Trận mưa này kéo dài trong nhiều ngày. Từ những cơn mưa nhỏ, mưa ngắt quãng, rồi đến những cơn mưa bất chấp, long trời lở đất.
Phòng khám cũng chưa từng hỗn loạn đến như vậy.
Ba cha con đã vất vả công cốc khi chuyển thuốc từ tầng hầm lên xe. Hơn một nửa thân xe bị ngập nước, bị ngâm suốt hai ngày, không thể mở ra được.
Ngay cả khi xe mở được cũng không còn hơi sức đâu mà quan tâm.
Đầu tiên là bác cả đã hẹn sẵn với bác sĩ để phẫu thuật cho chị dâu hai, bọn họ tìm cách đi đến nơi, đến đó chờ đợi, vừa đến lượt thì… lại mất điện. Bọn họ lại nhanh chóng quay về.
Mưa tạnh rồi, những người lớn bận rộn dọn dẹp, dọn dẹp xong thì lại không thấy bọn trẻ đâu. Đang lo lắng tìm kiếm khắp nơi thì Tôn Gia Hưng chạy về kêu khóc nói Dục Ngôn đã bị nước cuốn trôi rồi! Chị dâu cả suýt nữa thì ngất xỉu.
Còn thủ phạm gây ra chuyện này – Tôn Gia Duệ, sợ hãi không dám về nhà, lén trốn ra ngoài khóc. Nguyên nhân là do bọn trẻ bị nhốt trong nhà nhiều ngày, thấy mưa tạnh liền lén chạy ra ngoài chơi, vì chưa từng thấy cảnh tượng hoành tráng như vậy nên nhất thời thấy thích hơn là thấy sợ. Hơn nữa lại có mấy đứa nhỏ cùng tuổi chơi với một thau tắm lớn, thấy Dục Ngôn nhỏ tuổi nhất, liền bắt thằng bé ngồi vào thau tắm để đẩy cho vui.
Ngồi xuống chơi không sao, vừa mới vui vẻ chơi được một phút thì một trận lũ quét ập đến cuốn trôi cậu bé và cả thau tắm.
Cả gia đình đều lội nước đi tìm, vừa tìm vừa gọi, cũng hỏi thăm những người khác. Bất kể gặp đội cứu hỏa… hay đội cứu hộ dân sự, họ đều bình tĩnh mô tả màu sắc thau tắm mà thằng bé ngồi, quần áo trên người và tuổi của thằng bé.
Toàn bộ những con phố trước sau của nhà họ đều vang lên những tiếng gọi tìm trẻ. Trong khi đó, Tôn Dục Ngôn thì đã sớm bị dọa sợ đến mức khóc toáng lên, hai bàn tay nhỏ nắm chặt mép thau tắm gọi mẹ… gọi ba.
Nhìn thấy vậy, không ai dám cứu một cách liều lĩnh, chỉ có thể hướng về chiếc xuồng cứu hộ ở xa mà hét lên: “Có trẻ con! Có trẻ con!” Vì dòng nước rất mạnh, sức một người là không đủ, nếu chặn không được làm thau tắm lật thì càng nguy hiểm hơn cho đứa trẻ bên trong.
Hai chiếc xuồng cứu hộ nhanh chóng ghép lại, đội cứu hộ và những người đàn ông khác xuống dòng nước cùng giúp đỡ, mười mấy người tạo thành một bức tường vững chắc, thuận lợi cứu được thằng bé.
Chỉ trong vòng nửa tiếng, Tôn Dục Ngôn đã được tìm thấy, không cần phải nói lời cảm ơn, đội cứu hộ chỉ vẫy tay rồi quay đi cứu người khác.
Cả nhà về nhà kiểm tra số người, thấy Tôn Gia Duệ không có mặt liền lo lắng, lúc này Tôn Gia Hưng mới nói thằng bé đang làm bài tập hè ở trên lầu.
…
Mọi người trong nhà không quan tâm tại sao thằng bé bỗng nhiên ngoan ngoãn như vậy. Không ai nói gì, chỉ bắt đầu trách mắng: đã dặn đi dặn lại là không được ra ngoài, tại sao vẫn lén chạy ra?
Tôn Gia Hưng vội phủ nhận trách nhiệm, nói mình không dẫn chúng ra ngoài, còn lại thì không chịu nói gì thêm. Tôn Dục Ngôn tắm xong rõ ràng bị dọa sợ, không nói gì, chỉ ôm chặt cổ chị dâu cả khóc đòi ba.
Người lớn im lặng, sau đó không nhắc lại chuyện này nữa, tiếp tục ai làm việc nấy.
Do khu nhà cưới và nhà mới mất điện, Tôn Cánh Thành và Tôn Cánh Phi đến phòng khám để ăn cơm. Mất điện ở nhà cưới còn chịu được, vì chỉ là tầng thấp. Nhưng nhà mới thì ở tầng hai mươi mấy ba mươi, mất điện là chuyện sống còn, leo cầu thang cũng đủ mệt chết.
Tôn Cánh Thành đang tắm thì mẹ Tôn gõ cửa, nói đã đặt trước cửa một chai dung dịch vệ sinh vùng kín, dặn anh rửa sạch sẽ.
…
Lúc này Chu Ngư đang ở khu tập thể, cầm một cối giã tỏi giã lá móng tay, giã xong ngồi trong phòng bọc từng ngón tay cho bà nội, vừa làm vừa dặn dò: “Bà không được gãi ngứa đâu đó.”
Bà nội dường như hiểu, ừ một tiếng.
Chu Ngư thấy buồn cười, “Sao bà lại điệu thế chứ?” Mỗi năm mùa hè, bà đều phải bọc móng tay, bọc đến ba lần, nhất quyết phải làm cho móng tay có màu đỏ thẫm.
Đang bọc thì có người gõ cửa, Chu Ngư ra mở, không thấy ai nhưng trước cửa có một túi lớn của siêu thị, toàn là đồ dùng thiết yếu. Nghe thấy tiếng mở cửa trên lầu, cô hiểu ai đã mang đến.
Phùng Dật Quần đang ngủ trưa nghe thấy động tĩnh bước ra, Chu Ngư xách túi vào nhà nói là cô trên lầu mua giúp. Phùng Dật Quần rửa mặt, Chu Ngư quay lại phòng tiếp tục bọc móng tay cho bà nội.
Bọc xong, cô lau mặt cho bà, thoa kem dưỡng, chải tóc, làm mọi thứ sạch sẽ gọn gàng.
Ra phòng tắm rửa tay, Phùng Dật Quần chải đầu, nhẹ nhàng nói về việc hậu sự của bà nội, nếu chẳng may có chuyện thì về quê chôn cùng ông và ba. Bà nội luôn nhớ đến chồng và con trai.
“Dạ.” Chu Ngư gật đầu.
Phùng Dật Quần cũng nói về hậu sự của mình như đang bàn chuyện ăn tối, nói sau khi hỏa táng thì rải tro xuống biển hoặc đem lên núi như bà ngoại, một mình thì tự do thoải mái.
Chu Ngư gật đầu, không muốn nói về chủ đề này nữa, hỏi bà: “Tối nay ăn gì?”
“Con muốn ăn gì?”
“Mì trộn dầu ớt?”
“Được.”
Phùng Dật Quần đi nhào bột làm mì, Chu Ngư đứng bên cạnh giúp. Bột nhào xong để đó nghỉ, Phùng Dật Quần thay đồ mang một hũ dưa leo muối lên nhà hàng xóm trên lầu.
Ở phòng khám, mẹ Tôn đang làm bánh bao, khen ngợi Phùng Dật Quần và con gái, nói giờ hiếm có người trẻ nào chịu chăm sóc người già tận tình như vậy. Bà không biết diễn đạt sao cho hay, chỉ biết nói rằng bà nội khác với người già nằm liệt giường khác, có sự tôn nghiêm của con người.
Câu “sự tôn nghiêm của con người” khiến Tôn Cánh Phi cười mãi, trêu mẹ mà cũng biết đến tôn nghiêm.
Câu đó làm mẹ Tôn tức giận, ban đầu không thèm để ý chị, sau đó quay lại nói: “Mẹ là phụ nữ ít học, không xứng đáng hiểu tôn nghiêm!”
…
“Mẹ lại nghĩ nhiều rồi, ý con là nghe mẹ nói ra câu đó thấy mới lạ.”
“Em hiểu tại sao chị không có bạn ở nơi làm việc bao năm nay rồi.” Tôn Cánh Thành đi ngang qua bếp nói.
“Cậu đừng cười người khác khi mình cũng như vậy.” Tôn Cánh Phi nói với anh: “Đi làm việc đi.”
Tôn Cánh Thành tìm đôi găng tay vải đeo vào, xuống nhà lấy xẻng sắt giúp dọn bùn do mưa lớn để lại. Thấy anh đi khỏi, Tôn Cánh Phi mới dám nói bừa, rằng Phùng Dật Quần và con gái, đặc biệt là Phùng Dật Quần… không biết nói sao, chỉ là quá hiếm thấy! Họ chăm sóc bà nội như là đang chuộc tội. Chị nói người tốt thường có bí mật lớn.
Nói xong liền bị mẹ Tôn đánh cho một cái, nói chị không nói xấu người khác thì không sống nổi hay gì? Người ta có giáo dục, có văn hóa, không giống người thường.
Tôn Cánh Phi thật không hiểu nổi, nói điều này không liên quan gì đến giáo dục và văn hóa, lòng tốt như vậy quá trái ngược với bản chất của con người. Đã nói đến đây, chị không kiềm được hỏi: “Mẹ, có phải ba của Chu Ngư từng ngoại tình không?”
Mẹ Tôn nhìn vào phòng khách, đóng cửa bếp, chọc vào trán chị, “Đừng nói lung tung, thằng tư nghe thấy không vui đâu!”
“Nhìn mẹ sợ kìa.” Tôn Cánh Phi cán bánh bao, tiếp tục nói: “Con đã thấy rồi, chắc chắn đó là ba của mợ ấy.”
“Con thấy khi nào?”
“Vậy là có chuyện này hả mẹ?” Tôn Cánh Phi hỏi lại.
…
Mẹ Tôn hạ giọng, vẫn hỏi câu đó: “Con thấy khi nào?”
“Hồi con học lớp 8 hay lớp 9 gì đó? Thấy ở công viên.”
Mẹ Tôn tính toán thời gian, dặn dò chị, “Đừng ra ngoài nói lung tung.”
“Thật có chuyện này sao mẹ?”
“Chỉ là có vài lời đồn, nói là trong tang lễ của ba Chu Ngư có một người phụ nữ lạ xuất hiện, mẹ của Phùng Dật Quần đã chặn lại. Sau đó hình như có ai đó báo cảnh sát, mẹ của Phùng Dật Quần còn phải đến đồn.”
“Rồi sao nữa?”
“Không có gì nữa.” Mẹ Tôn đặt bánh bao lên khay hấp, “Người phụ nữ đó chỉ xuất hiện một lúc, mẹ của Phùng Dật Quần cũng không giải thích gì, cũng có người đoán là tình nhân, nhưng sau đó không còn nghe nói gì nữa.”
“Nếu con không nhắc thì mẹ cũng quên rồi. Những chuyện hủy hoại danh tiếng người khác thì ít nói đi, dù có thấy cũng đừng nói. Dù sao mẹ vẫn thấy mẹ của Chu Ngư rất tốt, chăm sóc ba mẹ chồng hai mươi năm trời không lời oán thán…”
“Mẹ, ba mợ ấy thực sự chết vì bệnh…” Chưa nói hết câu, mẹ Tôn đã cầm cán bột lên định đánh chị, sao cái con này không biết giữ mồm giữ miệng gì hết vậy?
Tôn Cánh Phi nhanh chóng chạy ra ngoài, chạy quá nhanh còn bị vấp chân ghế một cái, “Con chỉ tò mò nên hỏi thôi mà.”
“Đúng! Ba của con bé ở nhà phát bệnh, thuốc ngay bên cạnh nhưng không lấy được.”
Tôn Cánh Phi không tin, định hỏi nhưng thấy mẹ Tôn sắp đánh mình thật nên quay đầu chạy xuống lầu.
“Thiếu gia giáo!” Mẹ Tôn mắng chị.
Đến khi tất cả bánh bao đều vào nồi hấp, bà dọn dẹp bàn ghế xong thì vào nhà tắm, chị dâu cả đang ngồi xoay lưng lại giặc quần áo của Dục Ngôn. Bà đi ra thở dài một tiếng, tắt bếp nồi cháo bổ huyết đang ninh, gọi chị ấy: “Vĩ Hoa?”
“Dạ?”
“Cháo đã nấu xong, mẹ đã múc một chén để ở đó cho con rồi.”
“Dạ.”
“Bánh bao còn khoảng mười lăm phút nữa sẽ chín, đến lúc đó con nhớ mở nắp ra nhé.”
“Dạ.”
Mẹ Tôn xuống lầu, chị dâu cả rửa mặt, thoa lại kem dưỡng da, nhẹ nhàng vỗ về đôi mắt đỏ hoe. Sau đó đi ra uống một tách trà, gọi về phía cánh cửa phòng đang đóng chặt, “Dục Ngôn?”
Một lúc sau, Dục Ngôn mở cửa, thò cái đầu nhỏ ra, “Mẹ gọi con hả mẹ?”
Chị dâu cả yên tâm, “Không sao, con đi chơi đi.”
Dục Ngôn lại khóa cửa, nhảy lên giường, sau đó bò dọc theo nằm sấp trên bàn học, an ủi Tôn Gia Duệ, “Anh ơi, đừng khóc nữa.”
“Đúng vậy, khóc như con gái vậy.” Tôn Gia Hưng trách móc thằng bé, “Anh đâu có mét ba mẹ.”
Tôn Gia Duệ khóc lớn hơn, Dục Ngôn rút một tờ khăn giấy, dùng bàn tay nhỏ lau nước mắt cho anh trai, “Không sao đâu anh, em sẽ không mét với người lớn đâu.” Sau đó vươn cánh tay cố gắng ôm anh trai. Dường như những lời này vẫn chưa đủ để diễn tả sự tha thứ thực sự của mình, nó lại trèo xuống giường tìm mẹ, ôm trong ngực rất nhiều đồ ăn vặt mà người lớn đã giấu đi, trải hết lên giường, đẩy về phía Tôn Gia Duệ, “Anh ơi, những thứ này để cho anh ăn hết.”
…
Tôn Gia Duệ vừa ăn vừa chân thành nói: “Em trai, sau này anh sẽ bảo vệ em.”
Hai anh em ngồi trên mép giường đung đưa chân, vừa ăn vừa nhìn nhau cười, cười đến nỗi các bong bóng nước mũi cũng bị thổi ra ngoài. Tôn Gia Hưng dù sao cũng lớn hơn bọn nó vài tuổi, thằng bé chê kiểu tình cảm anh em này quá sến súa và trẻ con, nên đã đi ra ngoài chơi game để không phải nhìn thấy nữa.
Tôn Gia Duệ vừa ăn vừa nghĩ đến chuyện bi thảm, trong lòng vẫn còn buồn, nói với Dục Ngôn: “Em trai, sáng nay anh suýt chút nữa đã hại chết em.” Sợ em trai không hiểu từ “chết”, nên nó cầm cái vợt ruồi giơ lên, nhắm vào một con ruồi rồi đập xuống, con ruồi ngay đơ, nó túm cánh con ruồi cho Dục Ngôn xem, “Con ruồi này chết rồi, nó sẽ không bao giờ xuất hiện nữa.”
“Nhưng bên ngoài vẫn còn rất nhiều ruồi, phòng khách có, bếp có, ngoài đường cũng có.” Dục Ngôn vừa ăn rong biển vừa nói.
“Nhưng những con ruồi đó không phải là con này.” Tôn Gia Duệ cố gắng giải thích, “Con này là chính nó.”
“Nhưng ruồi thì như nhau cả thôi, con nào cũng giống nhau, đánh chết rồi thì lại có con khác.”
“Không giống nhau.” Tôn Gia Duệ hơi nóng nảy, “Con này là chính nó, rất nhiều ruồi khác không phải là nó, mỗi con đều có linh hồn…”
Linh hồn – Tôn Gia Duệ mới mập mờ nhận ra rằng con ruồi này cũng có linh hồn, và bản thân mình vừa đánh chết nó. Nó muốn suy nghĩ sâu hơn, nhưng từ “linh hồn” giống như một con quái vật to lớn, khiến đầu óc nó rối tung lên. Nó có nhiều cách để giải thích cho em trai mình hiểu được sự khác biệt giữa con ruồi này và những con ruồi khác.
Nó có thể nói: Có rất nhiều người lớn trên đường, họ đều là ba mẹ của người khác, ba em đã mất… Không đúng, ba em chỉ là ba của em, ba em đã mất, nhưng em không thể gọi ba của anh là ba…
Không được rồi, nó bị chính mình làm cho choáng váng, nó muốn ăn một miếng sô cô la để nghỉ ngơi rồi nói tiếp. Trong lúc ăn, nó không muốn giải thích nữa, nói với giọng già đời: “Em mới năm tuổi, còn quá nhỏ, đến khi nào em lớn bằng anh thì sẽ hiểu.”
“Nhưng anh cũng mới tám tuổi thôi mà?” Dục Ngôn rất giỏi tính toán, “Tám trừ đi năm còn ba, anh chỉ lớn hơn em ba tuổi thôi.”
Tôn Gia Duệ lấy hạt mè trên khóe miệng em trai bỏ vào miệng mình, nhận ra rằng mình và em trai đã không còn là bạn cùng lứa tuổi nữa, nó nhìn chằm chằm vào con ruồi mà mình đã đánh chết, lấy một tờ khăn giấy gói lại, đào một cái hố trong chậu hoa hồng của bà nội, chôn cất con ruồi một cách trang trọng.
Chị dâu cả hỏi nó đang làm gì?
Dục Ngôn trả lời thay nó: “Mẹ, bọn con đang tổ chức tang lễ cho bạn ruồi.”
…
Tôn Gia Duệ đứng dậy, đi về phía chị dâu cả đang ở trong bếp, ngẩng đầu lên gọi: “Bác gái.”
“Sao vậy con?” Chị dâu cả nhìn nó.
Tôn Gia Duệ xoắn tay, cũng không dám nhìn chị dâu cả, nhỏ giọng nói: “Là con bắt em trai ngồi trong thau tắm để chơi, con không ngờ là em ấy bị lũ cuốn trôi…” Nói xong lại khóc thương tâm.
Chị dâu cả ngẩn người, cúi xuống ôm nó, “Không pplp sao, bác tha thứ cho con.”
Phòng khám cũng chưa từng hỗn loạn đến như vậy.
Ba cha con đã vất vả công cốc khi chuyển thuốc từ tầng hầm lên xe. Hơn một nửa thân xe bị ngập nước, bị ngâm suốt hai ngày, không thể mở ra được.
Ngay cả khi xe mở được cũng không còn hơi sức đâu mà quan tâm.
Đầu tiên là bác cả đã hẹn sẵn với bác sĩ để phẫu thuật cho chị dâu hai, bọn họ tìm cách đi đến nơi, đến đó chờ đợi, vừa đến lượt thì… lại mất điện. Bọn họ lại nhanh chóng quay về.
Mưa tạnh rồi, những người lớn bận rộn dọn dẹp, dọn dẹp xong thì lại không thấy bọn trẻ đâu. Đang lo lắng tìm kiếm khắp nơi thì Tôn Gia Hưng chạy về kêu khóc nói Dục Ngôn đã bị nước cuốn trôi rồi! Chị dâu cả suýt nữa thì ngất xỉu.
Còn thủ phạm gây ra chuyện này – Tôn Gia Duệ, sợ hãi không dám về nhà, lén trốn ra ngoài khóc. Nguyên nhân là do bọn trẻ bị nhốt trong nhà nhiều ngày, thấy mưa tạnh liền lén chạy ra ngoài chơi, vì chưa từng thấy cảnh tượng hoành tráng như vậy nên nhất thời thấy thích hơn là thấy sợ. Hơn nữa lại có mấy đứa nhỏ cùng tuổi chơi với một thau tắm lớn, thấy Dục Ngôn nhỏ tuổi nhất, liền bắt thằng bé ngồi vào thau tắm để đẩy cho vui.
Ngồi xuống chơi không sao, vừa mới vui vẻ chơi được một phút thì một trận lũ quét ập đến cuốn trôi cậu bé và cả thau tắm.
Cả gia đình đều lội nước đi tìm, vừa tìm vừa gọi, cũng hỏi thăm những người khác. Bất kể gặp đội cứu hỏa… hay đội cứu hộ dân sự, họ đều bình tĩnh mô tả màu sắc thau tắm mà thằng bé ngồi, quần áo trên người và tuổi của thằng bé.
Toàn bộ những con phố trước sau của nhà họ đều vang lên những tiếng gọi tìm trẻ. Trong khi đó, Tôn Dục Ngôn thì đã sớm bị dọa sợ đến mức khóc toáng lên, hai bàn tay nhỏ nắm chặt mép thau tắm gọi mẹ… gọi ba.
Nhìn thấy vậy, không ai dám cứu một cách liều lĩnh, chỉ có thể hướng về chiếc xuồng cứu hộ ở xa mà hét lên: “Có trẻ con! Có trẻ con!” Vì dòng nước rất mạnh, sức một người là không đủ, nếu chặn không được làm thau tắm lật thì càng nguy hiểm hơn cho đứa trẻ bên trong.
Hai chiếc xuồng cứu hộ nhanh chóng ghép lại, đội cứu hộ và những người đàn ông khác xuống dòng nước cùng giúp đỡ, mười mấy người tạo thành một bức tường vững chắc, thuận lợi cứu được thằng bé.
Chỉ trong vòng nửa tiếng, Tôn Dục Ngôn đã được tìm thấy, không cần phải nói lời cảm ơn, đội cứu hộ chỉ vẫy tay rồi quay đi cứu người khác.
Cả nhà về nhà kiểm tra số người, thấy Tôn Gia Duệ không có mặt liền lo lắng, lúc này Tôn Gia Hưng mới nói thằng bé đang làm bài tập hè ở trên lầu.
…
Mọi người trong nhà không quan tâm tại sao thằng bé bỗng nhiên ngoan ngoãn như vậy. Không ai nói gì, chỉ bắt đầu trách mắng: đã dặn đi dặn lại là không được ra ngoài, tại sao vẫn lén chạy ra?
Tôn Gia Hưng vội phủ nhận trách nhiệm, nói mình không dẫn chúng ra ngoài, còn lại thì không chịu nói gì thêm. Tôn Dục Ngôn tắm xong rõ ràng bị dọa sợ, không nói gì, chỉ ôm chặt cổ chị dâu cả khóc đòi ba.
Người lớn im lặng, sau đó không nhắc lại chuyện này nữa, tiếp tục ai làm việc nấy.
Do khu nhà cưới và nhà mới mất điện, Tôn Cánh Thành và Tôn Cánh Phi đến phòng khám để ăn cơm. Mất điện ở nhà cưới còn chịu được, vì chỉ là tầng thấp. Nhưng nhà mới thì ở tầng hai mươi mấy ba mươi, mất điện là chuyện sống còn, leo cầu thang cũng đủ mệt chết.
Tôn Cánh Thành đang tắm thì mẹ Tôn gõ cửa, nói đã đặt trước cửa một chai dung dịch vệ sinh vùng kín, dặn anh rửa sạch sẽ.
…
Lúc này Chu Ngư đang ở khu tập thể, cầm một cối giã tỏi giã lá móng tay, giã xong ngồi trong phòng bọc từng ngón tay cho bà nội, vừa làm vừa dặn dò: “Bà không được gãi ngứa đâu đó.”
Bà nội dường như hiểu, ừ một tiếng.
Chu Ngư thấy buồn cười, “Sao bà lại điệu thế chứ?” Mỗi năm mùa hè, bà đều phải bọc móng tay, bọc đến ba lần, nhất quyết phải làm cho móng tay có màu đỏ thẫm.
Đang bọc thì có người gõ cửa, Chu Ngư ra mở, không thấy ai nhưng trước cửa có một túi lớn của siêu thị, toàn là đồ dùng thiết yếu. Nghe thấy tiếng mở cửa trên lầu, cô hiểu ai đã mang đến.
Phùng Dật Quần đang ngủ trưa nghe thấy động tĩnh bước ra, Chu Ngư xách túi vào nhà nói là cô trên lầu mua giúp. Phùng Dật Quần rửa mặt, Chu Ngư quay lại phòng tiếp tục bọc móng tay cho bà nội.
Bọc xong, cô lau mặt cho bà, thoa kem dưỡng, chải tóc, làm mọi thứ sạch sẽ gọn gàng.
Ra phòng tắm rửa tay, Phùng Dật Quần chải đầu, nhẹ nhàng nói về việc hậu sự của bà nội, nếu chẳng may có chuyện thì về quê chôn cùng ông và ba. Bà nội luôn nhớ đến chồng và con trai.
“Dạ.” Chu Ngư gật đầu.
Phùng Dật Quần cũng nói về hậu sự của mình như đang bàn chuyện ăn tối, nói sau khi hỏa táng thì rải tro xuống biển hoặc đem lên núi như bà ngoại, một mình thì tự do thoải mái.
Chu Ngư gật đầu, không muốn nói về chủ đề này nữa, hỏi bà: “Tối nay ăn gì?”
“Con muốn ăn gì?”
“Mì trộn dầu ớt?”
“Được.”
Phùng Dật Quần đi nhào bột làm mì, Chu Ngư đứng bên cạnh giúp. Bột nhào xong để đó nghỉ, Phùng Dật Quần thay đồ mang một hũ dưa leo muối lên nhà hàng xóm trên lầu.
Ở phòng khám, mẹ Tôn đang làm bánh bao, khen ngợi Phùng Dật Quần và con gái, nói giờ hiếm có người trẻ nào chịu chăm sóc người già tận tình như vậy. Bà không biết diễn đạt sao cho hay, chỉ biết nói rằng bà nội khác với người già nằm liệt giường khác, có sự tôn nghiêm của con người.
Câu “sự tôn nghiêm của con người” khiến Tôn Cánh Phi cười mãi, trêu mẹ mà cũng biết đến tôn nghiêm.
Câu đó làm mẹ Tôn tức giận, ban đầu không thèm để ý chị, sau đó quay lại nói: “Mẹ là phụ nữ ít học, không xứng đáng hiểu tôn nghiêm!”
…
“Mẹ lại nghĩ nhiều rồi, ý con là nghe mẹ nói ra câu đó thấy mới lạ.”
“Em hiểu tại sao chị không có bạn ở nơi làm việc bao năm nay rồi.” Tôn Cánh Thành đi ngang qua bếp nói.
“Cậu đừng cười người khác khi mình cũng như vậy.” Tôn Cánh Phi nói với anh: “Đi làm việc đi.”
Tôn Cánh Thành tìm đôi găng tay vải đeo vào, xuống nhà lấy xẻng sắt giúp dọn bùn do mưa lớn để lại. Thấy anh đi khỏi, Tôn Cánh Phi mới dám nói bừa, rằng Phùng Dật Quần và con gái, đặc biệt là Phùng Dật Quần… không biết nói sao, chỉ là quá hiếm thấy! Họ chăm sóc bà nội như là đang chuộc tội. Chị nói người tốt thường có bí mật lớn.
Nói xong liền bị mẹ Tôn đánh cho một cái, nói chị không nói xấu người khác thì không sống nổi hay gì? Người ta có giáo dục, có văn hóa, không giống người thường.
Tôn Cánh Phi thật không hiểu nổi, nói điều này không liên quan gì đến giáo dục và văn hóa, lòng tốt như vậy quá trái ngược với bản chất của con người. Đã nói đến đây, chị không kiềm được hỏi: “Mẹ, có phải ba của Chu Ngư từng ngoại tình không?”
Mẹ Tôn nhìn vào phòng khách, đóng cửa bếp, chọc vào trán chị, “Đừng nói lung tung, thằng tư nghe thấy không vui đâu!”
“Nhìn mẹ sợ kìa.” Tôn Cánh Phi cán bánh bao, tiếp tục nói: “Con đã thấy rồi, chắc chắn đó là ba của mợ ấy.”
“Con thấy khi nào?”
“Vậy là có chuyện này hả mẹ?” Tôn Cánh Phi hỏi lại.
…
Mẹ Tôn hạ giọng, vẫn hỏi câu đó: “Con thấy khi nào?”
“Hồi con học lớp 8 hay lớp 9 gì đó? Thấy ở công viên.”
Mẹ Tôn tính toán thời gian, dặn dò chị, “Đừng ra ngoài nói lung tung.”
“Thật có chuyện này sao mẹ?”
“Chỉ là có vài lời đồn, nói là trong tang lễ của ba Chu Ngư có một người phụ nữ lạ xuất hiện, mẹ của Phùng Dật Quần đã chặn lại. Sau đó hình như có ai đó báo cảnh sát, mẹ của Phùng Dật Quần còn phải đến đồn.”
“Rồi sao nữa?”
“Không có gì nữa.” Mẹ Tôn đặt bánh bao lên khay hấp, “Người phụ nữ đó chỉ xuất hiện một lúc, mẹ của Phùng Dật Quần cũng không giải thích gì, cũng có người đoán là tình nhân, nhưng sau đó không còn nghe nói gì nữa.”
“Nếu con không nhắc thì mẹ cũng quên rồi. Những chuyện hủy hoại danh tiếng người khác thì ít nói đi, dù có thấy cũng đừng nói. Dù sao mẹ vẫn thấy mẹ của Chu Ngư rất tốt, chăm sóc ba mẹ chồng hai mươi năm trời không lời oán thán…”
“Mẹ, ba mợ ấy thực sự chết vì bệnh…” Chưa nói hết câu, mẹ Tôn đã cầm cán bột lên định đánh chị, sao cái con này không biết giữ mồm giữ miệng gì hết vậy?
Tôn Cánh Phi nhanh chóng chạy ra ngoài, chạy quá nhanh còn bị vấp chân ghế một cái, “Con chỉ tò mò nên hỏi thôi mà.”
“Đúng! Ba của con bé ở nhà phát bệnh, thuốc ngay bên cạnh nhưng không lấy được.”
Tôn Cánh Phi không tin, định hỏi nhưng thấy mẹ Tôn sắp đánh mình thật nên quay đầu chạy xuống lầu.
“Thiếu gia giáo!” Mẹ Tôn mắng chị.
Đến khi tất cả bánh bao đều vào nồi hấp, bà dọn dẹp bàn ghế xong thì vào nhà tắm, chị dâu cả đang ngồi xoay lưng lại giặc quần áo của Dục Ngôn. Bà đi ra thở dài một tiếng, tắt bếp nồi cháo bổ huyết đang ninh, gọi chị ấy: “Vĩ Hoa?”
“Dạ?”
“Cháo đã nấu xong, mẹ đã múc một chén để ở đó cho con rồi.”
“Dạ.”
“Bánh bao còn khoảng mười lăm phút nữa sẽ chín, đến lúc đó con nhớ mở nắp ra nhé.”
“Dạ.”
Mẹ Tôn xuống lầu, chị dâu cả rửa mặt, thoa lại kem dưỡng da, nhẹ nhàng vỗ về đôi mắt đỏ hoe. Sau đó đi ra uống một tách trà, gọi về phía cánh cửa phòng đang đóng chặt, “Dục Ngôn?”
Một lúc sau, Dục Ngôn mở cửa, thò cái đầu nhỏ ra, “Mẹ gọi con hả mẹ?”
Chị dâu cả yên tâm, “Không sao, con đi chơi đi.”
Dục Ngôn lại khóa cửa, nhảy lên giường, sau đó bò dọc theo nằm sấp trên bàn học, an ủi Tôn Gia Duệ, “Anh ơi, đừng khóc nữa.”
“Đúng vậy, khóc như con gái vậy.” Tôn Gia Hưng trách móc thằng bé, “Anh đâu có mét ba mẹ.”
Tôn Gia Duệ khóc lớn hơn, Dục Ngôn rút một tờ khăn giấy, dùng bàn tay nhỏ lau nước mắt cho anh trai, “Không sao đâu anh, em sẽ không mét với người lớn đâu.” Sau đó vươn cánh tay cố gắng ôm anh trai. Dường như những lời này vẫn chưa đủ để diễn tả sự tha thứ thực sự của mình, nó lại trèo xuống giường tìm mẹ, ôm trong ngực rất nhiều đồ ăn vặt mà người lớn đã giấu đi, trải hết lên giường, đẩy về phía Tôn Gia Duệ, “Anh ơi, những thứ này để cho anh ăn hết.”
…
Tôn Gia Duệ vừa ăn vừa chân thành nói: “Em trai, sau này anh sẽ bảo vệ em.”
Hai anh em ngồi trên mép giường đung đưa chân, vừa ăn vừa nhìn nhau cười, cười đến nỗi các bong bóng nước mũi cũng bị thổi ra ngoài. Tôn Gia Hưng dù sao cũng lớn hơn bọn nó vài tuổi, thằng bé chê kiểu tình cảm anh em này quá sến súa và trẻ con, nên đã đi ra ngoài chơi game để không phải nhìn thấy nữa.
Tôn Gia Duệ vừa ăn vừa nghĩ đến chuyện bi thảm, trong lòng vẫn còn buồn, nói với Dục Ngôn: “Em trai, sáng nay anh suýt chút nữa đã hại chết em.” Sợ em trai không hiểu từ “chết”, nên nó cầm cái vợt ruồi giơ lên, nhắm vào một con ruồi rồi đập xuống, con ruồi ngay đơ, nó túm cánh con ruồi cho Dục Ngôn xem, “Con ruồi này chết rồi, nó sẽ không bao giờ xuất hiện nữa.”
“Nhưng bên ngoài vẫn còn rất nhiều ruồi, phòng khách có, bếp có, ngoài đường cũng có.” Dục Ngôn vừa ăn rong biển vừa nói.
“Nhưng những con ruồi đó không phải là con này.” Tôn Gia Duệ cố gắng giải thích, “Con này là chính nó.”
“Nhưng ruồi thì như nhau cả thôi, con nào cũng giống nhau, đánh chết rồi thì lại có con khác.”
“Không giống nhau.” Tôn Gia Duệ hơi nóng nảy, “Con này là chính nó, rất nhiều ruồi khác không phải là nó, mỗi con đều có linh hồn…”
Linh hồn – Tôn Gia Duệ mới mập mờ nhận ra rằng con ruồi này cũng có linh hồn, và bản thân mình vừa đánh chết nó. Nó muốn suy nghĩ sâu hơn, nhưng từ “linh hồn” giống như một con quái vật to lớn, khiến đầu óc nó rối tung lên. Nó có nhiều cách để giải thích cho em trai mình hiểu được sự khác biệt giữa con ruồi này và những con ruồi khác.
Nó có thể nói: Có rất nhiều người lớn trên đường, họ đều là ba mẹ của người khác, ba em đã mất… Không đúng, ba em chỉ là ba của em, ba em đã mất, nhưng em không thể gọi ba của anh là ba…
Không được rồi, nó bị chính mình làm cho choáng váng, nó muốn ăn một miếng sô cô la để nghỉ ngơi rồi nói tiếp. Trong lúc ăn, nó không muốn giải thích nữa, nói với giọng già đời: “Em mới năm tuổi, còn quá nhỏ, đến khi nào em lớn bằng anh thì sẽ hiểu.”
“Nhưng anh cũng mới tám tuổi thôi mà?” Dục Ngôn rất giỏi tính toán, “Tám trừ đi năm còn ba, anh chỉ lớn hơn em ba tuổi thôi.”
Tôn Gia Duệ lấy hạt mè trên khóe miệng em trai bỏ vào miệng mình, nhận ra rằng mình và em trai đã không còn là bạn cùng lứa tuổi nữa, nó nhìn chằm chằm vào con ruồi mà mình đã đánh chết, lấy một tờ khăn giấy gói lại, đào một cái hố trong chậu hoa hồng của bà nội, chôn cất con ruồi một cách trang trọng.
Chị dâu cả hỏi nó đang làm gì?
Dục Ngôn trả lời thay nó: “Mẹ, bọn con đang tổ chức tang lễ cho bạn ruồi.”
…
Tôn Gia Duệ đứng dậy, đi về phía chị dâu cả đang ở trong bếp, ngẩng đầu lên gọi: “Bác gái.”
“Sao vậy con?” Chị dâu cả nhìn nó.
Tôn Gia Duệ xoắn tay, cũng không dám nhìn chị dâu cả, nhỏ giọng nói: “Là con bắt em trai ngồi trong thau tắm để chơi, con không ngờ là em ấy bị lũ cuốn trôi…” Nói xong lại khóc thương tâm.
Chị dâu cả ngẩn người, cúi xuống ôm nó, “Không pplp sao, bác tha thứ cho con.”