tôi không dám ăn, rừng này cũng không bắt được… Nếm thử canh cá đi, tôi tốn nhiều công khử tanh lắm đấy! Tôi biết anh không ăn gừng băm, nhưng không bỏ vào thì mất ngon… Tôi lọc ra hộ anh nhé…”
“Để ta tự lọc là được.” Chàng lại múc canh cá cho Bạch Dực, nghe cô kể ba la bô lô về những chuyện linh tinh vụn vặt trong lễ tế Ngày Mùa của người Amis.
Họ ăn vui vẻ, không khỏi uống thêm mấy chén rượu gạo kê. Bạch Dực dâng trào cảm xúc lạ thường, nhân lúc men bốc, cô còn cất tiếng ca, hát bài ca dân gian của người Amis mà chính cô cũng không hiểu nghĩa. Tiếng ca cực kỳ lảnh lót, du dương và trong suốt dưới ánh trăng tròn.
Cô hát hết lần này đến lần khác, lần nọ nối lần kia. Cuối cùng cô dừng lại, cười nói với Ô Vũ, “Thật ra tôi cũng không hiểu ý nghĩa của lời ca, nhưng tôi từng nghe thím người Amis nói, đây là bài hát để bạn bè cùng uống rượu nhảy múa…”
Cô cười một lúc, nước mắt bỗng rơi xuống.
Thấy người cô nghiêng ngả, Ô Vũ vội vàng đỡ lấy cô. “… Bạch Dực.”
“Ô Vũ…” Cô càng khóc càng to, cuối cùng bật khóc oa oa, “Tôi nhớ ông bà tôi, tôi nhớ bố mẹ tôi… Tôi nhớ nhà, tôi nhớ nhà quá!”
Rốt cuộc cô không trở về được nữa. Không bao giờ có ai biết tới Ngày Hội Mùa trong Tết Trung Thu hằng năm nữa. Không biết tới ngày đó, người ông người bà không cùng tộc Amis của cô có đi ca hát nhảy múa không, cô còn một bộ quần áo Amis nhỏ để ở nhà ông nội.
Rốt cuộc không quay về được nữa.
Ô Vũ không nói gì cả, chàng chỉ ôm cô, nhẹ nhàng vỗ lưng cô. “Khóc đi… Không sao cả. Muốn khóc lâu lắm rồi chứ gì? Yên tâm mà khóc…”
Bạch Dực khóc khản cả tiếng đến mức hết hơi, cuối cùng chỉ có thể nức nở, vừa khóc vừa nấc. Sau khi kiệt sức, cô thiếp đi.
Sau khi cô ngủ, Ô Vũ hẵng còn ôm cô một lúc lâu. Đối mặt với trăng tròn, chàng như lẩm bẩm với chính mình, “Đừng về nữa… Ta sẽ nuôi nàng.”
[HẾT CHƯƠNG 14]
Tất cả vẫn không thay đổi, chỉ là Ô Vũ dường như an tâm hơn rất nhiều. Chàng vẫn không quản Bạch Dực nhiều lắm, vẫn đi công tác thường xuyên như lệ cũ, nhưng chàng cho Thập Nhất và Thập Lục hiện thân, trở thành hộ vệ ngoài sáng của Bạch Dực.
Nhưng công việc vô cùng cực khổ mà hộ vệ ngoài sáng của Bạch Dực đảm đương là… phải phụ trách vườn rau.
“…Vậy tôi biết làm gì đây?” Bạch Dực gào lên.
“Chăm sóc tay của cô cho tốt.” Ô Vũ còn chẳng thèm hếch mi, “Có rất nhiều chuyện phải làm, còn mà không có gì làm thật, thì làm bài tập Hè của cô đi.”
“Đấy là sách tranh thực vật mà!”
“Sách siếc quái gì cũng được, cô cứ làm đi.” Chàng nhìn Bạch Dực chằm chằm, “Cô mà còn cầm cuốc, ta sẽ băm vằm hai tên hộ vệ đằng sau cô.”
Chỉ có thể nói, Ô Vũ rất hiểu cách tóm lấy nhược điểm của Bạch Dực. Cô há miệng thở dốc, oán hận hừ một tiếng, ngoan ngoãn bỏ cái cuốc xuống.
Hai cậu hộ vệ ngoài sáng đứng đằng sau cô, lưng áo ướt đầm.
Giọng điệu của Ô Vũ dịu hơn một chút, “Thật ra cô cũng không thích làm những công việc đồng áng ấy lắm, đúng không? Cô chỉ sợ mà thôi. Đừng lo, ta quyết không để cô đói bụng đâu. Cô là bạn gái của ta kia mà.”
Mặt Bạch Dực lập tức đỏ lên. Cô chột dạ nói thầm trong lòng: Anh là sát thủ thời cổ đại, có biết bạn gái là gì đâu mà nói rõ tự nhiên.
Nhưng bản thân cô cũng hiểu, Ô Vũ chỉ xấu miệng, không biết cách dỗ dành người khác thôi. Chàng thương, chàng cũng không nói rõ ra. “… Đồ đàn ông to xác.” Cô lẩm bẩm.
“Đàn ông to xác cái gì?” Ô Vũ nhíu mày, “Đại trượng phu mới đúng chứ?”
Bạch Dực đảo mắt nhìn chàng, Ô Vũ lại cười, “Giá treo áo trong phòng cô đấy, sao cô không vào mà xem?”
Sự chú ý của cô lập tức chuyển hướng, cô hớn hở đi vào treo bộ đồ múa. Đơn thuần quá đáng… thật sự rất dễ lấy lòng.
Tuy rằng Bạch Dực rất thích rương quần áo múa hoa lệ kia, nhưng không rõ tại sao, dù cô trang hoàng lộng lẫy cũng không ra khí thế. Vả lại, đồ múa mặc vào thì đẹp, nhưng không tiện để thoăn thoắt ngược xuôi. Cô bỗng nhiên nhớ tới giá treo kimono của Nhật Bản, bèn đề xuất với Ô Vũ. Chàng đồng ý, nay chàng mang giá về. Vừa treo bộ đồ múa lên, căn nhà trúc vốn mộc mạc bỗng trở nên vô cùng hoa lệ.
Bộ đồ múa hết sức phức tạp sang trọng đắt đỏ như thế, vốn không thể treo bên ngoài dãi nắng dầm mưa. Nhưng chỉ cần cô thích, thì dù muốn xé thành từng mảnh để chơi, chàng cũng cho cô xé, huống chi chỉ treo lên để ngắm? Chỉ tại cô không thích trang sức áo quần, chứ mấy bộ đồ mọn, nào phải chàng không mua nổi.
“Trung thu ta sẽ trở về.” Giọng nói vốn hơi khàn của chàng bất giác trở nên dịu dàng, “Chờ ta.”
“Mười lăm tháng Tám à?” Mặt Bạch Dực lộ vẻ hoài niệm, “Chúng ta cùng đón hội Ngày Mùa nhé?”
Hội Ngày Mùa? “Cô sắp xếp đi.” Ô Vũ gật đầu.
(Hội ngày mùa: là một ngày lễ quan trọng trong văn hóa Thổ dân Đài Loan hay còn gọi là người Cao Sơn, người bản địa Đài Loan. Lễ hội này kéo dài tầm 7 ngày, được tổ chức vào tháng 7, 8, 9. Bình thường, các dân tộc sẽ chọn những thời điểm khác nhau để tổ chức ở cùng 1 khu vực, với mục đích là cúng tổ tiên xin vụ mùa bội thu.)
Hôm đó, Bạch Dực bận vắt chân lên cổ.
Cô vẫn luôn không thích ăn cơm tẻ lắm, nhưng lại không biết nấu cơm bằng nồi to kiểu gì. Nhưng cô đã từng nấu cơm tẻ thành công bằng bếp gas. Trải qua mấy năm tôi luyện này, cô đã nhóm được lửa, cũng điều chỉnh lửa rất thiện nghệ. Dựa vào ký ức mơ hồ, cô chế tạo hai chiếc thùng gỗ, nấu ra món cơm không khác nồi cơm điện là mấy.
Cũng dựa vào những kinh nghiệm này, cuối cùng cô cũng nấu được món cơm nếp chỉ mới thấy chứ chưa sờ vào bao giờ. Từng hạt gạo trong vắt trắng ngần, hương thơm tỏa rất xa, khiến Thập Nhất và Thập Lục đằng sau cô phải chịu sự dày vò vừa thống khổ vừa ngọt ngào.
Vùng quê mà cô ở với ông bà thời bé là làng tạp cư của người Hakka và người Amis. Từ nhỏ cô đã thấy thím người Amis cách vách làm cỗ cúng Ngày Mùa. Đối với cô, Tết Trung Thu không phải là ngày ăn bánh nướng, mà là một ngày lễ tết nơi mọi người ăn cơm nếp, canh cá, thịt lợn rừng và uống rượu gạo kê, cùng khiêu vũ ca hát.
(Người Hakka: còn gọi là người Khách Gia, người Hẹ. Có tổ tiên được cho là ở khu vực các tỉnh Hà Nam và Sơn Tây ở miền bắc TQ. Người Amis hay còn gọi là người A Mỹ, người Amei-zu là sắc tộc người bản địa ở Đài Loan. Dưới đây là ảnh người Amis trong trang phục truyền thống của họ)
Một thùng cơm nếp là để ăn “măm măm” trực tiếp ngay, một thùng là để làm bánh nếp. Được cái hai cậu giúp việc của cô hơn hẳn người thường, chẳng những họ giã được bánh gạo, còn nghiền bột đậu phộng nhuyễn mịn, giúp cô bớt lo rất nhiều.
Đến khi Ô Vũ trở về, trăng đã lên đầu cành, cô bày một bàn đầy đồ ăn và rượu gạo kê. Lúc Ô Vũ tắm gội xong ngồi xuống, chàng thấy rất vui vẻ ngạc nhiên.
Bạch Dực cười tủm tỉm, tự bưng chậu cho chàng rửa tay, làm mẫu cách ăn cơm nếp cho chàng. Đầu tiên nắm thành nắm nhỏ, rồi ăn với thức ăn. Để nấu được bữa tiệc Amis hương vị độc đáo này, Thập Nhất và Thập Lục đã đặc biệt đi săn một con lợn rừng.
“Nếu không quen thì anh cứ bỏ vào bát mà ăn.” Bạch Dực rào trước, “Nhưng cơm nếp khó tiêu, phải ăn chậm nhai kỹ nhé.”
“Không cần, ăn thế này ngon mà.” Ô Vũ say sưa ăn một nắm gạo nếp, một miếng thịt lợn rừng, “Ngon thật.”
“Tôi nấu không được như bản gốc, thím người Amis ở kế nhà tôi nấu mới giỏi cơ.” Bạch Dực vui vẻ rót rượu giúp Ô Vũ, “Thật ra còn thiếu ruột sóc bay… Nhưng tôi không dám ăn, rừng này cũng không bắt được… Nếm thử canh cá đi, tôi tốn nhiều công khử tanh lắm đấy! Tôi biết anh không ăn gừng băm, nhưng không bỏ vào thì mất ngon… Tôi lọc ra hộ anh nhé…”
“Để ta tự lọc là được.” Chàng lại múc canh cá cho Bạch Dực, nghe cô kể ba la bô lô về những chuyện linh tinh vụn vặt trong lễ tế Ngày Mùa của người Amis.
Họ ăn vui vẻ, không khỏi uống thêm mấy chén rượu gạo kê. Bạch Dực dâng trào cảm xúc lạ thường, nhân lúc men bốc, cô còn cất tiếng ca, hát bài ca dân gian của người Amis mà chính cô cũng không hiểu nghĩa. Tiếng ca cực kỳ lảnh lót, du dương và trong suốt dưới ánh trăng tròn.
Cô hát hết lần này đến lần khác, lần nọ nối lần kia. Cuối cùng cô dừng lại, cười nói với Ô Vũ, “Thật ra tôi cũng không hiểu ý nghĩa của lời ca, nhưng tôi từng nghe thím người Amis nói, đây là bài hát để bạn bè cùng uống rượu nhảy múa…”
Cô cười một lúc, nước mắt bỗng rơi xuống.
Thấy người cô nghiêng ngả, Ô Vũ vội vàng đỡ lấy cô. “… Bạch Dực.”
“Ô Vũ…” Cô càng khóc càng to, cuối cùng bật khóc oa oa, “Tôi nhớ ông bà tôi, tôi nhớ bố mẹ tôi… Tôi nhớ nhà, tôi nhớ nhà quá!”
Rốt cuộc cô không trở về được nữa. Không bao giờ có ai biết tới Ngày Hội Mùa trong Tết Trung Thu hằng năm nữa. Không biết tới ngày đó, người ông người bà không cùng tộc Amis của cô có đi ca hát nhảy múa không, cô còn một bộ quần áo Amis nhỏ để ở nhà ông nội.
Rốt cuộc không quay về được nữa.
Ô Vũ không nói gì cả, chàng chỉ ôm cô, nhẹ nhàng vỗ lưng cô. “Khóc đi… Không sao cả. Muốn khóc lâu lắm rồi chứ gì? Yên tâm mà khóc…”
Bạch Dực khóc khản cả tiếng đến mức hết hơi, cuối cùng chỉ có thể nức nở, vừa khóc vừa nấc. Sau khi kiệt sức, cô thiếp đi.
Sau khi cô ngủ, Ô Vũ hẵng còn ôm cô một lúc lâu. Đối mặt với trăng tròn, chàng như lẩm bẩm với chính mình, “Đừng về nữa… Ta sẽ nuôi nàng.”
[HẾT CHƯƠNG 14]