Nhiễm Anh là người theo trường phái hành động.
Điều quan trọng nhất trong việc mở một nhà máy sản xuất nước trái cây là máy móc thiết bị. Thông tin trên internet không chính xác, giá các loại máy cũng khác nhau. Nhiễm Anh là người mới nên không dám mạo hiểm đầu tư quá lớn. Cô muốn tham quan những nhà máy sản xuất nước trái xem họ hoạt động như thế nào.
Bố mẹ hai bên ấn định đám cưới sẽ diễn ra vào tháng tư năm sau. Như vậy vừa vặn đủ thời gian cho Nhiễm Anh sắp xếp công việc ổn định.
Lúc này Nhiễm Anh không nghĩ nhiều đến việc đám cưới, hiện cô đang tập trung nghĩ đến việc mở rộng vườn cam và mở nhà máy sản xuất nước ép.
Hạ Thính Vân sau khi nghe xong thì vỗ tay khen ngợi ý tưởng của Nhiễm Anh.
“Chúng ta có quan hệ anh em với một tỉnh ở phía Nam. Họ có một nhà máy sản xuất nước ép trái cây. Tôi có thể liên hệ với họ rồi dẫn cậu qua tham quan học hỏi."
“Được.” Dù sao Nhiễm Anh cũng không có ý định làm lớn. Tính ra, nếu cô có thể sản xuất được hơn một nửa số cam rốn mà huyện thu hoạch là đã quá tốt rồi.
Nhiễm Anh và Hạ Thính Vân cùng nhau đi học ở tỉnh ngoài, trong khi bố mẹ hai bên đang tất bật lo cho đám cưới của hai người.
Ông Nhiễm Trì tức giận nhưng Thương Diễn Chi lại rất hiểu chuyện: “Chú, dì, A Anh có đồng ý là tốt rồi, để cô ấy đi đi. Đừng lo, chúng ta có đủ thời gian để chuẩn bị đám cưới mà.”
Thương Diễn Chi không những không tức giận mà còn chủ động tìm vài người quen ở tỉnh bên kia để giúp đỡ cô, tạo điều kiện cho Nhiễm Anh họ hỏi từ cách thức kinh doanh của họ.
Nhiễm Anh ra ngoài gần một tháng mới về. Lúc đó đã gần đến Tết.
Cô biên soạn, tóm tắt những thông tin thu được trong chuyến đi khảo sát rồi viết thành tập tài liệu. Sau hơn một tuần, cô sắp xếp lại toàn bộ thông tin, số liệu rồi đến gặp trưởng thôn Tiêu Minh Thụy.
Nếu nhà máy nước trái cây này được mở, nó sẽ không đơn giản như việc trồng cam mà sẽ là một mô hình kinh doanh công nghiệp hoá.
Cô định sẽ chia công ty thành cổ phần, người dân mua cổ phần thì sẽ được chia lợi tức thường niên.
"Trưởng thôn, đây là chủ ý tôi, nếu cảm thấy đây là một cơ hội tốt thì chúng ta có thể tập hợp mọi người lại để mọi người có thể hiểu nó rõ hơn."
Vốn đầu tư vào một nhà máy sản xuất nước trái cây lớn hơn so với việc trồng cam rốn, rủi ro cũng lớn hơn. Tuy nhiên, lợi nhuận thu được sẽ tương đối nhiều.
“A Anh, cháu giỏi thật đấy.” Tiêu Minh Thụy tán thành ý kiến của Nhiễm Anh: “Ý tưởng này nghe có vẻ táo bạo, nhưng nếu thực sự làm thì chúng sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho người trong thôn."
Tiêu Minh Thụy tập hợp tất cả những người chủ chốt trong làng lại với nhau. Đương nhiên, trong đó có Tiêu Khắc Gian và Trần Chính Tiên. Hầu hết đều đã từng hợp tác với Nhiễm Anh, nhưng vẫn có vài người chưa từng làm việc cùng cô.
Điều quan trọng nhất trong việc mở một nhà máy sản xuất nước trái cây là máy móc thiết bị. Thông tin trên internet không chính xác, giá các loại máy cũng khác nhau. Nhiễm Anh là người mới nên không dám mạo hiểm đầu tư quá lớn. Cô muốn tham quan những nhà máy sản xuất nước trái xem họ hoạt động như thế nào.
Bố mẹ hai bên ấn định đám cưới sẽ diễn ra vào tháng tư năm sau. Như vậy vừa vặn đủ thời gian cho Nhiễm Anh sắp xếp công việc ổn định.
Lúc này Nhiễm Anh không nghĩ nhiều đến việc đám cưới, hiện cô đang tập trung nghĩ đến việc mở rộng vườn cam và mở nhà máy sản xuất nước ép.
Hạ Thính Vân sau khi nghe xong thì vỗ tay khen ngợi ý tưởng của Nhiễm Anh.
“Chúng ta có quan hệ anh em với một tỉnh ở phía Nam. Họ có một nhà máy sản xuất nước ép trái cây. Tôi có thể liên hệ với họ rồi dẫn cậu qua tham quan học hỏi."
“Được.” Dù sao Nhiễm Anh cũng không có ý định làm lớn. Tính ra, nếu cô có thể sản xuất được hơn một nửa số cam rốn mà huyện thu hoạch là đã quá tốt rồi.
Nhiễm Anh và Hạ Thính Vân cùng nhau đi học ở tỉnh ngoài, trong khi bố mẹ hai bên đang tất bật lo cho đám cưới của hai người.
Ông Nhiễm Trì tức giận nhưng Thương Diễn Chi lại rất hiểu chuyện: “Chú, dì, A Anh có đồng ý là tốt rồi, để cô ấy đi đi. Đừng lo, chúng ta có đủ thời gian để chuẩn bị đám cưới mà.”
Thương Diễn Chi không những không tức giận mà còn chủ động tìm vài người quen ở tỉnh bên kia để giúp đỡ cô, tạo điều kiện cho Nhiễm Anh họ hỏi từ cách thức kinh doanh của họ.
Nhiễm Anh ra ngoài gần một tháng mới về. Lúc đó đã gần đến Tết.
Cô biên soạn, tóm tắt những thông tin thu được trong chuyến đi khảo sát rồi viết thành tập tài liệu. Sau hơn một tuần, cô sắp xếp lại toàn bộ thông tin, số liệu rồi đến gặp trưởng thôn Tiêu Minh Thụy.
Nếu nhà máy nước trái cây này được mở, nó sẽ không đơn giản như việc trồng cam mà sẽ là một mô hình kinh doanh công nghiệp hoá.
Cô định sẽ chia công ty thành cổ phần, người dân mua cổ phần thì sẽ được chia lợi tức thường niên.
"Trưởng thôn, đây là chủ ý tôi, nếu cảm thấy đây là một cơ hội tốt thì chúng ta có thể tập hợp mọi người lại để mọi người có thể hiểu nó rõ hơn."
Vốn đầu tư vào một nhà máy sản xuất nước trái cây lớn hơn so với việc trồng cam rốn, rủi ro cũng lớn hơn. Tuy nhiên, lợi nhuận thu được sẽ tương đối nhiều.
“A Anh, cháu giỏi thật đấy.” Tiêu Minh Thụy tán thành ý kiến của Nhiễm Anh: “Ý tưởng này nghe có vẻ táo bạo, nhưng nếu thực sự làm thì chúng sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho người trong thôn."
Tiêu Minh Thụy tập hợp tất cả những người chủ chốt trong làng lại với nhau. Đương nhiên, trong đó có Tiêu Khắc Gian và Trần Chính Tiên. Hầu hết đều đã từng hợp tác với Nhiễm Anh, nhưng vẫn có vài người chưa từng làm việc cùng cô.