“Tên?”
“Chu Ngư.”
“Tuổi?”
“Ba mươi ba.”
“Nghề nghiệp?”
“Giáo viên tiếng Anh, cấp hai, trường THPT Ngoại ngữ.”
“Thuật lại những gì đã xảy ra.”
Khi Chu Ngư trả lời khẩu cung xong và ra khỏi cục cảnh sát thì đèn đường hai bên đường đã sáng. Cô đứng bên đường trong giá rét gọi điện thoại về trường, người cảnh sát đã ghi khẩu cung cho cô từ cục cảnh sát chạy xe ra, hạ cửa kính xe xuống hỏi cô: “Cô đi đâu? Ở đây gọi taxi rất khó. Để tôi đưa cô một đoạn?”
Chu Ngư hơi cúi người, đáp lời anh ta: “Phía tây đường Hoài Hải, anh có tiện đường không?”
“Không tiện đường rồi, tôi đến bệnh viện gặp người có liên quan.”
Chu Ngư do dự một chút, mở cửa xe: “Vậy nhờ anh, tôi cũng đến bệnh viện.”
Trên đường hai người trò chuyện, anh cảnh sát an ủi cô vì lo cô sẽ bị nhà trường xử phạt. Chu Ngư cúi đầu nhìn tin nhắn do Phùng Dật Quần gửi đến, không trả lời lại. Sau đó trò chuyện với người cảnh sát: “Chắc là không đâu.”
Người cảnh sát không lạc quan như cô, cố tránh né, nói bây giờ đã bước vào đông giá, những ngày lạnh nhất trong năm sắp bắt đầu rồi.
Chu Ngư nhìn ra ngoài cửa sổ, cả bầu trời xám xịt đầy sương mù, chỉ còn những thân cây trơ trụi sừng sững trong màn đêm mênh mông.
“Biển cười – hai bên bờ sóng vỗ, bồng bềnh theo sóng – hãy nhớ hôm nay trời xanh cười – sóng trong thiên hạ, ai thua ai thắng – chỉ trời mới biết;
Núi sông cười – sương khói xa, sóng gột rửa bể dâu cỏi tục biết được bao nhiêu;
Gió cười – gợi lên nỗi cô đơn, hào tình còn sót lại trên vạt áo chiều tà…”
Trong phòng riêng của câu lạc bộ, ba người đàn ông đứng đó say sưa hát một bản đồng ca. Trong số họ có một người đàn ông khoảng ngoài ba mươi, cử chỉ đỉnh đạt hào hoa tự nhiên, đang hát say sưa thì bị người khác đưa điện thoại đến cắt ngang: “Anh Tôn, anh Tôn, mẹ vợ anh gọi này!”
Mãi đến khi bài hát kết thúc, Tôn Cánh Thành mới cầm điện thoại ra khỏi phòng bao, tìm một nơi yên tĩnh để gọi lại. Một lúc lâu sau, anh quay lại nói với mọi người: “Các anh tiếp tục đi, tôi rút trước đây.”
“Sao vậy? Anh làm mất vui thế?” Mọi người đều không đồng ý.
“Hẹn mọi người hôm khác tôi mời. Bây giờ tôi phải về ngay.” Tôn Cánh Thành cười nói.
“Vẫn còn sớm lắm, còn chưa đến mười giờ mà…”
“Mọi người cũng giải tán luôn đi, ngày mốt tiệc đầy tháng chúng ta tụ họp tiếp. Vợ anh Khương vẫn còn đang ở cữ, để anh ấy về sớm chăm sóc vợ con đi.”
Mọi người đều chưa hết hứng, nhưng cũng đành hẹn lần sau sẽ lại hết mình, cầm hộp thuốc lá trên bàn bỏ vào túi rồi xô đẩy nhau ra khỏi phòng bao.
“Anh Tôn, ngày mốt đưa vợ anh tới nhé, đừng giấu giấu giếm giếm, cứ ngượng ngùng không chịu gặp ai.”
Dứt lời thì có người xen vào, trêu: “Ngượng ngùng như hoa hồng, lặng lẽ nở…”
“Anh phải nể mặt tôi, nhất định phải đưa Chu Ngư đến đó!” Anh Khương hớn hở nói: “Cũng để cho mọi người mở mang tầm mắt với vợ chồng anh. Kết hôn ba năm rồi, nên có một đứa con đi chứ.”
“Nhọc lòng các anh rồi.” Tôn Cánh Thành cười nói.
“Đây là chuyện lớn, chuyện quan trọng, tiệc đầy tháng anh phải đưa Chu Ngư đến.” Anh Khương không nói giỡn.
“Được, tôi sẽ chuyển lời.” Tôn Cánh Thành đồng ý.
Nhóm người tạm biệt ở bãi đậu xe, Tôn Cánh Thành về căn nhà mua hồi mới kết hôn. Năm nay anh sống ở bên khu đô thị mới nhiều hơn, thứ nhất là vì gần công ty, thứ hai là do anh thường xuyên đi công tác và dịch bệnh liên tục bùng lại nên việc sống ở khu đô thị mới cũng giúp anh dễ dàng tự cách ly hơn. Còn Chu Ngư thì sống trong căn nhà ở khu phố cũ này, cách trường nơi cô làm việc hai con phố.
Khu cũ cách khu mới không xa, chỉ bảy tám km, nhưng có một số đoạn đang xây dựng tàu điện ngầm, thường thì đi khoảng mười phút, nay phải đi đường vòng ít nhất nửa tiếng.
Tôn Cánh Thành về nhà, thấy Chu Ngư đang ăn, liền hỏi cô: “Em mới tan làm à?”
“Ừ, mới về hơn nửa tiếng.” Chu Ngư đáp.
Tôn Cánh Thành cởi áo khoác treo lên, sau đó cúi xuống sắp xếp mấy đôi giày đặt bừa trước tủ giày, cuộn ống giày bốt nữ lại nhét vào tủ.
Chu Ngư nhìn, dùng bữa xong lau miệng, đi đến tủ giày lấy đôi bốt ra, nhìn chung quanh phía trên bốt rồi nói với anh: “Chất da của giày này rất mỏng manh, không chịu được sự tàn phá như vậy.” Nói xong đặt đôi bốt dựa sát vào tường.
“Lần trước anh nhét bốt đi tuyết của em vào tủ giày làm lông giày rụng hết, với lại có một số bốt của em quá dài, nhét vào tủ giày sẽ biến dạng.”
Tôn Cánh Thành không chịu nhận lỗi về mình, xắn tay áo đi vào phòng vệ sinh: “Đôi bốt lông xù của em là do lần trước ở nhà tập thể, mèo nhà em cào trụi đó chứ.”
Chu Ngư chỉnh giày xong, dọn dẹp ghế sô pha và bàn trà bừa bộn, “Mấy ngày nay em bận việc ở trường nên không có thời gian dọn dẹp.”
Tôn Cánh Thành không để ý, anh ngồi trước đàn piano, gỡ tấm vải che phím đàn ra, mười ngón tay lướt qua lướt lại trên phím đàn đen trắng, nhưng không đàn.
Chu Ngư thu dọn chén đũa đi rửa, ở trong bếp hỏi anh: “Mẹ em gọi điện cho anh hả?”
Tôn Cánh Thành dùng vải đậy đàn lại, đứng dậy nhìn quanh nhà. Anh mua căn nhà này cách đây 10 năm, diện tích 120 mét vuông, là căn hộ tiêu chuẩn hai phòng ngủ. Vốn có cả một phòng trẻ em, nhưng trong quá trình cải tạo anh đã mở phòng trẻ em thông với phòng khách, một nửa trang trí đơn giản làm phòng làm việc, nửa còn lại dành riêng cho anh đặt đàn piano.
“Ngày mốt con trai anh Khương tổ chức tiệc đầy tháng, em có đi không?”
Chu Ngư cũng đang muốn nói đến chuyện này, “Hôm trước chị Anh Tử nhắn tin cho em, bàn về việc mừng đầy tháng con anh Khương nên đi bao nhiêu tiền. Đại khái ý là mấy anh em các anh bàn bạc với nhau trước cho thống nhất.”
“Chuyện này có gì đâu mà bàn bạc?” Tôn Cánh Thành dựa vào cửa bếp hỏi.
“Nếu tiền mừng của mọi người khác nhau sẽ khiến người mừng ít hơn cảm thấy xấu hổ. Chị Anh Tử nói là mừng 888 tệ.”
“Có ít quá không?”
“Tiền mừng đám cưới, đám ma đều như vậy.” Chu Ngư nói: “Anh Khương sinh con thứ hai, mừng 888 cũng được rồi.”
“Ừ, em quyết định đi.”
“Tiền mừng cũng là cả một vấn đề, mừng không đúng thì đắc tội hết cả đám.” Chu Ngư đứng quay lưng về phía anh lau chén, “Năm ngoái anh họ anh kết hôn, chị anh mừng 2000 tệ, mẹ anh mắng chị một trận. Ba anh và anh hai cũng chỉ mừng 2000 tệ.” Rồi nói tiếp: “Mùa thu năm ngoái chị Anh Tử còn nói sinh con thứ hai không tổ chức tiệc đầy tháng nữa. Hôm trước chị ấy hỏi ý em, rất thoải mái nói mừng 888, hôm qua em mới biết, thì ra chị ấy cũng phát hiện mình mang thai con thứ hai rồi.” Nói xong, cô cười lên.
Tôn Cánh Thành tâm phục khẩu phục, “Những chuyện tình cảm xã giao này phải nhờ phụ nữ các em xử lý mới được.”
Chu Ngư mặc kệ lời khen chê trong lời nói đó, lại nói: “Ba năm nay tiền mừng đám cưới, đám ma của anh cũng mất đến bốn mươi ngàn rồi.”
“Em nhớ hết sao?” Tôn Cánh Thành cười nói.
Lúc này Chu Ngư mới quay mặt về phía anh, “Anh ráng đi, sinh được hai đứa thì lấy lại được hết thôi.” Tiếp đó lời nói đột ngột chuyển hướng, “Đến khi nào chúng ta mới đi đăng ký ly hôn?”
Bây giờ Tôn Cánh Thành mới nhận ra trong lời nói của cô có giấu kim châm, cân nhắc hồi lâu, mới hỏi cô: “Sao từ khi thỏa thuận ly hôn xong em liền giống như vò mẻ không sợ sứt, lộ ra nguyên hình vậy?”
Chu Ngư đi lướt qua anh đến phòng khách, cầm tuýp kem dưỡng da trên bàn trà thoa, cũng không trả lời anh, quay mặt không chút biểu cảm nhìn cây đàn piano, nghe thấy Tôn Cánh Thành ở trong bếp nói: “Để có thời gian rảnh anh sang tên căn nhà này cho em.”
Chu Ngư rõ ràng sửng sốt một chút, không khách sáo nói: “Được, cho thì ngu sao không lấy.”
“Căn nhà này đã trả hết nợ, gần trường em, ở cũng tiện.”
“Cảm ơn, anh thật biết nghĩ cho em.” Chu Ngư nói không mấy chân thành.
“Chúng ta đúng là chịu đựng nhau không được quá ba phút.” Tôn Cánh Thành bưng dĩa kiwi đã gọt xong đi tới.
Chu Ngư lười để ý đến anh, rót một ly nước lọc, đứng trước bàn ăn uống. Tôn Cánh Thành nói cô ít uống nước lạnh đi, Chu Ngư trả lời anh: “Em thích, anh quản được sao?”
…
Tôn Cánh Thành tuỳ cô, trước tiên đi vào nhà vệ sinh mở nước bồn tắm, sau đó quay lại ngồi trên ghế sô pha nhắm mắt dưỡng thần. Chu Ngư ăn hai miếng kiwi, dựa vào cạnh bàn ăn suy nghĩ.
Tôn Cánh Thành cũng chẳng mở mắt, nói: “Nếu em chê căn nhà này cũ, anh sang tên căn ở khu Đông cho em?”
“Cứ căn này đi.” Chu Ngư nói.
“Cây đàn piano em cũng không dùng, sau này anh sẽ chuyển đi.”
“Chuyển đi cũng được.”
“Anh để xe lại cho em, em đưa mẹ và bà nội đi đâu chơi cũng tiện.”
“Anh không dùng sao?”
“Anh sẽ mua lại.”
“Tùy anh.”
“Chuyện này đừng nói với người lớn hai bên, sau khi nhận được giấy ly hôn, chờ đến sau Tết rồi nói.” Tôn Cánh Thành thương lượng với cô.
“Được.” Chu Ngư cũng có ý như vậy.
“Sau này trong nhà có chuyện gì thì nói với anh, anh có thể giúp thì sẽ cố gắng giúp.” Tôn Cánh Thành nói.
“Thôi. Sau này chúng ta đường ai nấy đi. Tránh xa nhau thì tốt hơn.” Chu Ngư trả lời.
Tôn Cánh Thành nhìn cô, “Chúng ta cũng không có thù hằn gì, chỉ là cuộc sống không hòa hợp được với nhau mà thôi. Nếu quan hệ quá căng thẳng, đến lúc gặp nhau sẽ không tiện.”
Chu Ngư nghiêm túc suy nghĩ một lúc, vẻ mặt cũng rất hào phóng, “Vậy thì giữ thể diện ở nơi đông người đi, mua bán dù không thành nhưng tình nghĩa thì vẫn còn mà.”
Hai người lại tiếp tục nói về chuyện ly hôn, thống nhất cho rằng trước mắt nên ăn Tết thật tốt, sau Tết rồi hẳn thú nhận với người lớn. Nói xong, cả hai đều không nói thêm gì nữa.
Chu Ngư chuẩn bị về phòng ngủ tắm rửa, Tôn Cánh Thành gọi cô lại: “Đúng rồi, mẹ kêu em ngày mai về nhà một chuyến, nói bà nội muốn đến phòng tắm công cộng tắm…” Câu chưa dứt, chỉ thấy Chu Ngư chạy nhanh vào phòng tắm.
Tôn Cánh Thành nghĩ đến điều gì đó cũng nhanh chóng chạy vào, nước trong bồn tắm đã sớm tràn ngập toàn bộ sàn nhà tắm.
Hai người một trận luống cuống, chờ đến khi dọn dẹp khô ráo xong, Chu Ngư mới nhìn anh, “Đây là lần thứ ba anh làm thế này rồi.”
Tôn Cánh Thành đuối lý, đương nhiên là không nói lời nào.
Buổi tối Tôn Cánh Thành ngủ trên ghế sô pha xem tivi, xem một hồi rồi ngủ quên luôn. Tỉnh lại thì đã sáu giờ sáng. Anh kéo mền trên người xuống, ra ban công ngắm cảnh một lúc, sau đó vươn vai kéo giãn tứ chi, rồi thay quần áo đi chạy bộ.
Từ nhỏ Tôn Cánh Thành đã hình thành hai thói quen. Một là từ sáu tuổi đã bắt đầu học đàn piano, từ ban đầu chỉ tập hai tiếng mỗi ngày, đến bây giờ ngoại trừ những lúc công tác hoặc tiệc tùng, rảnh rỗi anh sẽ chơi một lúc; một thói quen khác là từ thời trung học anh đã cùng anh cả hình thành thói quen chạy bộ buổi sáng, trừ những lúc thời tiết xấu, còn không bất kể trong hay ngoài nước, công tác hay thức đêm, đều không ảnh hưởng đến việc anh chạy bộ buổi sáng.
Tập đàn piano cũng không phải là do ba mẹ Tôn Cánh Thành cố tình bồi dưỡng, mà là lúc nhỏ nhà anh có một ông cụ hàng xóm biết chơi đàn, Tôn Cánh Thành rất thích chạy đến nhà ông ấy, đi đi lại lại thì học được một bài nhạc, về sau ông cụ cảm thấy anh có chút năng khiếu, nên đã dạy riêng cho anh một số kỹ thuật cơ bản.
Cho đến khi học được một năm, Tôn Cánh Thành đàn được có bài bản trong lớp, ba mẹ anh mới ngạc nhiên biết được hóa ra đó là nhờ ông cụ ở tầng trên dạy. Vợ chồng họ cảm thấy không tiện, nên đã mang quà đến thăm, sau đó ông cụ trở thành giáo viên dạy piano đầu tiên của Tôn Cánh Thành. Ông cụ này vốn là người phương Nam, sau khi dạy Tôn Cánh Thành được ba năm thì lại giới thiệu cho anh một giáo viên rồi trở về phương Nam.
Gia phả nhà họ Tôn tám đời đều là các tú tài chân đất, không có ai làm nên chuyện lớn. Nhưng không ngờ đến Tôn Cánh Thành thì lại khác, ai cũng khen nhà họ Tôn ổ gà có chim phượng hoàng, trở thành “hoàng tử bé piano” nổi tiếng của thành phố. Mẹ Tôn rất đắc ý, con bà hoàng tử bé đó! Cam tâm tình nguyện trút hết của cải mua cho Tôn Cánh Thành một cây đàn piano, dự định bồi dưỡng anh đi theo con đường “nghệ sĩ” trong tương lai.
Con đường này cũng chẳng sai, lúc nhỏ trình độ đàn piano của Tôn Cánh Thành thực sự kinh người, lời khen ngợi khiến anh một thời tưởng bở. Nhưng theo tuổi tác ngày càng tăng, sở thích ngày càng mở rộng, thời cấp hai, Tôn Cánh Thành lại lần lượt thích guitar, cello, đàn nhị, sáo, allegro,… và các loại nhạc cụ phổ biến khác. Tóm lại là bất kể loại nhạc cụ tao nhã hay th ô tục nào, anh đều có hứng thú mày mò cả.
Nhưng cũng chỉ mày mò mà thôi.
Kết quả là — anh hiểu biết về tất cả các loại nhạc cụ, nhưng không thông thạo loại nào. Cuối cùng còn làm chậm trễ cả việc học piano. Theo lời mẹ Tôn thì: Một bình còn không vang, nửa bình đã lắc lư*.
*Ý của câu này là kiến thức của một người giống như chai nước nửa đầy, thực ra thì họ không có nhiều, nhưng lại thích “lắc lư”, tức là khoe khoang và kiêu ngạo.
Vào thời điểm đó, hiểu biết của Tôn Cánh Thành về nhạc cụ rất đơn thuần, chỉ đơn giản là thích thôi, vui thì chơi, không vui thì không chơi, không nghĩ đến việc phấn đấu để vượt trội, đạt được chứng chỉ có giá trị hay phát triển kỹ năng để đạt thêm điểm trong kỳ thi tuyển sinh đại học. Nhưng người mẹ muốn bồi dưỡng anh thành “nghệ sĩ piano” lại không nghĩ như vậy, bà nghe lời căn dặn của giáo viên mà tăng cường quản lý thời gian của Tôn Cánh Thành, từ hai tiếng mỗi ngày, tăng lên ba tiếng, rồi đến năm tiếng vào cuối tuần. Dần dần, Tôn Cánh Thành không còn cảm nhận được niềm vui, chỉ đàn vì để đàn, nhanh chóng mất đi hứng thú. Đến tận bây giờ mẹ Tôn vẫn thường hay lải nhải, than phiền rằng chính mình đã không định hướng tốt cho Tôn Cánh Thành, khiến anh đi chệch hướng trên con đường nghệ thuật, để vụt mất danh hiệu “nghệ sĩ piano”.
Còn chị gái sinh đôi của Tôn Cánh Thành thì lại không nghĩ như vậy, chị cho rằng đó là vấn đề về gốc gác, tổ tiên không có dòng dõi quyền quý, con cháu đời sau cũng không thể trở thành quý tộc được.
Hồi Tôn Cánh Thành còn nhỏ, ba Tôn vô cùng mong đợi anh học y. Bởi vì ba Tôn mở một phòng khám ngay trước cửa nhà, hễ rảnh là sai Tôn Cánh Thành đi lấy thuốc bắc, học thuộc hiệu quả thuốc, muốn ảnh hưởng lâu dài để anh học y. Tôn Cánh Thành thực sự có chút thiên phú, lại còn học y ở đại học, nhưng học đến năm thứ hai thấy chán, anh nhất quyết bỏ học đi học lại, cuối cùng thi đỗ vào trường đại học mà mình yêu thích.
Cũng vì chuyện này mà hai cha con suýt cắt đứt quan hệ, hai mươi năm trôi qua, họ đều không nói chuyện với nhau.
Tôn Cánh Thành chạy bộ về nhà, nhận được điện thoại của Phùng Dật Quần, hỏi trưa nay họ muốn ăn gì, bà đang đi chợ, tiện thể mua luôn. Chu Ngư đang nấu bữa sáng, nghe thấy động tĩnh thì nhìn xem, bên kia Tôn Cánh Thành báo tên các món ăn, “Miến xào rau muối, xà lách đắng trộn, canh đậu hũ, đuôi bò hầm…”
Thật là không biết ngại mà!
Chu Ngư quay đầu lại, tiếp tục nấu cháo và xem tin nhắn nhóm trên WeChat. Tối hôm qua họ nói chuyện đến mười một giờ đêm, nói rằng lãnh đạo nhà trường họp khẩn cấp, dự định lắp camera giám sát ở các lớp học. Một số người ủng hộ, một số người thì phản đối, quyết định sau cùng sẽ được công bố vào thứ hai. Có đồng nghiệp @ cô, hỏi ý kiến của cô, Chu Ngư như thường lệ đứng ngoài cuộc, không tham gia, lấy một nắm táo tàu trong tủ bếp bỏ vào nồi cháo.
Tôn Cánh Thành nói chuyện điện thoại xong thì chuyển 20.000 cho cô, nói là tiền sinh hoạt tháng này. Chu Ngư không nhận, “Tháng trước còn thừa hơn một nửa.”
“Vậy thì mua cái gì đó cho mẹ đi, bình thường chúng ta cũng đi làm phiền mẹ không ít.”
“Ừ, em biết rồi.” Chu Ngư nhận.
“Em nấu cháo hả?” Tôn Cánh Thành đi vào bếp.
“Nấu một ít cháo ngọt.” Chu Ngư múc cháo cho anh, lại lấy một dĩa dưa leo muối, lột một quả trứng vịt muối. Hai người ngồi vào bàn ăn, yên lặng ăn.
Chu Ngư muối dưa leo rất ngon, chua cay giòn tan, nhờ món này mà Tôn Cánh Thành ăn hết hai chén cháo. Ăn xong, anh nói đi công chuyện trước, tối sẽ quay lại đón cô về khu nhà tập thể.
Chu Ngư dựa vào lan can ban công nhìn anh đi ra khỏi tòa nhà, anh vừa đi vừa nghe điện thoại, đột nhiên nghĩ ra điều gì đó liền ngẩng đầu lên, Chu Ngư nhanh chóng quay sang chỗ khác.
Tôn Cánh Thành gọi ở dưới lầu: “Chu Ngư——”
Mười mấy giây sau, Chu Ngư lên tiếng đáp: “Lại quên gì nữa vậy?”
“Anh quên chìa khóa xe rồi!”
Chu Ngư tìm một tờ báo gói chìa khóa xe lại, vo thành một cục, vừa vặn ném vào lòng anh. Tôn Cánh Thành mở ra lấy chìa khóa, vẫy tay chào cô, sải bước đến chỗ đỗ xe.
Khu chung cư này tuy cũ kỹ, cũng ồn ào, nhưng cuộc sống ở đây rất thuận tiện, ra cửa là đến trạm tàu điện ngầm. Hơn nữa còn là căn hộ nằm trong khu vực trường học, tất cả các nguồn giáo dục tốt nhất của toàn thành phố đều tập trung ở đây.
Tháng trước, một căn hộ trên tầng cao nhất đã được bán với giá hai mươi bốn. Căn hộ của họ ở tầng thấp hơn, ở đây tổng cộng có sáu tầng, cô và Tôn Cánh Thành sống ở tầng bốn có ánh sáng tốt nhất.
Chị gái sinh đôi của Tôn Cánh Thành vẫn luôn làm việc trong công ty bất động sản, mười năm trước, nhờ sự giúp đỡ lớn lao của chị, Tôn Cánh Thành mới mua được căn hộ này với giá rẻ hơn vài ngàn tệ mỗi mét vuông.
Hôm nay trời rất đẹp, Chu Ngư mang chăn ra phơi, lại dọn dẹp nhà cửa một lượt. Học kỳ này cô rất bận, cô dạy một lớp trọng điểm, một lớp thí điểm, bình thường còn phải thay phiên trực tự học vào buổi sáng và buổi tối. Cuối cùng cũng được nghỉ vào cuối tuần, không về nhà ba mẹ Tôn Cánh Thành thì cũng về nhà mẹ đẻ, thời gian rảnh rỗi thực sự không nhiều.
Làm xong mọi việc, cô cầm một quyển sách ngồi ở ban công phơi nắng, mới lật được hai trang thì bắt đầu gà gật, điện thoại ở bên cạnh reo lên, Phùng Dật Quần gửi tin nhắn đến, dặn cô mua một hộp kem dưỡng da Hữu Nghị. Bà của cô dùng quen rồi, ở nhà đã hết.
“Chu Ngư.”
“Tuổi?”
“Ba mươi ba.”
“Nghề nghiệp?”
“Giáo viên tiếng Anh, cấp hai, trường THPT Ngoại ngữ.”
“Thuật lại những gì đã xảy ra.”
Khi Chu Ngư trả lời khẩu cung xong và ra khỏi cục cảnh sát thì đèn đường hai bên đường đã sáng. Cô đứng bên đường trong giá rét gọi điện thoại về trường, người cảnh sát đã ghi khẩu cung cho cô từ cục cảnh sát chạy xe ra, hạ cửa kính xe xuống hỏi cô: “Cô đi đâu? Ở đây gọi taxi rất khó. Để tôi đưa cô một đoạn?”
Chu Ngư hơi cúi người, đáp lời anh ta: “Phía tây đường Hoài Hải, anh có tiện đường không?”
“Không tiện đường rồi, tôi đến bệnh viện gặp người có liên quan.”
Chu Ngư do dự một chút, mở cửa xe: “Vậy nhờ anh, tôi cũng đến bệnh viện.”
Trên đường hai người trò chuyện, anh cảnh sát an ủi cô vì lo cô sẽ bị nhà trường xử phạt. Chu Ngư cúi đầu nhìn tin nhắn do Phùng Dật Quần gửi đến, không trả lời lại. Sau đó trò chuyện với người cảnh sát: “Chắc là không đâu.”
Người cảnh sát không lạc quan như cô, cố tránh né, nói bây giờ đã bước vào đông giá, những ngày lạnh nhất trong năm sắp bắt đầu rồi.
Chu Ngư nhìn ra ngoài cửa sổ, cả bầu trời xám xịt đầy sương mù, chỉ còn những thân cây trơ trụi sừng sững trong màn đêm mênh mông.
“Biển cười – hai bên bờ sóng vỗ, bồng bềnh theo sóng – hãy nhớ hôm nay trời xanh cười – sóng trong thiên hạ, ai thua ai thắng – chỉ trời mới biết;
Núi sông cười – sương khói xa, sóng gột rửa bể dâu cỏi tục biết được bao nhiêu;
Gió cười – gợi lên nỗi cô đơn, hào tình còn sót lại trên vạt áo chiều tà…”
Trong phòng riêng của câu lạc bộ, ba người đàn ông đứng đó say sưa hát một bản đồng ca. Trong số họ có một người đàn ông khoảng ngoài ba mươi, cử chỉ đỉnh đạt hào hoa tự nhiên, đang hát say sưa thì bị người khác đưa điện thoại đến cắt ngang: “Anh Tôn, anh Tôn, mẹ vợ anh gọi này!”
Mãi đến khi bài hát kết thúc, Tôn Cánh Thành mới cầm điện thoại ra khỏi phòng bao, tìm một nơi yên tĩnh để gọi lại. Một lúc lâu sau, anh quay lại nói với mọi người: “Các anh tiếp tục đi, tôi rút trước đây.”
“Sao vậy? Anh làm mất vui thế?” Mọi người đều không đồng ý.
“Hẹn mọi người hôm khác tôi mời. Bây giờ tôi phải về ngay.” Tôn Cánh Thành cười nói.
“Vẫn còn sớm lắm, còn chưa đến mười giờ mà…”
“Mọi người cũng giải tán luôn đi, ngày mốt tiệc đầy tháng chúng ta tụ họp tiếp. Vợ anh Khương vẫn còn đang ở cữ, để anh ấy về sớm chăm sóc vợ con đi.”
Mọi người đều chưa hết hứng, nhưng cũng đành hẹn lần sau sẽ lại hết mình, cầm hộp thuốc lá trên bàn bỏ vào túi rồi xô đẩy nhau ra khỏi phòng bao.
“Anh Tôn, ngày mốt đưa vợ anh tới nhé, đừng giấu giấu giếm giếm, cứ ngượng ngùng không chịu gặp ai.”
Dứt lời thì có người xen vào, trêu: “Ngượng ngùng như hoa hồng, lặng lẽ nở…”
“Anh phải nể mặt tôi, nhất định phải đưa Chu Ngư đến đó!” Anh Khương hớn hở nói: “Cũng để cho mọi người mở mang tầm mắt với vợ chồng anh. Kết hôn ba năm rồi, nên có một đứa con đi chứ.”
“Nhọc lòng các anh rồi.” Tôn Cánh Thành cười nói.
“Đây là chuyện lớn, chuyện quan trọng, tiệc đầy tháng anh phải đưa Chu Ngư đến.” Anh Khương không nói giỡn.
“Được, tôi sẽ chuyển lời.” Tôn Cánh Thành đồng ý.
Nhóm người tạm biệt ở bãi đậu xe, Tôn Cánh Thành về căn nhà mua hồi mới kết hôn. Năm nay anh sống ở bên khu đô thị mới nhiều hơn, thứ nhất là vì gần công ty, thứ hai là do anh thường xuyên đi công tác và dịch bệnh liên tục bùng lại nên việc sống ở khu đô thị mới cũng giúp anh dễ dàng tự cách ly hơn. Còn Chu Ngư thì sống trong căn nhà ở khu phố cũ này, cách trường nơi cô làm việc hai con phố.
Khu cũ cách khu mới không xa, chỉ bảy tám km, nhưng có một số đoạn đang xây dựng tàu điện ngầm, thường thì đi khoảng mười phút, nay phải đi đường vòng ít nhất nửa tiếng.
Tôn Cánh Thành về nhà, thấy Chu Ngư đang ăn, liền hỏi cô: “Em mới tan làm à?”
“Ừ, mới về hơn nửa tiếng.” Chu Ngư đáp.
Tôn Cánh Thành cởi áo khoác treo lên, sau đó cúi xuống sắp xếp mấy đôi giày đặt bừa trước tủ giày, cuộn ống giày bốt nữ lại nhét vào tủ.
Chu Ngư nhìn, dùng bữa xong lau miệng, đi đến tủ giày lấy đôi bốt ra, nhìn chung quanh phía trên bốt rồi nói với anh: “Chất da của giày này rất mỏng manh, không chịu được sự tàn phá như vậy.” Nói xong đặt đôi bốt dựa sát vào tường.
“Lần trước anh nhét bốt đi tuyết của em vào tủ giày làm lông giày rụng hết, với lại có một số bốt của em quá dài, nhét vào tủ giày sẽ biến dạng.”
Tôn Cánh Thành không chịu nhận lỗi về mình, xắn tay áo đi vào phòng vệ sinh: “Đôi bốt lông xù của em là do lần trước ở nhà tập thể, mèo nhà em cào trụi đó chứ.”
Chu Ngư chỉnh giày xong, dọn dẹp ghế sô pha và bàn trà bừa bộn, “Mấy ngày nay em bận việc ở trường nên không có thời gian dọn dẹp.”
Tôn Cánh Thành không để ý, anh ngồi trước đàn piano, gỡ tấm vải che phím đàn ra, mười ngón tay lướt qua lướt lại trên phím đàn đen trắng, nhưng không đàn.
Chu Ngư thu dọn chén đũa đi rửa, ở trong bếp hỏi anh: “Mẹ em gọi điện cho anh hả?”
Tôn Cánh Thành dùng vải đậy đàn lại, đứng dậy nhìn quanh nhà. Anh mua căn nhà này cách đây 10 năm, diện tích 120 mét vuông, là căn hộ tiêu chuẩn hai phòng ngủ. Vốn có cả một phòng trẻ em, nhưng trong quá trình cải tạo anh đã mở phòng trẻ em thông với phòng khách, một nửa trang trí đơn giản làm phòng làm việc, nửa còn lại dành riêng cho anh đặt đàn piano.
“Ngày mốt con trai anh Khương tổ chức tiệc đầy tháng, em có đi không?”
Chu Ngư cũng đang muốn nói đến chuyện này, “Hôm trước chị Anh Tử nhắn tin cho em, bàn về việc mừng đầy tháng con anh Khương nên đi bao nhiêu tiền. Đại khái ý là mấy anh em các anh bàn bạc với nhau trước cho thống nhất.”
“Chuyện này có gì đâu mà bàn bạc?” Tôn Cánh Thành dựa vào cửa bếp hỏi.
“Nếu tiền mừng của mọi người khác nhau sẽ khiến người mừng ít hơn cảm thấy xấu hổ. Chị Anh Tử nói là mừng 888 tệ.”
“Có ít quá không?”
“Tiền mừng đám cưới, đám ma đều như vậy.” Chu Ngư nói: “Anh Khương sinh con thứ hai, mừng 888 cũng được rồi.”
“Ừ, em quyết định đi.”
“Tiền mừng cũng là cả một vấn đề, mừng không đúng thì đắc tội hết cả đám.” Chu Ngư đứng quay lưng về phía anh lau chén, “Năm ngoái anh họ anh kết hôn, chị anh mừng 2000 tệ, mẹ anh mắng chị một trận. Ba anh và anh hai cũng chỉ mừng 2000 tệ.” Rồi nói tiếp: “Mùa thu năm ngoái chị Anh Tử còn nói sinh con thứ hai không tổ chức tiệc đầy tháng nữa. Hôm trước chị ấy hỏi ý em, rất thoải mái nói mừng 888, hôm qua em mới biết, thì ra chị ấy cũng phát hiện mình mang thai con thứ hai rồi.” Nói xong, cô cười lên.
Tôn Cánh Thành tâm phục khẩu phục, “Những chuyện tình cảm xã giao này phải nhờ phụ nữ các em xử lý mới được.”
Chu Ngư mặc kệ lời khen chê trong lời nói đó, lại nói: “Ba năm nay tiền mừng đám cưới, đám ma của anh cũng mất đến bốn mươi ngàn rồi.”
“Em nhớ hết sao?” Tôn Cánh Thành cười nói.
Lúc này Chu Ngư mới quay mặt về phía anh, “Anh ráng đi, sinh được hai đứa thì lấy lại được hết thôi.” Tiếp đó lời nói đột ngột chuyển hướng, “Đến khi nào chúng ta mới đi đăng ký ly hôn?”
Bây giờ Tôn Cánh Thành mới nhận ra trong lời nói của cô có giấu kim châm, cân nhắc hồi lâu, mới hỏi cô: “Sao từ khi thỏa thuận ly hôn xong em liền giống như vò mẻ không sợ sứt, lộ ra nguyên hình vậy?”
Chu Ngư đi lướt qua anh đến phòng khách, cầm tuýp kem dưỡng da trên bàn trà thoa, cũng không trả lời anh, quay mặt không chút biểu cảm nhìn cây đàn piano, nghe thấy Tôn Cánh Thành ở trong bếp nói: “Để có thời gian rảnh anh sang tên căn nhà này cho em.”
Chu Ngư rõ ràng sửng sốt một chút, không khách sáo nói: “Được, cho thì ngu sao không lấy.”
“Căn nhà này đã trả hết nợ, gần trường em, ở cũng tiện.”
“Cảm ơn, anh thật biết nghĩ cho em.” Chu Ngư nói không mấy chân thành.
“Chúng ta đúng là chịu đựng nhau không được quá ba phút.” Tôn Cánh Thành bưng dĩa kiwi đã gọt xong đi tới.
Chu Ngư lười để ý đến anh, rót một ly nước lọc, đứng trước bàn ăn uống. Tôn Cánh Thành nói cô ít uống nước lạnh đi, Chu Ngư trả lời anh: “Em thích, anh quản được sao?”
…
Tôn Cánh Thành tuỳ cô, trước tiên đi vào nhà vệ sinh mở nước bồn tắm, sau đó quay lại ngồi trên ghế sô pha nhắm mắt dưỡng thần. Chu Ngư ăn hai miếng kiwi, dựa vào cạnh bàn ăn suy nghĩ.
Tôn Cánh Thành cũng chẳng mở mắt, nói: “Nếu em chê căn nhà này cũ, anh sang tên căn ở khu Đông cho em?”
“Cứ căn này đi.” Chu Ngư nói.
“Cây đàn piano em cũng không dùng, sau này anh sẽ chuyển đi.”
“Chuyển đi cũng được.”
“Anh để xe lại cho em, em đưa mẹ và bà nội đi đâu chơi cũng tiện.”
“Anh không dùng sao?”
“Anh sẽ mua lại.”
“Tùy anh.”
“Chuyện này đừng nói với người lớn hai bên, sau khi nhận được giấy ly hôn, chờ đến sau Tết rồi nói.” Tôn Cánh Thành thương lượng với cô.
“Được.” Chu Ngư cũng có ý như vậy.
“Sau này trong nhà có chuyện gì thì nói với anh, anh có thể giúp thì sẽ cố gắng giúp.” Tôn Cánh Thành nói.
“Thôi. Sau này chúng ta đường ai nấy đi. Tránh xa nhau thì tốt hơn.” Chu Ngư trả lời.
Tôn Cánh Thành nhìn cô, “Chúng ta cũng không có thù hằn gì, chỉ là cuộc sống không hòa hợp được với nhau mà thôi. Nếu quan hệ quá căng thẳng, đến lúc gặp nhau sẽ không tiện.”
Chu Ngư nghiêm túc suy nghĩ một lúc, vẻ mặt cũng rất hào phóng, “Vậy thì giữ thể diện ở nơi đông người đi, mua bán dù không thành nhưng tình nghĩa thì vẫn còn mà.”
Hai người lại tiếp tục nói về chuyện ly hôn, thống nhất cho rằng trước mắt nên ăn Tết thật tốt, sau Tết rồi hẳn thú nhận với người lớn. Nói xong, cả hai đều không nói thêm gì nữa.
Chu Ngư chuẩn bị về phòng ngủ tắm rửa, Tôn Cánh Thành gọi cô lại: “Đúng rồi, mẹ kêu em ngày mai về nhà một chuyến, nói bà nội muốn đến phòng tắm công cộng tắm…” Câu chưa dứt, chỉ thấy Chu Ngư chạy nhanh vào phòng tắm.
Tôn Cánh Thành nghĩ đến điều gì đó cũng nhanh chóng chạy vào, nước trong bồn tắm đã sớm tràn ngập toàn bộ sàn nhà tắm.
Hai người một trận luống cuống, chờ đến khi dọn dẹp khô ráo xong, Chu Ngư mới nhìn anh, “Đây là lần thứ ba anh làm thế này rồi.”
Tôn Cánh Thành đuối lý, đương nhiên là không nói lời nào.
Buổi tối Tôn Cánh Thành ngủ trên ghế sô pha xem tivi, xem một hồi rồi ngủ quên luôn. Tỉnh lại thì đã sáu giờ sáng. Anh kéo mền trên người xuống, ra ban công ngắm cảnh một lúc, sau đó vươn vai kéo giãn tứ chi, rồi thay quần áo đi chạy bộ.
Từ nhỏ Tôn Cánh Thành đã hình thành hai thói quen. Một là từ sáu tuổi đã bắt đầu học đàn piano, từ ban đầu chỉ tập hai tiếng mỗi ngày, đến bây giờ ngoại trừ những lúc công tác hoặc tiệc tùng, rảnh rỗi anh sẽ chơi một lúc; một thói quen khác là từ thời trung học anh đã cùng anh cả hình thành thói quen chạy bộ buổi sáng, trừ những lúc thời tiết xấu, còn không bất kể trong hay ngoài nước, công tác hay thức đêm, đều không ảnh hưởng đến việc anh chạy bộ buổi sáng.
Tập đàn piano cũng không phải là do ba mẹ Tôn Cánh Thành cố tình bồi dưỡng, mà là lúc nhỏ nhà anh có một ông cụ hàng xóm biết chơi đàn, Tôn Cánh Thành rất thích chạy đến nhà ông ấy, đi đi lại lại thì học được một bài nhạc, về sau ông cụ cảm thấy anh có chút năng khiếu, nên đã dạy riêng cho anh một số kỹ thuật cơ bản.
Cho đến khi học được một năm, Tôn Cánh Thành đàn được có bài bản trong lớp, ba mẹ anh mới ngạc nhiên biết được hóa ra đó là nhờ ông cụ ở tầng trên dạy. Vợ chồng họ cảm thấy không tiện, nên đã mang quà đến thăm, sau đó ông cụ trở thành giáo viên dạy piano đầu tiên của Tôn Cánh Thành. Ông cụ này vốn là người phương Nam, sau khi dạy Tôn Cánh Thành được ba năm thì lại giới thiệu cho anh một giáo viên rồi trở về phương Nam.
Gia phả nhà họ Tôn tám đời đều là các tú tài chân đất, không có ai làm nên chuyện lớn. Nhưng không ngờ đến Tôn Cánh Thành thì lại khác, ai cũng khen nhà họ Tôn ổ gà có chim phượng hoàng, trở thành “hoàng tử bé piano” nổi tiếng của thành phố. Mẹ Tôn rất đắc ý, con bà hoàng tử bé đó! Cam tâm tình nguyện trút hết của cải mua cho Tôn Cánh Thành một cây đàn piano, dự định bồi dưỡng anh đi theo con đường “nghệ sĩ” trong tương lai.
Con đường này cũng chẳng sai, lúc nhỏ trình độ đàn piano của Tôn Cánh Thành thực sự kinh người, lời khen ngợi khiến anh một thời tưởng bở. Nhưng theo tuổi tác ngày càng tăng, sở thích ngày càng mở rộng, thời cấp hai, Tôn Cánh Thành lại lần lượt thích guitar, cello, đàn nhị, sáo, allegro,… và các loại nhạc cụ phổ biến khác. Tóm lại là bất kể loại nhạc cụ tao nhã hay th ô tục nào, anh đều có hứng thú mày mò cả.
Nhưng cũng chỉ mày mò mà thôi.
Kết quả là — anh hiểu biết về tất cả các loại nhạc cụ, nhưng không thông thạo loại nào. Cuối cùng còn làm chậm trễ cả việc học piano. Theo lời mẹ Tôn thì: Một bình còn không vang, nửa bình đã lắc lư*.
*Ý của câu này là kiến thức của một người giống như chai nước nửa đầy, thực ra thì họ không có nhiều, nhưng lại thích “lắc lư”, tức là khoe khoang và kiêu ngạo.
Vào thời điểm đó, hiểu biết của Tôn Cánh Thành về nhạc cụ rất đơn thuần, chỉ đơn giản là thích thôi, vui thì chơi, không vui thì không chơi, không nghĩ đến việc phấn đấu để vượt trội, đạt được chứng chỉ có giá trị hay phát triển kỹ năng để đạt thêm điểm trong kỳ thi tuyển sinh đại học. Nhưng người mẹ muốn bồi dưỡng anh thành “nghệ sĩ piano” lại không nghĩ như vậy, bà nghe lời căn dặn của giáo viên mà tăng cường quản lý thời gian của Tôn Cánh Thành, từ hai tiếng mỗi ngày, tăng lên ba tiếng, rồi đến năm tiếng vào cuối tuần. Dần dần, Tôn Cánh Thành không còn cảm nhận được niềm vui, chỉ đàn vì để đàn, nhanh chóng mất đi hứng thú. Đến tận bây giờ mẹ Tôn vẫn thường hay lải nhải, than phiền rằng chính mình đã không định hướng tốt cho Tôn Cánh Thành, khiến anh đi chệch hướng trên con đường nghệ thuật, để vụt mất danh hiệu “nghệ sĩ piano”.
Còn chị gái sinh đôi của Tôn Cánh Thành thì lại không nghĩ như vậy, chị cho rằng đó là vấn đề về gốc gác, tổ tiên không có dòng dõi quyền quý, con cháu đời sau cũng không thể trở thành quý tộc được.
Hồi Tôn Cánh Thành còn nhỏ, ba Tôn vô cùng mong đợi anh học y. Bởi vì ba Tôn mở một phòng khám ngay trước cửa nhà, hễ rảnh là sai Tôn Cánh Thành đi lấy thuốc bắc, học thuộc hiệu quả thuốc, muốn ảnh hưởng lâu dài để anh học y. Tôn Cánh Thành thực sự có chút thiên phú, lại còn học y ở đại học, nhưng học đến năm thứ hai thấy chán, anh nhất quyết bỏ học đi học lại, cuối cùng thi đỗ vào trường đại học mà mình yêu thích.
Cũng vì chuyện này mà hai cha con suýt cắt đứt quan hệ, hai mươi năm trôi qua, họ đều không nói chuyện với nhau.
Tôn Cánh Thành chạy bộ về nhà, nhận được điện thoại của Phùng Dật Quần, hỏi trưa nay họ muốn ăn gì, bà đang đi chợ, tiện thể mua luôn. Chu Ngư đang nấu bữa sáng, nghe thấy động tĩnh thì nhìn xem, bên kia Tôn Cánh Thành báo tên các món ăn, “Miến xào rau muối, xà lách đắng trộn, canh đậu hũ, đuôi bò hầm…”
Thật là không biết ngại mà!
Chu Ngư quay đầu lại, tiếp tục nấu cháo và xem tin nhắn nhóm trên WeChat. Tối hôm qua họ nói chuyện đến mười một giờ đêm, nói rằng lãnh đạo nhà trường họp khẩn cấp, dự định lắp camera giám sát ở các lớp học. Một số người ủng hộ, một số người thì phản đối, quyết định sau cùng sẽ được công bố vào thứ hai. Có đồng nghiệp @ cô, hỏi ý kiến của cô, Chu Ngư như thường lệ đứng ngoài cuộc, không tham gia, lấy một nắm táo tàu trong tủ bếp bỏ vào nồi cháo.
Tôn Cánh Thành nói chuyện điện thoại xong thì chuyển 20.000 cho cô, nói là tiền sinh hoạt tháng này. Chu Ngư không nhận, “Tháng trước còn thừa hơn một nửa.”
“Vậy thì mua cái gì đó cho mẹ đi, bình thường chúng ta cũng đi làm phiền mẹ không ít.”
“Ừ, em biết rồi.” Chu Ngư nhận.
“Em nấu cháo hả?” Tôn Cánh Thành đi vào bếp.
“Nấu một ít cháo ngọt.” Chu Ngư múc cháo cho anh, lại lấy một dĩa dưa leo muối, lột một quả trứng vịt muối. Hai người ngồi vào bàn ăn, yên lặng ăn.
Chu Ngư muối dưa leo rất ngon, chua cay giòn tan, nhờ món này mà Tôn Cánh Thành ăn hết hai chén cháo. Ăn xong, anh nói đi công chuyện trước, tối sẽ quay lại đón cô về khu nhà tập thể.
Chu Ngư dựa vào lan can ban công nhìn anh đi ra khỏi tòa nhà, anh vừa đi vừa nghe điện thoại, đột nhiên nghĩ ra điều gì đó liền ngẩng đầu lên, Chu Ngư nhanh chóng quay sang chỗ khác.
Tôn Cánh Thành gọi ở dưới lầu: “Chu Ngư——”
Mười mấy giây sau, Chu Ngư lên tiếng đáp: “Lại quên gì nữa vậy?”
“Anh quên chìa khóa xe rồi!”
Chu Ngư tìm một tờ báo gói chìa khóa xe lại, vo thành một cục, vừa vặn ném vào lòng anh. Tôn Cánh Thành mở ra lấy chìa khóa, vẫy tay chào cô, sải bước đến chỗ đỗ xe.
Khu chung cư này tuy cũ kỹ, cũng ồn ào, nhưng cuộc sống ở đây rất thuận tiện, ra cửa là đến trạm tàu điện ngầm. Hơn nữa còn là căn hộ nằm trong khu vực trường học, tất cả các nguồn giáo dục tốt nhất của toàn thành phố đều tập trung ở đây.
Tháng trước, một căn hộ trên tầng cao nhất đã được bán với giá hai mươi bốn. Căn hộ của họ ở tầng thấp hơn, ở đây tổng cộng có sáu tầng, cô và Tôn Cánh Thành sống ở tầng bốn có ánh sáng tốt nhất.
Chị gái sinh đôi của Tôn Cánh Thành vẫn luôn làm việc trong công ty bất động sản, mười năm trước, nhờ sự giúp đỡ lớn lao của chị, Tôn Cánh Thành mới mua được căn hộ này với giá rẻ hơn vài ngàn tệ mỗi mét vuông.
Hôm nay trời rất đẹp, Chu Ngư mang chăn ra phơi, lại dọn dẹp nhà cửa một lượt. Học kỳ này cô rất bận, cô dạy một lớp trọng điểm, một lớp thí điểm, bình thường còn phải thay phiên trực tự học vào buổi sáng và buổi tối. Cuối cùng cũng được nghỉ vào cuối tuần, không về nhà ba mẹ Tôn Cánh Thành thì cũng về nhà mẹ đẻ, thời gian rảnh rỗi thực sự không nhiều.
Làm xong mọi việc, cô cầm một quyển sách ngồi ở ban công phơi nắng, mới lật được hai trang thì bắt đầu gà gật, điện thoại ở bên cạnh reo lên, Phùng Dật Quần gửi tin nhắn đến, dặn cô mua một hộp kem dưỡng da Hữu Nghị. Bà của cô dùng quen rồi, ở nhà đã hết.