Đoạn Cúc Hoa xào rau xong mới đi vào nhà lấy thịt, còn tiện tay xách cán cân ra: “Cháu cần bao nhiêu?”
Cố Tiểu Tây nhìn miếng thịt ba chỉ dài bằng ba ngón tay trong tay Đoạn Cúc Hoa đáp: “Cháu cần nguyên miếng này.”
“Cần hết luôn à?” Đoạn Cúc Hoa hơi ngạc nhiên. Mỗi lần nhà bà ta cắt thịt cũng không bao nhiêu, dù gì phiếu thịt cũng không dễ có, xã cung ứng còn hạn chế cung ứng. Miếng thịt này là do con ái gả vào thành phố của bà ta mang về khi về thăm bà ta.
Cố Tiểu Tây gật đầu: “Vâng, cần hết. Nhưng trong tay cháu không có phiếu thịt. Cháu đưa thêm tiền được không thím?”
Thập kỷ 70 là “thời đại tem phiếu” mà thế hệ sau thường nói, thời đại kế hoạch hóa kinh tế. Đối với mỗi người và mỗi hộ gia đình mà nói, tem phiếu cực kỳ quan trọng, cũng là vật dụng thiết yếu trong cuộc sống hằng ngày.
Có nhiều loại phiếu đa dạng mẫu mã, ví dụ như phiếu lương thực, phiếu thịt, phiếu dầu, phiếu vải bố, phiếu bông vải, phiếu đường, v.v.
Phiếu sẽ được phát theo số lượng quy định hằng năm tùy vào độ tuổi và ngành nghề. Đồng thời sẽ quy định nơi cung ứng, còn có một số tem phiếu về những vật tư cung không đủ cầu, chẳng hạn như phiếu đồng hồ đeo tay, phiếu máy may, phiếu thuốc lá, phiếu xe đạp.
Có điều hầu hết những loại phiếu này sẽ phát cho người dân ăn lương thực thương phẩm ở trong thành phố. Chỉ có một số ít nông dân trong đại đội thôn là được phát. Bọn họ dựa vào công điểm cuối năm để phát lương thực đồ ăn.
Đoạn Cúc Hoa do dự một hồi, cắn răng nói: “Được thôi.”
Nhiều thịt như vậy nhà ba ta cũng không nỡ ăn. Lần nào cũng cắt một miếng thịt nhỏ như ngón tay, để nếm chút mùi vị. Nhưng càng ăn càng thèm, không bằng đổi thành tiền cho thực tế.
Bà ta dùng cán cân để cân, tổng cộng là hai cân ba lạng.
“Xã cung ứng bán một cân thịt ba chỉ là bảy hào rưỡi, thôi lấy bảy hào bảy đi.” Đoạn Cúc Hoa bỏ miếng thịt vào bịch một cách nhanh gọn, rồi đưa cho Cố Tiểu Tây. Bà ta chẳng hề ngượng ngùng, nói giá rất thẳng thắn.
Thời đại này mua thịt đều là một cân thịt một cân phiếu. Bà ta chỉ tăng lên hai xu đã nể tình người cùng thôn lắm rồi.
Cố Tiểu Tây tính toán, là một đồng bảy hào bảy. Thế là cô một đồng tám cho Đoạn Cúc Hoa: “Cảm ơn thím!”
Nói xong, cô nhận lấy miếng thịt rời khỏi nhà Vương Phúc.
Đoạn Cúc Hoa đếm tiền trong tay. Một đồng tám, còn dư ba xu.
Bà ta nghi ngờ ngẩng đầu lên nhìn bóng dáng to tròn đã đi xa của Cố Tiểu Tây, chép miệng nói: “Hình như con gái nhà lão Cố cũng biết điều chứ không giống như những gì mọi người đã nói.”
*
Cố Tiểu Tây xách thịt về nhà, vừa hay chạm mặt với Cố Đình Hoài và Cố Duệ Hoài.
Cố Đình Hoài nhìn thấy miếng thịt trong tay cô thì khựng lại, vẫn dịu dàng nói: “Bé, em muốn ăn thịt à? Lát nữa anh cả sẽ nấu món thịt xào ớt cho em ăn nhé?”
Cố Duệ Hoài ngoảnh mặt làm thinh, đi vào sân, đổ hai thùng nước vào trong vại. Còn đòn gánh thì tiện tay ném sang một bên, phát ra một tiếng bịch. Như thể anh ta muốn thông qua những công cụ này để phát ti3t cơn giận và nỗi bực dọc trong người.
Anh ta thật sự không hiểu, không ăn lương thực tinh và thịt sẽ chết à?
Vì xây nhà mà gia đình bọn họ còn nợ một khoản tiền ở bên ngoài. Cố Tiểu Tây không biết san sẻ cho gia đình thì thôi đi, còn suốt ngày kéo chân sau, hết đòi thứ này đến thứ khác. Không những không trả được một đồng nào mà còn ngày càng nợ thêm.
Nếu cứ tiếp tục thế này, anh ta không biết liệu gia đình có thể cầm cự được bao lâu.
Vừa bước vào nhà đã ngửi thấy mùi cơm thoang thoảng trong không khí. Trong miệng Cố Duệ Hoài cũng không nhịn được mà tiết nước bọt. Có điều anh ta biết gạo trong nồi là Cố Tiểu Tây nấu cho mình, hoàn toàn không có phần của bọn họ.
Cô là người ích kỷ như thế, chưa từng nghĩ đến người trong nhà, lúc nào cũng chỉ nghĩ đến bản thân.
Cố Tiểu Tây nhìn miếng thịt ba chỉ dài bằng ba ngón tay trong tay Đoạn Cúc Hoa đáp: “Cháu cần nguyên miếng này.”
“Cần hết luôn à?” Đoạn Cúc Hoa hơi ngạc nhiên. Mỗi lần nhà bà ta cắt thịt cũng không bao nhiêu, dù gì phiếu thịt cũng không dễ có, xã cung ứng còn hạn chế cung ứng. Miếng thịt này là do con ái gả vào thành phố của bà ta mang về khi về thăm bà ta.
Cố Tiểu Tây gật đầu: “Vâng, cần hết. Nhưng trong tay cháu không có phiếu thịt. Cháu đưa thêm tiền được không thím?”
Thập kỷ 70 là “thời đại tem phiếu” mà thế hệ sau thường nói, thời đại kế hoạch hóa kinh tế. Đối với mỗi người và mỗi hộ gia đình mà nói, tem phiếu cực kỳ quan trọng, cũng là vật dụng thiết yếu trong cuộc sống hằng ngày.
Có nhiều loại phiếu đa dạng mẫu mã, ví dụ như phiếu lương thực, phiếu thịt, phiếu dầu, phiếu vải bố, phiếu bông vải, phiếu đường, v.v.
Phiếu sẽ được phát theo số lượng quy định hằng năm tùy vào độ tuổi và ngành nghề. Đồng thời sẽ quy định nơi cung ứng, còn có một số tem phiếu về những vật tư cung không đủ cầu, chẳng hạn như phiếu đồng hồ đeo tay, phiếu máy may, phiếu thuốc lá, phiếu xe đạp.
Có điều hầu hết những loại phiếu này sẽ phát cho người dân ăn lương thực thương phẩm ở trong thành phố. Chỉ có một số ít nông dân trong đại đội thôn là được phát. Bọn họ dựa vào công điểm cuối năm để phát lương thực đồ ăn.
Đoạn Cúc Hoa do dự một hồi, cắn răng nói: “Được thôi.”
Nhiều thịt như vậy nhà ba ta cũng không nỡ ăn. Lần nào cũng cắt một miếng thịt nhỏ như ngón tay, để nếm chút mùi vị. Nhưng càng ăn càng thèm, không bằng đổi thành tiền cho thực tế.
Bà ta dùng cán cân để cân, tổng cộng là hai cân ba lạng.
“Xã cung ứng bán một cân thịt ba chỉ là bảy hào rưỡi, thôi lấy bảy hào bảy đi.” Đoạn Cúc Hoa bỏ miếng thịt vào bịch một cách nhanh gọn, rồi đưa cho Cố Tiểu Tây. Bà ta chẳng hề ngượng ngùng, nói giá rất thẳng thắn.
Thời đại này mua thịt đều là một cân thịt một cân phiếu. Bà ta chỉ tăng lên hai xu đã nể tình người cùng thôn lắm rồi.
Cố Tiểu Tây tính toán, là một đồng bảy hào bảy. Thế là cô một đồng tám cho Đoạn Cúc Hoa: “Cảm ơn thím!”
Nói xong, cô nhận lấy miếng thịt rời khỏi nhà Vương Phúc.
Đoạn Cúc Hoa đếm tiền trong tay. Một đồng tám, còn dư ba xu.
Bà ta nghi ngờ ngẩng đầu lên nhìn bóng dáng to tròn đã đi xa của Cố Tiểu Tây, chép miệng nói: “Hình như con gái nhà lão Cố cũng biết điều chứ không giống như những gì mọi người đã nói.”
*
Cố Tiểu Tây xách thịt về nhà, vừa hay chạm mặt với Cố Đình Hoài và Cố Duệ Hoài.
Cố Đình Hoài nhìn thấy miếng thịt trong tay cô thì khựng lại, vẫn dịu dàng nói: “Bé, em muốn ăn thịt à? Lát nữa anh cả sẽ nấu món thịt xào ớt cho em ăn nhé?”
Cố Duệ Hoài ngoảnh mặt làm thinh, đi vào sân, đổ hai thùng nước vào trong vại. Còn đòn gánh thì tiện tay ném sang một bên, phát ra một tiếng bịch. Như thể anh ta muốn thông qua những công cụ này để phát ti3t cơn giận và nỗi bực dọc trong người.
Anh ta thật sự không hiểu, không ăn lương thực tinh và thịt sẽ chết à?
Vì xây nhà mà gia đình bọn họ còn nợ một khoản tiền ở bên ngoài. Cố Tiểu Tây không biết san sẻ cho gia đình thì thôi đi, còn suốt ngày kéo chân sau, hết đòi thứ này đến thứ khác. Không những không trả được một đồng nào mà còn ngày càng nợ thêm.
Nếu cứ tiếp tục thế này, anh ta không biết liệu gia đình có thể cầm cự được bao lâu.
Vừa bước vào nhà đã ngửi thấy mùi cơm thoang thoảng trong không khí. Trong miệng Cố Duệ Hoài cũng không nhịn được mà tiết nước bọt. Có điều anh ta biết gạo trong nồi là Cố Tiểu Tây nấu cho mình, hoàn toàn không có phần của bọn họ.
Cô là người ích kỷ như thế, chưa từng nghĩ đến người trong nhà, lúc nào cũng chỉ nghĩ đến bản thân.